Tin tức
Bị chảy máu hậu môn - dấu hiệu cảnh báo bất thường về sức khỏe
- 19/05/2022 | Những nguyên nhân đau hậu môn bạn không nên chủ quan
- 10/11/2022 | Cách vệ sinh hậu môn đúng cách để không mắc phải các bệnh lý nguy hiểm
- 28/04/2022 | Nên đi khám ung thư hậu môn ngay nếu phát hiện những triệu chứng sau
1. Những nguyên nhân gây nên hiện tượng chảy máu hậu môn
Chảy máu hậu môn là tình trạng máu đi ra khỏi lòng mạch vào trong lòng ống tiêu hóa rồi chảy qua hậu môn để ra ngoài cơ thể. Hiện tượng này thường xuất hiện khi đi ngoài và máu có lẫn ở trong phân, có thể do các nguyên nhân sau:
1.1. Bệnh trĩ
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ là chảy máu hậu môn với tín chất: máu tươi, dính trên phân hoặc giấy vệ sinh, trường hợp nặng máu có thể phun ra thành từng tia. Bệnh xuất hiện khi có sự căng giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Người mắc bệnh trĩ nếu không được điều trị sớm có thể gặp biến chứng: áp xe hậu môn, sa búi trĩ,…
Người mắc bệnh trĩ thường bị chảy máu hậu môn khi đi đại tiện
1.2. Nứt kẽ hậu môn
Đây là bệnh lý khiến người bệnh bị chảy máu hậu môn sau khi đi đại tiện, máu thường chảy thành giọt. Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn chủ yếu do táo bón nên khi đi đại tiện người bệnh phải cố rặn và kết quả là hậu môn bị nứt, sưng đau và chảy máu. Nếu người bệnh không được điều trị có thể sẽ bị biến chứng nhiễm khuẩn hậu môn.
1.3. Bệnh ung thư đại trực tràng
Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư trực tràng thường là chảy máu hậu môn. Lượng máu chảy ban đầu thường ít nhưng đến khi tế bào ung thư xâm lấn ngày càng nhiều vào đại tràng thì máu chảy sẽ nhiều hơn. Ngoài ra người bệnh cũng sẽ bị buồn nôn, chướng bụng, đau bụng dưới, cân nặng giảm nhanh chóng,...
1.4. Bệnh viêm ruột
Người dưới 50 tuổi là đối tượng dễ bị viêm ruột. Có hai dạng viêm ruột phổ biến là viêm loét đại tràng và Crohn. Khi mắc bệnh lý này, người bệnh sẽ bị chảy máu tươi từ mức độ ít cho đến trung bình bên trong đại trực tràng, máu thường lẫn trong phân cùng với chất nhầy.
1.5. Bệnh túi thừa
Các túi nhỏ bên trong thành đại tràng chính là túi thừa. Bệnh lý túi thừa chủ yếu xảy ra tại các điểm yếu mà mạch máu xuyên qua lớp cơ. Dần dần, mạch máu bên trong thành các túi thừa sẽ trở nên xơ cứng và dễ bị vỡ nên xuất hiện tình trạng chảy máu ra ngoài hậu môn.
2. Khi bị chảy máu hậu môn cần lưu ý
2.1. Mức độ nguy hiểm của hiện tượng chảy máu hậu môn
Hậu môn bị chảy máu là hiện tượng không nên chủ quan bởi nó có thể xuất phát từ các bệnh lý như đã nói ở trên. Tình trạng này nếu trở nên nghiêm trọng có thể dẫn đến:
Chảy máu hậu môn lâu ngày có thể khiến người bệnh bị choáng váng vì thiếu máu
- Bị mất máu: nếu chảy máu hậu môn kéo dài cơ thể rất dễ bị thiếu máu khiến người bệnh bị mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, ngất xỉu,...
- Bội nhiễm, nhiễm trùng hoặc áp xe hậu môn: chảy máu liên tục ở hậu môn khi không được vệ sinh sạch sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm trùng hoặc thậm chí là áp xe hậu môn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Mắc bệnh lý phụ khoa: nữ giới bị chảy máu hậu môn kết hợp với vệ sinh không đúng cách, không sạch sẽ dễ bị tác nhân có hại bên ngoài xâm nhập và gây ra bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
2.2. Bị chảy máu hậu môn nên làm gì?
Người bị chảy máu hậu môn nên quan sát tình trạng của mình để có biện pháp xử trí phù hợp:
- Với trường hợp chảy máu mức độ nhẹ
+ Xây dựng thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, sau khi đi đại tiện cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ, tuyệt đối không rửa ngược lên vùng kín để tránh nguy cơ viêm nhiễm.
+ Có một chế độ dinh dưỡng khoa học trong đó đặc biệt chú ý bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và kích thích nhuận tràng như: trái cây, rau xanh,... Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng và đồ uống chứa chất kích thích cần hạn chế sử dụng ở mức tối đa.
+ Ăn ngủ có giờ giấc kết hợp tăng cường tập luyện thể dục hàng ngày, tránh tâm lý căng thẳng hay quá mức.
+ Bổ sung nước cho cơ thể để tránh nguy cơ bị táo bón nên phải rặn khi đại tiện khiến cho tình trạng chảy máu hậu môn càng trở nên nghiêm trọng. Tốt nhất nên uống mỗi ngày 2 - 2.5 lít nước để cải thiện tiêu hóa, giúp làm mềm phân.
+ Không rặn mạnh khi đại tiện vì việc làm này dễ làm trầm trọng hơn tình trạng chảy máu ở hậu môn.
+ Chườm ấm hoặc chườm lạnh tại hậu môn để tránh sưng, đau.
Nếu bị chảy máu hậu môn thường xuyên người bệnh cần khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân
- Với trường hợp chảy máu mức độ nặng
Những người bị chảy máu hậu môn mức độ nặng có thể có nguy cơ mất máu cấp hoặc mạn, cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám ngay để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số kiểm tra cần thiết để tìm ra lý do khiến hậu môn bị chảy máu và căn cứ trên chẩn đoán cuối cùng mà đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị chảy máu hậu môn sẽ được bác sĩ đưa ra dựa trên kết luận chẩn đoán bệnh, thường là trị liệu nội hoặc ngoại khoa tùy vào từng trường hợp cụ thể:
- Điều trị nội khoa
Bệnh nhân được kê đơn thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt với mục đích cầm máu, kháng khuẩn, tiêu viêm,... để giúp tổn thương nhanh chóng hồi phục.
- Điều trị ngoại khoa
Phương pháp điều trị chảy máu hậu môn là các kỹ thuật:
+ Xâm lấn tối thiểu HCPT: dùng sóng điện cao tần để làm sản sinh lượng nhiệt trong khoảng 80 - 90 độ C với mục đích làm quang đông và nhanh chóng thắt nút mạch máu. Sau điều trị, tình trạng chảy máu hậu môn được khắc phục mà không để lại biến chứng, nguy cơ tái phát cũng được hạn chế ở mức thấp nhất.
+ Phẫu thuật nội soi hậu môn: áp dụng với các trường hợp có khối polyp ở hậu môn nhằm loại bỏ tận gốc bệnh.
+ Phẫu thuật rò hậu môn: áp dụng với các trường hợp bị chảy máu do rò hậu môn. Theo đó, bác sĩ sẽ phẫu thuật đường rò, vệ sinh sạch sẽ rồi loại bỏ những đường rò ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
Hy vọng với những chia sẻ về hiện tượng chảy máu hậu môn trên đây đã giúp bạn đọc trở nên cảnh giác hơn khi chẳng may phát hiện tình trạng này. Nếu đang bị chảy máu hậu môn và cần tìm ra đúng nguyên nhân cũng như các biện pháp khắc phục thì quý khách hàng có thể đặt lịch khám với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành.
Mọi thông tin cần tìm hiểu thêm về bệnh lý gây chảy máu hậu môn hay có nhu cầu đặt lịch khám, quý khách hàng có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên trả lời và tư vấn cách thức đặt lịch nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!