Tin tức

Top 6 cách giảm đau bụng kinh đơn giản mà cực hiệu quả

Ngày 21/10/2021
Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là biểu hiện cho thấy sức khỏe sinh sản của phụ nữ đang ở trạng thái tốt, tuy nhiên những cơn đau bụng kinh khiến không ít chị em khó chịu, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh. Để những ngày hành kinh không còn đáng sợ, hãy áp dụng những cách giảm đau bụng kinh đơn giản mà hiệu quả sau đây.

1. Tại sao bạn bị đau bụng kinh?

Thực tế có đến 50% phải chịu đựng cảm giác đau bụng, đau lưng,… và nhiều triệu chứng khó chịu khác mỗi tháng khi gần hoặc trong kỳ kinh. Mức độ đau bụng kinh ở mỗi người là khác nhau, song đều gây không ít ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Đau bụng kinh xuất hiện ít nhất ở khoảng 50% chị em phụ nữ

Đau bụng kinh xuất hiện ít nhất ở khoảng 50% chị em phụ nữ

Để tìm hiểu nguyên nhân gây ra cơn đau bụng kinh, cần biết rằng việc hành kinh xảy ra khi trứng rụng của người phụ nữ không thụ tinh thành công với tinh trùng của nam giới. Khi đó, hormone sinh dục nữ thay đổi khiến niêm mạc tử cung bong tróc và đẩy ra ngoài, chuẩn bị cho sự hình thành lớp niêm mạc mới giàu dưỡng chất sẵn sàng cho chu kỳ mới.

Máu kinh xuất hiện chính là những lớp niêm mạc tử cung bong tróc. Hoạt động đẩy máu kinh ra ngoài này liên quan đến một số cơ quan trong cơ thể như: buồng trứng, tử cung, âm đạo, vú, hệ thống thần kinh nội tạng,… do hormone sinh dục gây ra. Đặc biệt là tử cung co bóp gây ra những cơn đau bụng dưới khó chịu hay còn gọi là thống kinh.

Đau bụng kinh có thể xuất hiện trước và trong kỳ hành kinh

Đau bụng kinh có thể xuất hiện trước và trong kỳ hành kinh

2. Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả và đơn giản

Đau bụng kinh thường đi kèm với tình trạng đau khó chịu ở vùng lưng dưới hoặc chân trên, xuất hiện trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Những biện pháp sau đã được nhiều chị em áp dụng thành công, giảm mức độ đau bụng kinh và các triệu chứng trước chu kỳ kinh nguyệt đáng kể.

2.1. Chườm ấm vùng bụng dưới

Nhiệt độ lạnh là nguyên nhân khiến cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn do gây co thắt tử cung bất thường, giảm lưu thông khí huyết. Nếu để cơ thể bị lạnh, không những đau bụng kinh nặng hơn mà sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ cũng bị ảnh hưởng.

Do đó, trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt, nên chườm ấm bụng dưới bằng túi chườm, chai nước nóng hoặc miếng dán chuyên dụng. Ngoài ra, phụ nữ nên tắm nước ấm, tránh gió lùa khi tới kỳ kinh nguyệt để điều hòa cơ thể, tăng lưu thông khí huyết và giảm đau bụng kinh. Đây là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả được nhiều chị em áp dụng.

2.2. Massage bụng

Khi cơn đau bụng kinh xuất hiện, những động tác massage nhẹ nhàng, xoay tròn liên tục ở vùng bụng dưới có tác dụng giảm đau rõ rệt. Việc massage đúng cách sẽ làm giãn cơ bụng đang căng cứng do chu kỳ kinh nguyệt, giảm co thắt tử cung đột ngột - nguyên nhân chính gây đau bụng kinh.

Uống trà gừng giúp làm ấm cơ thể, tăng lưu thông khí huyết tốt cho phụ nữ, là cách giảm đau bụng kinh đơn giản

Uống trà gừng giúp làm ấm cơ thể, tăng lưu thông khí huyết tốt cho phụ nữ, là cách giảm đau bụng kinh đơn giản

2.3. Uống trà gừng ấm

Gừng là loại dược liệu có tính ấm đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền, đặc biệt có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng lưu thông khí huyết. Do đó, chị em có thể dùng gừng để giảm đau bụng kinh bằng cách pha thành nước trà ấm hoặc giã gừng tươi đắp lên vùng bụng dưới.

Nếu chị em bị bệnh dạ dày thì không nên uống trà gừng, thay vào đó là bột quế hoặc tinh bột nghệ cũng giúp cơ thể dễ chịu hơn mà không gây ra tình trạng ợ nóng, tiêu chảy.

2.4. Ngủ sớm và đủ giấc

Trong những ngày hành kinh, hormone trong cơ thể chị em phụ nữ thay đổi bất thường cộng với các triệu chứng khó chịu thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong thời gian này, chị em phụ nữ nên đi ngủ sớm hơn, nằm ngủ theo tư thế bào thai để làm giãn cơ bụng, điều hòa hormone và khí huyết, từ đó giảm đau bụng kinh và các triệu chứng ở thời kỳ hành kinh khác.

2.5. Chế độ ăn uống lành mạnh

Để chủ động tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa đau bụng kinh và các triệu chứng khó chịu khác, chế độ ăn uống giữ vai trò quan trọng. Đặc biệt nên tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều Vitamin B1, B6, Vitamin E, kẽm, Magie, acid béo,… để sức đề kháng tốt hơn, giảm tình trạng căng cơ gây đau bụng kinh.

Nên hạn chế uống cà phê trong kỳ kinh nguyệt

Nên hạn chế uống cà phê trong kỳ kinh nguyệt

Ngoài ra, trong chu kỳ kinh nguyệt, tốt nhất nên hạn chế các thực phẩm lạnh, thực hiện chế độ ăn uống thanh đạm, ít dầu mỡ, giàu chất xơ để giảm tải cho dạ dày. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do ảnh hưởng của kỳ kinh nguyệt cũng vì thế mà được cải thiện.

Những thức uống gây kích thích thần kinh hoặc thức ăn quá mặn cũng nên hạn chế trong khẩu phần ăn uống hàng ngày của phụ nữ. Đặc biệt, nếu nạp vào cơ thể lượng lớn caffeine, cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn với cơn đau và có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt thất thường. Thay vào đó, nên uống nhiều nước ấm, nước ép trái cây rau củ hơn nhất là giai đoạn trước và trong chu kỳ kinh nguyệt.

2.6. Dùng thuốc giảm đau

Nếu cơn đau bụng kinh kéo dài nghiêm trọng, ảnh hưởng đến công việc hay cuộc sống thì có thể sử dụng thuốc giảm đau như một cách giảm đau bụng kinh nhanh, nhưng cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng và lạm dụng thuốc giảm đau vì có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

3. Trường hợp đau bụng kinh nào cần đi khám?

Đau bụng kinh được chia thành 2 nhóm là thống kinh nguyên phát và thứ phát. Trong đó, thống kinh nguyên phát là chủ yếu, do hoạt động của hormone và các cơ quan sinh dục không liên quan đến bệnh lý vùng chậu. Cơn đau bụng kinh ở mỗi người là khác nhau song hầu hết không quá nghiêm trọng và kéo dài, áp dụng các biện pháp trên sẽ giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày này.

Đau bụng kinh đi kèm với bệnh lý vùng chậu nên đi khám và điều trị

Đau bụng kinh đi kèm với bệnh lý vùng chậu nên đi khám và điều trị

Tuy nhiên, nếu đau bụng kinh thứ phát đi kèm với bệnh lý vùng chậu gây đau nghiêm trọng, kéo dài từ trước khi hành kinh 1 - 2 tuần thì nên đi khám. Cần điều trị triệt để bệnh lý vùng chậu mới có thể cải thiện cơn đau hiệu quả lâu dài, các phương pháp giảm đau thông thường thường không có nhiều tác dụng. Hơn nữa, các bệnh lý vùng chậu nếu kéo dài không được điều trị còn đe dọa đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.

Với những cách giảm đau bụng kinh mà MEDLATEC chia sẻ ở trên, bạn có thể áp dụng chủ động trước ngày hành kinh hoặc suốt chu kỳ kinh nguyệt. Không chỉ giúp giảm đau mà những biện pháp trên còn giúp cơ thể chị em phụ nữ khỏe mạnh hơn, cải thiện sức khỏe sinh sản nói riêng và sức khỏe cơ thể nói chung.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ