Tin tức

Bệnh viêm amidan mạn có nguy hiểm không?

Ngày 25/06/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Amidan có vai trò tạo ra kháng thể bảo vệ cơ thể trước vi khuẩn xâm nhập qua đường ăn uống và hô hấp nhưng cũng dễ bị viêm. Viêm amidan là căn bệnh thường gặp trong cuộc sống, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Viêm amidan mạn thường gặp ở đối tượng thanh thiếu niên và người lớn. Vậy bệnh này có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao?

1. Viêm amidan mạn là gì?

Có thể bạn chưa biết amidan có vai trò rất cần thiết cho hệ hô hấp của cơ thể. Amidan đóng vai trò kháng thể phản ứng lại sự xâm nhập từ các vi khuẩn, virus. Khi vi khuẩn, virus tấn công mạnh mẽ đến hệ hô hấp nhưng amidan không đủ sức kháng cự sẽ gây ra viêm amidan. Bệnh nhân viêm amidan thường là trẻ nhỏ nhưng người lớn sức đề kháng kém cũng sẽ dễ mắc bệnh.

Viêm amidan do sự tấn công mạnh mẽ từ vi khuẩn và virus

Viêm amidan do sự tấn công mạnh mẽ từ vi khuẩn và virus

Viêm amidan được phân thành 2 loại: viêm amidan cấp tính và Viêm amidan mạn tính. Bệnh nhân viêm amidan cấp tính do sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút. Khi được điều trị đúng cách bệnh sẽ khỏi và nguy cơ tái phát là rất thấp.

Bệnh nhân viêm amidan mạn bị tái phát nhiều lần và kích thước amidan sẽ thay đổi có thể to hoặc nhỏ tùy người. Nhiễm trùng tái diễn nhiều lần có thể tạo ra các nang bên trong amidan chứa nhiều vi khuẩn. Ngoài ra, bên trong các nang này còn chứa những viên sỏi nhỏ bốc mùi hôi. Bên trong những viên sỏi amidan có chứa hàm lượng cao sulfa nếu nghiền nhỏ sẽ bốc lên mùi hôi đặc trưng gây hôi miệng. 

Tiếp đó, viêm amidan mạn tính gây ra cảm giác nghẹn cho người bệnh ở mặt sau cổ họng. Bệnh tái diễn liên tục gây ra nguy hiểm cho sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Thế nên bệnh nhân không được chủ quan vì bất cứ lý do gì.

2. Nguyên nhân gây viêm amidan

Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm amidan:

  • Vi khuẩn, virus tấn công hệ hô hấp.

  • Hệ miễn dịch kém tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại nằm sẵn trong mũi họng có cơ hội phát triển và gây ra bệnh.

Hệ miễn dịch yếu sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh

Hệ miễn dịch yếu sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh

  • Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn hệ hô hấp như cúm, sởi, ho gà,…

  • Cơ thể bị nhiễm lạnh (uống nước đá, ăn kem,…).

  • Cơ thể có cấu tạo amidan với nhiều khe hốc tạo điều kiện cho vi sinh vật ẩn náu và gây bệnh.

  • Không giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

  • Thời tiết thay đổi bất chợt (độ ẩm cao, trời trở lạnh đột ngột,…).

3. Dấu hiệu cảnh báo viêm amidan mạn

Bệnh nhân viêm amidan mạn thường xuất hiện những triệu chứng sau đây:

  • Cảm giác vướng víu nơi cổ họng, cảm thấy đau nhức, ho khan, khan tiếng, hôi miệng,…

  • Bệnh nhân sốt cao, thường xuyên kiệt sức, đau nhức, xuất hiện hạch trong góc hàm.

Bệnh nhân viêm amidan mạn thường sốt cao và mệt mỏi

Bệnh nhân viêm amidan mạn thường sốt cao và mệt mỏi

  • Bị đau họng thường xuyên, cảm giác đau khi nuốt thức ăn, khô họng và có đờm trong họng.

  • Khi há to miệng để quan sát sẽ thấy được niêm mạc họng sưng đỏ với khối amidan sưng to, khe rãnh nổi mủ, đôi khi còn hình thành ổ áp xe xung quanh amidan,…

  • Trẻ em khi ngủ thở khò khè kèm theo tiếng ngáy to,…

Chú ý cần phải phân biệt rõ ràng giữa viêm amidan mạn với lao amidan, ung thư amidan hay giang mai giai đoạn 2,…

4. Có nên cắt amidan hay không?

Viêm amidan mạn gây ra nhiều trở ngại trong sinh hoạt thường ngày khiến bệnh nhân không thể thoải mái học tập và làm việc. Do bệnh thường xuyên tái diễn cũng như chữa trị nhiều lần gây mất thời gian. Thế nên câu hỏi được nhiều người quan tâm chính là có nên cắt bỏ amidan để chấm dứt bệnh này hay không?

Thực tế cho thấy rằng, không phải tất cả những ai mắc viêm amidan cũng được chữa trị bằng cách cắt bỏ amidan. Đối với bệnh nhân cấp tính thì bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 1 - 2 tuần thế nên không cần đến bước này. Đối với bệnh nhân viêm amidan mạn thì cắt amidan chỉ được bác sĩ chỉ định với một số trường hợp.

Cắt amidan chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ

Cắt amidan chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ

Những người mắc các chứng rối loạn đông máu, huyết áp cao, suy tim,… tuyệt đối không được phẫu thuật amidan. Người bệnh liên quan đến mũi, xoang, cúm, sởi hay sốt xuất huyết cần điều trị khỏi mới có thể cắt amidan. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai, trong giai đoạn kinh nguyệt, đang cho con bú, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi hay người trên 30 tuổi phải được chỉ định của bác sĩ mới được cắt amidan.

Bệnh nhân được chỉ định thực hiện cắt amidan thuộc trường hợp viêm mãn tính, mức độ nặng và amidan không thể bảo vệ cơ thể được nữa. Bệnh nhân viêm amidan cần đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp, nếu cần sẽ thực hiện cắt amidan.

Bên cạnh đó, những bệnh nhân nào bị biến chứng nguy hiểm cũng sẽ được cắt bỏ amidan. Những biến chứng thường gặp là: áp xe, viêm xoang, viêm phổi hay viêm phế quản,… hoặc thậm chí là viêm khớp, viêm thận.

Ngày nay với sự tiến bộ trong kỹ thuật thì bệnh nhân được chữa trị bằng cách gây mê nội khí quản với phương pháp Anse hay thực hiện trực tiếp với dao điện loại đơn cực hoặc lưỡng cực. Ngoài ra còn cắt amidan bằng laser, coblator hoặc dao siêu âm…

5. Chăm sóc bệnh nhân viêm amidan như thế nào?

Bệnh nhân viêm amidan thường xuyên rơi vào tình trạng kiệt sức do ho nhiều, sốt cao. Bên cạnh đó họ gặp khó khăn trong việc ăn uống, hấp thu chất dinh dưỡng do amidan bị sưng, gây đau khi nuốt.

Thế nên việc chăm sóc và xây dựng thực đơn cho bệnh nhân rất cần được chú trọng. Những gợi ý về thực đơn dưới đây sẽ giúp người bệnh cải thiện rất nhiều trong việc ăn uống.

5.1. Thực phẩm cần cho bệnh nhân

Bệnh nhân gặp khó khăn khi ăn uống thế nên cần chuẩn bị những loại thức ăn mềm và dễ nuốt. Như thế sẽ giúp họ dễ ăn hơn, hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh.

Nên cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm và dễ nuốt

Nên cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm và dễ nuốt

Thêm vào đó những thức ăn cần cho bệnh nhân cần chứa vitamin, protein, thực phẩm có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm như gừng và mật ong.

5.2. Thực phẩm cần kiêng cho bệnh nhân

Để hạn chế tình trạng bệnh trầm trọng hơn bệnh nhân viêm amidan mạn không được ăn thức ăn cay, quá nóng hay quá lạnh, thực phẩm tươi sống. Ngoài ra, cần hạn chế ăn thức ăn cứng, khô gây khó nuốt và mất cảm giác ngon miệng.

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm amidan thế nên bố mẹ cần trang bị cho mình kiến thức cần thiết để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con. Nếu quan sát thấy con trẻ có dấu hiệu mắc viêm amidan mạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.