Tin tức

Bị tê ngón chân cái là bị bệnh gì? Chữa trị bằng cách nào?

Ngày 19/04/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Ngón tay, ngón chân bị tê mất cảm giác không phải là một hiện tượng lạ lẫm gì cả mà nó có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bị tê ngón chân cái lại là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Qua bài viết sau đây các bạn sẽ được hiểu rõ hơn về vấn đề này!

1. Hiện tượng tê tay chân như thế nào?

Tất cả các vùng trên cơ thể chúng ta đều có các mạng lưới động mạch, tĩnh mạch giúp lưu thông máu và hệ thống các dây thần kinh được nối liền với nhau và dẫn tới não bộ. Trong trường hợp các mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép trong một khoảng thời gian sẽ khiến những khu vực không thể lưu thông máu bị tê bì, mất cảm giác.

Một người bị tê ngón chân cái có thể bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố như vấn đề khách quan từ việc sinh hoạt cá nhân hoặc từ các bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nếu người bệnh bị tê ngón chân cái do yếu tố khách quan như: Đứng hoặc ngồi quá lâu tại một vị trí, ngón chân bị đè nén bởi các vật dụng một khoảng thời gian hay đi giày dép quá chật, lười vận động khiến các mạch máu và các dây thần kinh bị trì trệ,... 

Các trường hợp này thường không gây hưởng nhiều đến tình hình sức khỏe người bệnh và sẽ mất dần đi ngay sau khi phát hiện ra một lúc. Tuy nhiên, nếu người bệnh không gặp phải các trường hợp trên mà vẫn bị tê ngón chân cái và thậm chí còn bị tình trạng tê kéo dài trong nhiều ngày thì khả năng cao đây chính là triệu chứng của một số bệnh lý khá nguy hiểm.

Đi giày dép quá chật và lâu sẽ xuất hiện tình trạng bị tê ngón chân cái

Đi giày dép quá chật và lâu sẽ xuất hiện tình trạng bị tê ngón chân cái

2. Những bệnh lý có thể gây ra hiện tượng bị tê ngón chân cái là gì?

Bị tê ngón chân cái do bệnh viêm xương khớp: Tình trạng này xảy ra có thể là do hệ quả của bệnh viêm khớp. Các đốt khớp ngón chân bị viêm nhiễm sẽ khiến các ngón chân thường xuyên bị đau nhức, tê bì và mất cảm giác khi có tiếp xúc. Tình trạng này nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị có thể khiến bệnh trở thành mạn tính hay thậm chí là thoái hóa các khớp ngón chân.

Người bệnh động mạch ngoại vi sẽ khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở , đặc biệt là những vùng cơ quan xa tim như các ngón chân, vậy nên hiện tượng tê bì các ngón chân sẽ xuất hiện.

Người bệnh bị thiếu máu dễ bị tê ngón chân cái: Cụ thể thì hầu hết các cơ quan trên cơ thể người bệnh thiếu máu đều dễ gặp hiện tượng bị tê bì bởi lượng máu lưu thông trong cơ thể không đủ. Bên cạnh đó, khi bị thiếu máu thì cơ thể không thể sản sinh đủ lượng máu tốt để thay thế các tế bào máu xấu dẫn tới việc gây ảnh hưởng đến cả hệ thần kinh. Người bệnh thiếu máu không chỉ bị tê ngón chân cái mà còn kèm theo các triệu chứng khác như đau tức vùng ngực, cơ thể mệt mỏi, khó thở,...

Bị tê ngón chân cái có thể là dấu hiệu của bệnh Gout: Người bị bệnh gout sẽ có các triệu chứng bệnh thường gặp như các khớp xương bị đau như kim châm, các khớp ngón tay ngón chân bị sưng tấy và tê bì,...

Ngoài ra, tình trạng ngón chân cái bị tê cũng có thể là do những tác nhân từ trước gây ra. Cụ thể, những đối tượng có tiền sử bị chấn thương ở ngón chân hay bàn chân thì sẽ có nguy cơ thường xuyên bị tê ngón chân cái nhiều hơn bình thường. Một số nghiên cứu y khoa cũng cho thấy rằng, những người bị béo phì hoặc đang mang thai cũng thường xuyên bị tê bàn tay, bàn chân và đôi lúc chỉ là tê bì tại ngón chân cái.

Bị tê ngón chân cái có thể là triệu chứng của bệnh Gout

Bị tê ngón chân cái có thể là triệu chứng của bệnh Gout

3. Cải thiện tình trạng bị tê ngón chân cái như thế nào?

Khi người bệnh phát hiện ra ngón chân cái bị tê không rõ nguyên nhân thì đừng chủ quan bỏ qua mà hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín để khám bệnh ngay, tránh trường hợp bị các bệnh lý nguy hiểm nhưng không kịp điều trị. 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mà các y bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị cụ thể phù hợp với bệnh tình cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại người bệnh. Bên cạnh đó. người bị tê ngón chân cái cũng có thể chủ động thực hiện các phương pháp sau để giảm thiểu triệu chứng khó chịu gây ra:

  • Thường xuyên thay đổi tư thế ngồi, đứng để việc lưu thông máu được diễn ra suôn sẻ nhất.

  • Nên nghỉ ngơi khi bị tê ngón chân cái, nhưng không nên ngồi một chỗ mà hãy nằm hoặc vận động nhẹ.

  • Có thể mát xa ngón chân cái và cả bàn chân để giảm áp lực lên các mạch máu cũng như hệ thống dây thần kinh.

  • Nếu cảm thấy khó chịu quá có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh lên ngón chân cái.

  • Giữ ấm đôi bàn chân.

Mát xa ngón chân cái sẽ giúp giảm triệu chứng tê bì

Mát xa ngón chân cái sẽ giúp giảm triệu chứng tê bì

Ngoài ra, các bạn cũng có thể phòng ngừa tình trạng tê ngón chân cái bằng các cách như:

  • Giữ cân nặng cơ thể ở mức cân đối, nếu bị thừa cân hãy tìm biện pháp giảm cân để tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra cho những người béo phì.

  • Có thể ngâm chân bằng nước ấm mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, việc làm này không chỉ giúp quá trình lưu thông máu ở chân diễn ra suôn sẻ hơn mà còn giúp người bệnh có một giấc ngủ ngon hơn.

  • Trong quá trình làm việc nếu yêu cầu phải ngồi hoặc đứng quá lâu thì phải thường xuyên thay đổi tư thế hoặc đi lại vận động.

  • Bổ sung lượng chất dinh dưỡng đầy đủ từ các loại thức ăn sạch, đặc biệt bổ sung các loại vitamin và thực phẩm chứa chất chống oxy hóa.

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao phù hợp với cơ trạng cũng sẽ nâng cao thể chất và sức đề kháng của cơ thể.

Nếu bạn đọc cần thêm những thông tin hữu ích khác về tình trạng bị tê ngón chân cái hoặc đang có triệu chứng này thì đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài 1900 56 56 56, các chuyên gia y tế tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ