Tin tức

Bị dị vật ở tai có nguy hiểm không? Xử lý thế nào?

Ngày 07/06/2022
Tình trạng bị dị vật mắc vào tai gây phản ứng viêm đau, ngứa, thậm chí là nhiễm trùng đã không còn là một tình trạng lạ lẫm với nhiều người. Tình trạng này dù xảy ra khá phổ biến, thế nhưng vẫn cần có các cách xử lý kịp thời và khoa học để tránh các sự cố ngoài ý muốn xảy ra. Cùng tìm hiểu về dị vật tai cũng như các cách xử lý và phòng tránh qua bài viết dưới đây nhé.

1. Dị vật tai là gì?

Dị vật tai là hiện tượng các vật nhỏ bị mắc kẹt trong ống dẫn từ ngoài vào màng nhĩ. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ và người già hơn là người trưởng thành. Các loại côn trùng bay vào tai và không ra ngoài được cũng là dị vật tai, gây là các tình trạng đau đớn, ù tai, chóng mặt.

Dị vật tai là gì

Dị vật tai là gì

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng dị vật tai

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, tuy nhiên gói gọn lại thì có thể xếp vào ba loại sau đây: 

  • Xuất phát từ sự tò mò: Ở trẻ em, sự tò mò về các vật nhỏ xung quanh làm các em hay bỏ các đồ chơi, các loại hạt hoặc các dị vật nhỏ khác vào miệng hoặc tai.

  • Vô tình trong lúc ngủ, lúc không chú ý: Các loại côn trùng như kiến, muỗi, ruồi có thể chui vào tai trong quá trình chúng ta ngủ say và mắc dịch tai không thể đi ra ngoài, do đó cúng sẽ cố gắng thoát ra ngoài và quá trình này làm cho người bị đau và ù tai, khó chịu.

  • Bông gòn: Trong quá trình làm sạch tai với bông gòn, một phần bông bị rời ra khỏi tăm bông và mắc lại trong tai, điều này làm giảm thính lực và gây khó chịu bên trong tai.

Nguyên nhân gây ra tình trạng dị vật tai

Nguyên nhân gây ra tình trạng dị vật tai

3. Những dấu hiệu có dị vật tai

Dù là vì nguyên nhân nào đi nữa, thì khi có dị vật mắc vào tai cũng có các triệu chứng như sau:

  • Đau tai: Trong trường hợp dị vật hoặc côn trùng gây tổn thương, áp lực lên màng nhĩ, người bệnh sẽ thấy bị đau trong tai.

  • Giảm thính lực: Khi có dị vật xâm nhập vào tai chặn mất đường đi của âm thanh vào màng nhĩ, người bệnh sẽ khó nhận biết được âm thanh, bị giảm khả năng nghe, thậm chí bị ù tai hoặc mất đi thính lực.

  • Trường hợp dị vật là côn trùng và còn sống sẽ gây ra cảm giác nhột trong tai và ù tai.

  • Cảm giác ngứa, khó chịu thậm chí chảy máu từ tai ra là một dấu hiệu. 

  • Người bệnh cũng sẽ bị các triệu chứng như chóng mặt và thậm chí buồn nôn trong giai đoạn này.

Những dấu hiệu có dị vật tai

Những dấu hiệu có dị vật tai

4. Lưu ý khi phát hiện dị vật tai

Khi đã tự phát hiện có dị vật tai, người bệnh nên tránh những hoạt động sau để bảo vệ tai và màng nhĩ của mình: 

  • Không dùng tăm bông hoặc ngón tay hay các vật dài để cố gắng lấy dị vật tai. Các vật vày không những không thể lấy ra hết dị vật, thậm chí còn làm cho dị vật đi sau, mắc sau vào bên trong và khiến cho việc lấy ra càng khó khăn hơn bao giờ hết. Nếu xử lý không tốt, hành động này có thể gây thủng màng nhĩ, khiến thính lực bị mất luôn.

  • Cho nước vào tai: hành động này sẽ khiến dị vật tai càng trượt sâu vào trong phía màng nhĩ, hoặc tệ hơn là làm cho dị vật là chất thấm nước, ngấm hết nước và phình to trong tai gây khó chịu gấp bội.

  • Sử dụng thuốc nhỏ tai bừa bãi: Trong trường hợp các dị vật đã làm thủng màng nhĩ, thì việc sử dụng thuốc nhỏ tai không đúng mục đích, chưa có sự đồng ý của bác sĩ sẽ khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó hãy hỏi ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nhỏ tai nào nhé.

5. Các cách tự xử lý dị vật tai

Tuỳ thuộc vào độ sâu mắc dị vật và mức độ tổn thương và dị vật gây ra cho tai, từ đó sẽ có các biện pháp phù hợp để tự xử lý. Theo khuyến cáo của bác sĩ, khi phát hiện có dị vật trong tai, người bệnh nên bình tĩnh để có thể quan sát và xử lý tình huống. Cụ thể:

  • Xác định loại dị vật tai: Đầu tiên, người bệnh phải xác định được rằng dị vật nào đang mắc trong tai. Ví dụ nếu là đồ ăn hay các vật ngấm nước, cần cố gắng lấy các dị vật ra ngoài để tránh bị phình to trong tai. Các vật thể như pin nhỏ cũng cần cẩn thận xử lý nhanh, bởi pin có thể khiến phần trong tai bị bỏng, gây đau rát và khó xử lý về sau.

  • Trường hợp dị vật gây khó chịu, ù tai, người bệnh nên đến bệnh viện để được nội soi, chẩn đoán xem đang mắc phải vật gì và tình trạng tổn thương đang ở mức nào, có gây thủng màng nhĩ hay không.

  • Nếu đã thử các phương pháp đơn giản tại nhà và vẫn không lấy được dị vật ra ngoài, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín, các bệnh viện lớn để khám và được hỗ trợ lấy dị vật tai ra ngoài.

  • Khi các dị vật làm tai bị đau nhiều, thậm chí là chảy máu hoặc dịch, thì có nghĩa là dị vật đã gây tác động nghiêm trọng đến tai, do đó người bệnh phải được đưa đến bệnh viện nhanh chóng để các bác sĩ xử lý lấy dị vật ra ngoài.

  • Một lưu ý cần chú ý là các dị vật tai phần đa sẽ không gây ra các nguy hiểm liên quan tới tính mạng bệnh nhân, do đó sự bình tĩnh là điều kiện tiên quyết để giúp bệnh nhân vượt qua bằng cách tới gặp bác sĩ tư vấn và khám bệnh.

6. Cách phòng tránh dị vật vào bên trong tai

Để tránh các trường hợp dị vật vào tai gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tai cũng như các hoạt động trong cuộc sống, cần lưu ý các điều sau:

  • Ở trẻ em, tránh cho trẻ tiếp xúc với các đồ chơi, vật thể nhỏ, dễ cầm và đưa vào tai cũng như miệng.

  • Tránh sử dụng các vật thể hoặc tăm bông quá mềm hoặc quá lớn so với tai bởi vì những vật thể này có thể bị mắc lại trong tai.

  • Sử dụng màn chống muỗi và côn trùng để hạn chế muỗi, kiến và các côn trùng khác bay vào tai khi ngủ. Tránh cả việc ngủ dưới đất, tạo điều kiện thuận lợi cho côn trùng đi vào tai.

Tránh cho bé chơi với những món đồ nhỏ để không bị lọt vào bên trong tai

Tránh cho bé chơi với những món đồ nhỏ để không bị lọt vào bên trong tai

7. Các phương pháp lấy dị vật tai tại bệnh viện

Gặp tình trạng dị vật tai như thế này, thì việc đi gặp ngay bác sĩ để khám và tìm ra biện pháp là vô cùng cần thiết. Khi đến bệnh viện, để lấy dị vật tai ra ngoài, các bác sĩ có thể dùng một trong các cách sau:

  • Sử dụng nhíp: Với các vật thể nhẹ nhàng có thể dễ dàng lấy ra được, thì nhíp là một dụng cụ rất hữu ích. Các bác sĩ sẽ dùng phễu soi để xác định vị trí sau đó dùng nhíp gắp dị vật tai ra ngoài. Nếu các vật thể làm bằng kim loại, các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ có từ tính, có công dụng như nam châm để hút các dị vật ra.

  • Sử dụng giác hút: Một ống nhỏ sẽ được đặt vào sát trong dị vật sau đó được hút mạnh để dị vật theo ra ngoài. Cách này chỉ dành cho các vật thể nhỏ, nhẹ và mảnh, có thể hút ra mà không gây các vết thương cho tai. Việc hút cũng cần được thực hiện nhẹ nhàng để tránh các tổn thương cho màng nhĩ.

  • Rửa ống tai: Các bác sĩ sẽ dùng bơm nước ấm vào thành trên của ống tai để nước đi vào và luồn vào trong dị vật, sau đó dị vật sẽ đi cùng dòng nước ra ngoài.

  • Sử dụng thuốc gây mê: Đối với trẻ em, việc ở yên một tư thế để lấy dị vật tai như người lớn là rất khó, do đó cần sử dụng thuốc gây mê để có thể dễ dàng đưa dị vật ra ngoài, tránh trẻ quấy khóc không và cử động liên tục.

  • Sử dụng kháng sinh: Với các loại dị vật gây tổn thương màng nhĩ hay thậm chí là thủng màng nhĩ, thì người bệnh nên sử dụng kháng sinh để tránh nhiễm trùng gây nguy hiểm. Một thời gian sau sẽ hồi phục lại bình thường.

Các phương pháp lấy dị vật tai tại bệnh viện

Các phương pháp lấy dị vật tai tại bệnh viện

Bài viết đã giải đáp các thắc mắc về dị vật tai, các triệu chứng và cách điều trị tại nhà cũng như bệnh viện. Tuy nhiên để có thể hiểu chính xác tình trạng và diễn biến bệnh, Quý khách hàng có thể đến các bệnh viện để thực hiện kiểm tra. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 26 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sẽ giúp giải đáp các thắc mắc này một cách chi tiết nhất. Để được tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên lạc tới số hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ