Tin tức
Bị bỏng nên ăn gì để sớm hồi phục vết thương và giảm nguy cơ bị sẹo
- 16/06/2024 | Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng và một số lưu ý kèm theo
- 09/07/2024 | Bị bỏng kiêng ăn gì để sớm lành da, hạn chế sẹo xấu?
- 01/12/2023 | Thuốc trị bỏng cho bé nên dùng loại nào? Xử trí ra sao khi trẻ bị bỏng?
1.
Mối liên hệ giữa chế độ ăn uống đối với khả năng phục hồi sau khi bị bỏng
Khi bị bỏng, cơ thể sẽ trải qua quá trình phản ứng về mặt sinh học tác động đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Vết thương do bỏng làm hỏng lớp biểu bì bảo vệ da nên dễ gây mất nước. Mặt khác, để đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết thương, cơ thể sẽ phải sử dụng năng lượng nhiều hơn, vì thế, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên.
Quá trình bị bỏng có thể khiến chức năng tiêu hóa và hấp thụ bị suy giảm, dẫn đến các vấn đề như tiêu chảy, đau khi ăn,... nên khả năng ăn uống của người bệnh cũng kém hơn. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong giai đoạn đặc biệt này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi sau khi bị bỏng.
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng không nhỏ đối với khả năng hồi phục sau khi bị bỏng
2. Bị bỏng nên ăn gì để da sớm hồi phục?
2.1. Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người bị bỏng
Trước khi tìm hiểu bị bỏng nên ăn gì thì người bệnh nên chú ý đến một số nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng cần đảm bảo để quá trình phục phục hồi và tái tạo mô da sau bỏng diễn ra tốt nhất:
- Tăng cường Protein
Protein là yếu tố quan trọng trong việc tái tạo tế bào và phục hồi cơ bị tổn thương. Sau khi bị bỏng, cơ thể cần một lượng lớn protein để hỗ trợ quá trình phục hồi. Vì thế, chế độ ăn sau khi bị bỏng cần tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá, trứng, đậu và sữa để đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương.
- Đảm bảo nguồn năng lượng
Việc phục hồi vết bỏng đòi hỏi cơ thể cần nguồn năng lượng lớn. Do đó, trong chế độ dinh dưỡng sau khi bị bỏng cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng từ đa dạng thực phẩm như tinh bột, chất béo, chất đạm.
- Cân đối dinh dưỡng
Đảm bảo cung cấp đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình phục hồi, bao gồm vitamin A, C, E và các loại khoáng chất như kẽm, sắt,...
- Giảm thiểu chất kích ứng
Cần tránh ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng da hoặc kích thích đường tiêu hóa như thức ăn cay nóng, gia vị có tính nóng, cafein và đồ uống chứa cồn.
2.2. Thực phẩm có lợi cho quá trình hồi phục sau khi bị bỏng
- Cá và thịt gà: đây là nguồn protein chất lượng cao, giúp tái tạo mô và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Trứng: giàu protein, vitamin và khoáng chất - nguồn dinh dưỡng quan trọng không nên bỏ lỡ cho những ai quan tâm tới vấn đề bị bỏng nên ăn gì.
- Rau xanh và trái cây: cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, giúp cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi vết thương do bỏng. Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, dâu, cà chua,... giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình lành vết thương.
- Sữa và sản phẩm từ sữa: cung cấp canxi và protein, giúp tái tạo mô và xây dựng cơ bắp.
- Đậu và các loại hạt: cung cấp protein, chất béo không bão hòa và chất xơ tạo nguồn năng lượng cho cơ thể và duy trì sức khỏe tim mạch.
- Thực phẩm giàu kẽm: hạt bí ngô, hạnh nhân, hải sản,... là nguồn cung cấp kẽm giúp tái tạo da và tăng cường hệ miễn dịch.
Chọn lựa các thực phẩm này và biết cách kết hợp chúng một cách hợp lý sẽ giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng, năng lượng để hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi bị bỏng diễn ra suôn sẻ.
Thực phẩm giàu protein tốt cho quá trình hồi phục vết thương do bỏng
2.3. Gợi ý thực đơn cho người bị bỏng
Nếu bạn chưa biết bị bỏng nên ăn gì vừa ngon miệng vừa giúp vết thương da mau lành thì có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
- Bữa sáng
Bữa sáng nên gồm một cốc sữa chua không đường kèm theo một lát bánh mì ngũ cốc và một loại trái cây giàu vitamin C để cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể.
- Bữa trưa
Một bữa trưa gồm: 1 đĩa salad từ rau xanh, cà chua, dưa leo, hành tây cùng chút thịt gà hoặc cá viên; 1 phần cơm gạo lứt hoặc 1 lát bánh mì ngũ cốc; 1 cốc nước cam. Thực đơn này không chỉ cung cấp vitamin C giúp da mau lành mà còn đảm bảo dinh dưỡng cho tốc độ hồi phục vết thương.
- Bữa chiều
Một cốc sữa chua hoặc sinh tố trái cây kèm chút hạt hạnh nhân sẽ tạo nên bữa ăn chiều giàu năng lượng và protein.
- Bữa tối
Một suất cơm trắng hoặc cơm gạo lứt kèm một phần thịt gà nướng hoặc cá hấp, ăn kèm với rau xanh xào và tráng miệng bằng cốc nước ép trái cây. Thực đơn này sẽ tạo nên bữa tối giàu khoáng chất và vitamin để cơ thể cải thiện sức đề kháng.
Tư vấn bác sĩ chuyên khoa giúp người bệnh biết bị bỏng nên ăn gì mau hồi phục và tránh bị sẹo xấu
Khi xây dựng thực đơn cho người chưa biết bị bỏng nên ăn gì hãy chú ý chia nhỏ bữa ăn để hỗ trợ việc tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra tốt nhất. Bên cạnh đó, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng sẽ giúp đảm bảo nước cung cấp cho cơ thể và hỗ trợ quá trình hồi phục vết thương.
Những thực đơn được gợi ý trên đây vừa cung cấp đủ protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình phục hồi sau khi bị bỏng vừa đảm bảo sự cân đối và đa dạng về dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mỗi người không giống nhau nên cần điều chỉnh thực đơn sao cho phù hợp.
Hy vọng những thông tin đã được chia sẻ có thể là nguồn tham khảo hữu ích để bạn biết bị bỏng nên ăn gì tốt nhất cho quá trình phục hồi, tái tạo mô da, giảm thiểu nguy cơ bị sẹo sau bỏng và giúp cơ thể sớm trở về trạng thái khỏe mạnh bình thường.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!