Tin tức
Bị đau lưng sau khi bê đồ nặng - Triệu chứng cảnh báo không nên chủ quan
- 17/02/2025 | 5 nguyên nhân dẫn đến bị đau lưng không cúi xuống được
- 27/02/2025 | Gợi ý bài tập phục hồi giãn dây chằng lưng đơn giản
- 13/03/2025 | Các bài tập yoga trị đau thắt lưng và cột sống cổ hiệu quả
- 20/03/2025 | Đau lưng cơ năng làm bạn mệt mỏi? Tìm hiểu ngay 5 cách giảm đau
- 24/03/2025 | Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không? Cách giúp trẻ ngồi đúng!
1. Vì sao mọi người thường bị đau lưng sau khi bê đồ nặng?
Trên cơ thể người, cột sống đảm nhận chức năng tương tự như trụ đỡ, liên kết với hệ thống chi để duy trì chức năng vận động. Thông thường, cột sống thắt lưng chính phải chịu sức nặng lớn nhất. Do đó, cột sống ở khu vực này có cấu tạo rất chắc chắn, với mạng lưới dây chằng dày đặc.
Khi thường xuyên mang vác vật nặng, mọi người có thể sẽ cảm thấy đau mỏi lưng. Bởi lúc này, hệ thống dây chằng tại vùng thắt lưng có xu hướng bị giãn, sau đó là co rút đột ngột gây đau. Nếu càng cúi gập người hay nghiêng người, cơn đau lại càng nghiêm trọng.
Hầu hết mọi người thường bị đau lưng sau khi bê đồ nặng
2. Một số bệnh lý nguy hiểm có thể gây đau lưng khi bê đồ nặng
Bên cạnh tình trạng giãn và co rút dây chằng đột ngột, triệu chứng đau lưng sau khi bê đồ nặng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về xương khớp. Cụ thể:
2.1. Thoái hóa cột sống thắt lưng
Bệnh lý này chủ yếu khởi phát ở người trên 60 tuổi. Cơn đau tại vùng thắt lưng dưới xuất hiện với tần suất thường xuyên là hệ quả của tình trạng cột sống thoái hóa. Mỗi khi phải cúi người, vặn mình, bê đồ nặng, cơn đau lại càng dữ dội.
Thoái hóa cột sống thắt lưng ở người cao tuổi thường gây đau lưng
2.2. Thoát vị đĩa đệm
Khi phần nhân nhầy tại đĩa đệm cột sống bị lệch dễ dẫn đến tình trạng chèn ép dây thần kinh, gây cảm giác đau và tê bì. Thoát vị đĩa đệm chủ yếu là do chấn thương, đĩa đệm bị thoái hóa khiến chúng bị lệch khỏi vị trí ban đầu.
Mọi vị trí trên cột sống đều có thể bị thoát vị đĩa đệm, nhưng thường gặp hơn cả là đoạn cột sống thắt lưng. Khi đó, người bệnh hay bị đau lưng, đặc biệt là khi phải mang vật nặng. Cơn đau có xu hướng lan từ lưng đến chân (lan theo hệ thống dây thần kinh tọa).
Biểu hiện dễ thấy của tình trạng thoát vị đĩa đệm là đau lưng
2.3. Khối u cột sống
U cột sống có khả năng hình thành từ những mô bất thường tại ống cột sống hoặc vùng lân cận. Chúng dễ gây tình trạng chèn ép, khiến tủy sống bị tổn thương. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau lưng âm ỉ hoặc dữ dội. Để ngăn chặn khối u di căn đến những khu vực khác, bệnh nhân cần được điều trị sớm.
2.4. Cong vẹo cột sống
Cột sống bị cong vẹo sang một bên khiến cấu trúc cột sống thiếu ổn định, không còn duy trì được sự chắc chắn. Biểu hiện của tình trạng này là lưng hay bị đau, cứng khớp, tê chân.
2.5. Hẹp ống sống
Khi ống sống dần bị thu hẹp do sự tăng trưởng của gai cột sống hoặc yếu tố khác sẽ kéo theo tình trạng chèn ép tủy sống hay hệ thống rễ thần kinh. Người bệnh lúc này thường bị đau lưng, cơn đau sau đó sẽ lan đến chân.
2.6. Các bệnh lý, vấn đề khác
Ngoài ảnh hưởng của những bệnh lý kể trên, tình trạng đau lưng sau khi bê vật nặng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác như:
- Loãng xương.
- Hệ dây chằng hoặc cơ bị căng quá mức.
- Tình trạng thừa cân béo phì tạo áp lực lên cột sống.
- Do lười vận động khiến các cơ suy yếu.
- Vận động sai tư thế khiến cột sống bị ảnh hưởng.
3. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu triệu chứng đau lưng kéo dài trên 2 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám nếu cơ thể biểu hiện các triệu chứng bất thường, cụ thể:
- Ớn lạnh hoặc lên cơn sốt.
- Hay bị đau lưng về đêm.
- Nhận thấy cơn đau đang lan xuống vùng bụng dưới.
- Mức độ đau ngày càng nghiêm trọng.
- Triệu chứng tê, yếu chân xuất hiện cùng cơn đau.
- Khó đi tiểu hoặc đi tiểu không tự chủ.
Trường hợp đau lưng kéo dài trên 2 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ
4. Phương pháp chẩn đoán tình trạng đau lưng
Để xác định nguyên nhân gây đau lưng, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như:
- Chụp X-quang: Giúp xác định vị trí tổn thương, cấu trúc xương có bị biến dạng hay không, sự thay đổi bất thường của thân đốt sống,... hỗ trợ đắc lực công tác chẩn đoán.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Kỹ thuật này giúp bác sĩ kiểm tra chi tiết toàn diện hệ cơ, xương, khớp, thần kinh, đĩa đệm, dây chằng cột sống. Chụp MRI chủ yếu chỉ định trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm trùng, mắc bệnh lý ác tính, hệ thống dây thần kinh bị chèn ép.
- Chụp cắt lớp vi tính CT: Đây cũng là kỹ thuật chẩn đoán cho phép bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương xương. Khi nghi ngờ bệnh nhân bị gãy xương, bị u xương hoặc cần đánh giá tổng quát trước phẫu thuật, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định chụp CT.
- Đo điện cơ và dẫn truyền thần kinh : Với kỹ thuật này, bác sĩ có thể phát hiện tình trạng dây thần kinh bị chèn ép khi ống sống bị thu hẹp hoặc do ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm.
5. Cần làm gì để phòng ngừa các cơn đau lưng?
Trong sinh hoạt hàng ngày, để chủ động phòng ngừa cơn đau lưng, bạn nên áp dụng một vài biện pháp đơn giản như:
- Hạn chế bê đồ nặng: Nếu phải mang vác vật nặng, bạn cần cố gắng giữ thẳng lưng, sử dụng chân trụ kê vật, bắt đầu với tư thế ngồi xổm từ từ đứng thẳng.
- Kiểm soát cân nặng chặt chẽ, không nên để khối lượng cơ thể tăng quá mức gây áp lực lên cột sống.
- Duy trì tư thế đúng khi ngồi làm việc: Nếu ngồi làm việc, bạn nên ngồi ở vị trí có chỗ tựa lưng, duy trì tư thế thẳng lưng. Sau khoảng 1 giờ, bạn có thể vận động nhẹ hoặc đổi tư thế.
- Duy trì tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút, áp dụng các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bụng, cơ lưng. Trong quá trình luyện tập, bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật, không nên tập quá sức.
- Ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D cần thiết cho sự phát triển của xương khớp.
- Lựa chọn đệm giường phù hợp, không quá mềm cũng không quá cứng giúp nâng đỡ cột sống trong lúc nghỉ ngơi; nhất là cột sống, vùng vai, vùng hông.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tìm ngay đến cơ sở y tế nếu bị có dấu hiệu bất thường.
Bạn nên ưu tiên sử dụng thực phẩm giàu canxi tốt cho xương khớp
Dễ thấy rằng hầu như ai cũng bị đau lưng sau khi bê đồ nặng. Trong phần lớn trường hợp, cơn đau có thể biến mất sau đó. Tuy vậy nếu triệu chứng đau diễn biến dai dẳng, kèm theo nhiều dấu hiệu cảnh báo khác, bạn hãy đi khám để xác định nguyên nhân. Một địa chỉ y tế uy tín bạn nên lựa chọn nếu cần thăm khám là chuyên khoa Cơ xương khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline tư vấn 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
