Tin tức

Bị chóng mặt buồn nôn khi có kinh nguyệt: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngày 16/12/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Là phụ nữ chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua cảm giác mệt mỏi, đau bụng mỗi lần đến tháng. Vậy bị chóng mặt buồn nôn khi có kinh nguyệt do nguyên nhân gì và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây, để cùng tìm hiểu những biện pháp hữu ích giúp giảm thiểu tình trạng này nhé!

1. Bị chóng mặt, buồn nôn khi có kinh nguyệt do nguyên nhân nào?

Kể từ khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt cho đến khi kết thúc, bạn sẽ gặp phải những cơn đau bụng dữ dội kèm theo cảm giác căng tức vùng ngực. Tâm trạng của bạn sẽ trở nên bất ổn, dễ nổi giận với những người xung quanh.

Ngoài ra, bạn còn có thể bị chóng mặt buồn nôn khi có kinh nguyệt. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, mà bạn nên biết:

Đau bụng kinh:

Triệu chứng chóng mặt buồn nôn khi đến tháng, có thể xuất phát từ những cơn đau bụng kinh nguyên phát hoặc thứ phát. Cơn đau nguyên phát thường xảy ra từ 1 - 2 ngày đầu của chu kỳ. Ngược lại đau bụng thứ phát là do bạn đang gặp phải những vấn đề bất thường ở vùng chậu, điển hình như các bệnh phụ khoa: lạc nội mạc, u xơ tử cung,…

Thiếu máu:

Sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt, do mất đi một lượng lớn máu nên bạn dễ bị thiếu máu, thiếu sắt. Điều này khiến quá trình sản xuất hồng cầu trong cơ thể suy giảm. Do đó chức năng vận chuyển oxy lưu thông đến các cơ quan của hồng cầu sẽ bị ảnh hưởng.

Vì vậy, nếu mất nhiều máu thì bạn sẽ bị chóng mặt, buồn nôn khi có kinh nguyệt.

Nếu mất máu quá nhiều thì bạn sẽ bị chóng mặt, buồn nôn khi có kinh nguyệt

Nếu mất máu quá nhiều thì bạn sẽ bị chóng mặt, buồn nôn khi có kinh nguyệt

Stress căng thẳng kéo dài:

Cuộc sống bận rộn khiến bạn phải gánh chịu nhiều áp lực từ gia đình, công việc. Nếu để căng thẳng, stress kéo dài thì hoạt động của các hormon trong cơ thể sẽ bị rối loạn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây ra các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn,…

Hormon thay đổi:

Trước khi đến tháng một vài ngày, lượng hormon trong cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi. Đặc biệt hormon giới tính có tác dụng điều hòa huyết áp và lượng đường trong máu. Khi nồng độ Estrogen, Progesterone tăng cao thì hai chỉ số này sẽ giảm xuống.

Lượng đường trong máu thấp, huyết áp thấp có thể khiến bạn bị chóng mặt buồn nôn khi có kinh nguyệt.

Hội chứng tiền kinh nguyệt:

Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ thường có những thay đổi về tâm lý và thể chất trước khi bắt đầu hành kinh. Lo âu, hay cáu gắt, nổi mụn, tiêu chảy,… đều là những biểu hiện thường gặp của hội chứng tiền kinh nguyệt. Không chỉ vậy, người mắc hội chứng này còn bị hoa mắt, chóng mặt buồn nôn.

Rối loạn tiền kinh nguyệt:

Sự thay đổi hormon đột ngột là nguyên nhân khiến chị em bị rối loạn tiền kinh nguyệt. Các triệu chứng đều giống với hội chứng tiền kinh nguyệt nhưng mức độ ảnh hưởng nặng nề hơn, tác động xấu đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Do đó, tâm lý của bạn sẽ thay đổi kèm với tình trạng bị chóng mặt, buồn nôn khi có kinh nguyệt.

Bệnh phụ khoa:

Nguyên nhân khiến bạn bị chóng mặt, buồn nôn khi có kinh nguyệt có thể là các bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung,…

Trong đó lạc nội mạc tử cung là hiện tượng niêm mạc phát triển mạnh ra bên ngoài tử cung, không chỉ vậy chúng còn lan rộng đến buồng trứng, ống dẫn trứng. Do đó sự lưu thông máu trong chu kỳ kinh sẽ bị cản trở bởi lớp mô nội mạc này.

Máu bị ứ lại, không thể chảy ra ngoài nếu để lâu sẽ dẫn đến viêm nhiễm. Đồng thời các cơn đau lạc nội mạc cũng bắt đầu xuất hiện, dữ dội đến mức khiến bạn bị hoa mắt, chóng mặt. Đặc biệt nếu nội mạc phát triển gần ruột thì sẽ gây ra hiện tượng buồn nôn,…

Các cơn đau lạc nội mạc xuất hiện và dữ dội đến mức khiến bạn bị hoa mắt, chóng mặt

Các cơn đau lạc nội mạc xuất hiện và dữ dội đến mức khiến bạn bị hoa mắt, chóng mặt

2. Bị chóng mặt buồn nôn trong kỳ kinh nên đi khám khi nào?

Bị chóng mặt buồn nôn khi có kinh nguyệt nguy hiểm hay không là thắc mắc của nhiều chị em. Đây chỉ là những triệu chứng bình thường mỗi khi tới tháng, chúng sẽ biến mất ngay sau khi kết thúc chu kỳ kinh.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, triệu chứng này có thể do các bệnh phụ khoa gây ra. Do đó khi xuất hiện các biểu hiện dưới đây, bạn nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt, từ đó đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời:

  • Nôn ói, đau bụng dữ dội và kéo dài

  • Huyết áp giảm đột ngột khiến bạn bị hoa mắt chóng mặt.

  • Máu kinh có màu đen và có mùi hôi khó chịu

  • Âm đạo ngứa ngáy hoặc tiết dịch có màu bất thường

  • Đau bụng có thể kèm theo tiêu chảy.

Nếu để kéo dài, bạn có thể gặp phải biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như: vô sinh.

Khi xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội, âm đạo ngứa ngáy,… bạn nên thăm khám bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời

Khi xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội, âm đạo ngứa ngáy,… bạn nên thăm khám bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời

3. Bị chóng mặt buồn nôn khi có kinh nguyệt nên làm gì?

Vậy nếu bị chóng mặt buồn nôn khi có kinh nguyệt thì bạn nên làm gì để khắc phục? Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn giảm thiểu tình trạng khó chịu ngay tại nhà:

Bổ sung dinh dưỡng:

Khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể bạn sẽ rất nhạy cảm với yếu tố bên ngoài. Để nâng cao sức đề kháng, bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Đặc biệt thực phẩm chứa nhiều sắt như: thịt bò, rau bó xôi, hải sản,… sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo máu. Do đó, bạn sẽ nhanh chóng bù lại lượng máu đã mất và giảm thiểu được tình trạng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn.

Ngoài ra, trong thời điểm này bạn cũng nên tránh sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…

Để thúc đẩy quá trình tạo máu, giảm thiểu chóng mặt buồn nôn khi có kinh nguyệt, bạn nên ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như: thịt bò

Để thúc đẩy quá trình tạo máu, giảm thiểu chóng mặt buồn nôn khi có kinh nguyệt, bạn nên ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như: thịt bò

Tập thể dục nhẹ nhàng:

Trong những ngày hành kinh, bạn nên hạn chế tập các bài vận động mạnh. Thay vào đó, một số động tác yoga nhẹ nhàng sẽ giúp bạn vừa thư giãn vừa lưu thông máu trong tử cung. Nhờ đó các cơn đau bụng kinh sẽ giảm xuống, đồng thời những hiện tượng chóng mặt buồn nôn cũng giảm theo.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên:

Gừng, lá bạc hà đều có tác dụng làm giảm hàm lượng hormon Prostaglandin. Do đó, nếu bị chóng mặt buồn nôn khi có kinh nguyệt thì bạn có thể sử dụng những thảo dược này để pha trà uống. Ngoài ra, để thư giãn bạn cũng có thể dùng tinh dầu lá bạc hà xông phòng.

Nếu bị chóng mặt buồn nôn khi có kinh nguyệt thì bạn có thể sử dụng gừng để pha trà uống

Nếu bị chóng mặt buồn nôn khi có kinh nguyệt thì bạn có thể sử dụng gừng để pha trà uống

Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết, bạn đã nắm được nguyên nhân bị chóng mặt buồn nôn khi có kinh nguyệt. Mặc dù đây là những triệu chứng bình thường nhưng nếu ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống sinh hoạt thì bạn nên gặp bác sĩ để thăm khám. Đồng thời để giảm nhẹ cơn đau bụng kinh, cảm giác buồn nôn, bạn nên ăn uống đủ chất, tập luyện thể dục nhẹ nhàng.

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân bị chóng mặt buồn nôn khi có kinh nguyệt bạn có thể tìm đến cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Sau khi thăm khám tại đây, các bác sĩ chuyên khoa Sản sẽ tư vấn cho bạn các biện pháp khắc phục tình trạng này. Để liên hệ đặt lịch, quý khách vui lòng gọi đến hotline: 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.