Tin tức

Bệnh viêm amidan có triệu chứng ra sao? Có nên phẫu thuật cắt không?

Ngày 02/10/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trẻ em là nhóm người có cơ thể nhạy cảm với hệ miễn dịch chưa đạt sự hoàn thiện vì thế trẻ em rất dễ mắc bệnh.  Một trong các căn bệnh mà trẻ em thường gặp phải đó chính là viêm amidan. Căn bệnh này có thể tự khỏi nhưng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Tổng quan về bệnh viêm amidan

Amidan là bộ phận có ảnh hưởng rất lớn đến hệ hô hấp của con người. Amidan đóng vai trò chống cự lại sự tấn công và xâm nhập của virus. Ngoài ra, amidan có khả năng tự tạo ra kháng thể giúp bảo vệ cơ thể trước một số vi khuẩn, virus.

Bệnh viêm amidan xảy ra khi xuất hiện quá nhiều vi khuẩn, virus tấn công, xâm nhập cơ thể trong khi đó amidan hoạt động liên tục vẫn không thể giải quyết được các tác nhân gây bệnh này. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này chính là trẻ em thế nhưng người lớn không có khả năng miễn dịch tốt cũng có thể mắc bệnh.

Bệnh viêm amidan xuất hiện khi có nhiều vi khuẩn, virus tấn công vào cơ thể

Bệnh viêm amidan xuất hiện khi có nhiều vi khuẩn, virus tấn công vào cơ thể

Bệnh này thường được phân chia thành hai loại là cấp tính và mạn tính, trong đó người bệnh mạn tính dễ bị tái phát nhiều lần.

Đối với người bệnh cấp tính, nguyên nhân gây bệnh thường là vi khuẩn hay virus xâm nhập vào cơ thể. Sau khi được chữa trị, bệnh sẽ khỏi và khó tái phát.

Đối với người bệnh mạn tính thì amidan có thể tăng hoặc giảm kích cỡ. Bệnh mạn tính có thể tái đi tái lại nhiều lần làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe cũng như cuộc sống của bệnh nhân. Thế nên phụ huynh không được chủ quan khi con có những biểu hiện mắc bệnh.

2. Triệu chứng của bệnh viêm amidan

Việc nhận biết và đi khám sớm giúp việc điều trị dễ dàng hơn cũng như không làm bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính. Để phát hiện và chữa trị sớm các bạn phải nắm được những triệu chứng sau đây. Đối với các cấp độ khác nhau thì bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau.

2.1. Mức độ cấp tính

Người bệnh ở mức độ cấp tính sẽ dễ nhận biết bệnh do cơ thể của họ xuất hiện khá nhiều triệu chứng.

Người bệnh ở mức độ cấp tính có biểu hiện amidan sưng đỏ, tiết nhiều dịch và có nổi đốm trắng, đốm vàng

Người bệnh ở mức độ cấp tính có biểu hiện amidan sưng đỏ, tiết nhiều dịch và có nổi đốm trắng, đốm vàng

Một trong các dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm amidan cấp tính chính là amidan sưng đỏ và tiết nhiều dịch. Khi quan sát thấy hiện tượng này phụ huynh nên đưa bé đi khám và chữa trị sớm. Bố mẹ quan sát kỹ sẽ thấy được trên amidan có nổi nhiều đốm trắng, hay đốm vàng.

Ngoài ra, nếu trẻ có biểu hiện sốt, đau đầu, đau tai, thậm chí còn nổi hạch ở cổ hoặc hàm,… thì đây là triệu chứng rõ rệt của mức độ cấp tính.

2.2. Mức độ mạn tính

Nếu bệnh tái diễn nhiều lần chúng có khả năng chuyển từ mức độ cấp tính sang mức độ mạn tính. Bệnh nhân ở mức độ mạn tính cũng có một vài biểu hiện giống như bệnh nhân mức độ cấp tính. Thế nhưng, trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ có một vài dấu hiệu khác chỉ xuất hiện trong giai đoạn mạn tính.

Trước tiên, bệnh nhân sẽ cảm nhận cổ họng có vật gì đó bị mắc kẹt khiến cho việc ăn uống hoặc nuốt nước bọt thấy khó chịu. Bên cạnh đó, bệnh nhân có biểu hiện ho thành từng cơn và kéo dài, thường xảy ra vào buổi sáng sớm. Hậu quả khiến bệnh nhân bị đau rát họng, giọng nói khàn do ho quá nhiều.

Bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ mạn tính có thể bị đau họng và khàn giọng vì ho quá nhiều

Bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ mạn tính có thể bị đau họng và khàn giọng vì ho quá nhiều

Trẻ em khi mắc bệnh mạn tính thì cơ thể sẽ suy kiệt, mệt mỏi và dễ mắc bệnh. Do cơ thể lúc nào cũng uể oải, mệt mỏi thế nên các bé thường quấy khóc, bỏ ăn hay ăn không ngon miệng. Điều này khiến cho bố mẹ vô cùng lo lắng.

Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh có thể xuất hiện tình trạng hôi miệng hay khó thở. Nếu như không chữa trị triệt để, bệnh sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân.

3. Khi nào nên phẫu thuật cắt amidan?

Bệnh viêm amidan khiến cuộc sống bệnh nhân như đảo lộn, họ luôn cảm thấy khó chịu, nhất là những người mắc bệnh mức độ mạn tính. Nguyên nhân do bệnh dễ tái phát nhiều lần và cần được chữa trị liên tục. Như vậy khi nào bệnh nhân nên cắt amidan để chữa trị dứt điểm bệnh này?

Thực tế, không phải ai mắc bệnh cũng được chỉ định thực hiện cắt amidan. Những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ cấp tính có thể tự khỏi chỉ sau khoảng 1 - 2 tuần nên không cần cắt amidan. Đối với những người mắc bệnh mức độ mạn tính chỉ có một vài trường hợp được chỉ định thực hiện cắt amidan.

Chỉ có một số đối tượng mắc bệnh mức độ mạn tính được chỉ định cắt amidan

Chỉ có một số đối tượng mắc bệnh mức độ mạn tính được chỉ định cắt amidan

Những người được chỉ định phẫu thuật cắt amidan là trường hợp mắc bệnh mạn tính và có biểu hiện viêm nhiễm nặng và amidan không còn có lợi đối với cơ thể. Khi phát hiện mắc bệnh, bệnh nhân nên đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị hoặc chỉ định phẫu thuật amidan nếu cần.

Bên cạnh đó, chỉ định cắt amidan còn dành cho các bệnh nhân mắc phải các biến chứng nghiêm trọng như áp xe amidan, viêm xoang, viêm phổi hay viêm phế quản,… Thậm chí, những người mắc biến chứng ở các cơ quan ở xa amidan như viêm cầu thận, viêm khớp,…

Tóm lại, khi cơ thể có dấu hiệu nghi ngờ bạn cần đi khám sức khỏe và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ để sớm hồi phục sức khỏe.

4. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm amidan như thế nào?

Có thể thấy rằng những bệnh nhân viêm amidan thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải do bị ho và sốt kéo dài. Bên cạnh đó, họ ăn uống rất kém, khó hấp thu được các chất dinh dưỡng bởi amidan bị sưng tấy và nuốt thức ăn, nước bọt rất khó. Vì thế việc xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng thích hợp cho bệnh nhân là rất cần thiết.

4.1. Thực phẩm dành cho bệnh nhân

Những người mắc các vấn đề về cổ họng thường rất khó khăn trong hoạt động ăn uống thế nên cần cho họ ăn những thức ăn lỏng, mềm và dễ nuốt. Những món ăn này giúp họ dễ nuốt hơn mà không làm ảnh hưởng đến amidan đang bị tổn thương và hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn.

Bệnh nhân viêm amidan chỉ nên ăn những món ăn, mềm và dễ nuốt để không làm ảnh hưởng đến amidan

Bệnh nhân viêm amidan chỉ nên ăn những món ăn, mềm và dễ nuốt để không làm ảnh hưởng đến amidan

Bên cạnh đó, một số món ăn rất tốt cho bệnh nhân chính là thực phẩm có chứa vitamin, protein và các sản phẩm có chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm là mật ong, gừng.

4.2. Thực phẩm cần kiêng cho bệnh nhân

Để không làm bệnh tiến triển nặng hơn thì cần tránh các món ăn có vị cay, thức ăn quá nóng hay quá lạnh, thực phẩm tươi sống. Bên cạnh đó, cần hạn chế những thức ăn cứng hoặc khô sẽ rất khó nuốt và không khiến người bệnh cảm thấy ngon miệng.

Bệnh viêm amidan có thể chữa khỏi dứt điểm nếu như phát hiện sớm ở giai đoạn cấp tính. Trẻ em là nhóm người dễ mắc bệnh nhất thế nên bố mẹ cần trang bị những kiến thức căn bản để bảo vệ sức khỏe cho con một cách tốt nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ