Tin tức

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không và những môn thể thao phù hợp

Ngày 17/03/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Thoát vị đĩa đệm là một loại bệnh lý tương đối nguy hiểm vì bệnh có thể mang đến nhiều biến chứng về cơ xương khớp. Chính vì vậy, những trường hợp mắc bệnh cần phải kiên trì với những bài tập phù hợp để cải thiện sức khỏe. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không và những bài tập nào có thể hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị?

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Trước khi giải đáp người bệnh bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không, đầu tiên bạn cần biết được đây là loại bệnh lý gì. Đĩa đệm là một bộ phận nằm ở giữa những đốt sống, xung quanh có một lớp vỏ và ở giữa là phần nhân nhầy. Đĩa đệm có thể chịu được những áp lực mà cột sống đè lên để tạo nên sự mềm dẻo cho phần cột sống của cơ thể. 

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý liên quan đến xương

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý liên quan đến xương

Thoát bị địa đệm là một tình trạng khi phần nhân nhầy đĩa đệm không nằm đúng vị trí vốn có. Đĩa đệm xuyên qua các dây chằng và chèn ép vào những rễ dây thần kinh gây nên hiện tượng tê bì và đau nhức. Tình trạng này xuất hiện thường là do kết quả để lại của việc sang chấn hoặc do phần đĩa đệm đã bị thoái hóa, bị nứt hoặc bị rách, ở bất cứ vị trí nào. 

Thực tế cho thấy, các cơn đau sẽ lan dần từ vùng thắt lưng xuống cho đến phần chân. Nguyên nhân là vì bị thoát vị địa đệm ở phần cột sống thắt lưng. 

2. Nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm 

Những nguyên nhân khiến bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm điển hình như:

  • Do làm việc, vận động bị quá sức cho phép hoặc làm sai tư thế khiến cho phần đĩa đệm và cột sống bị tác động và tổn thương. 

  • Tuổi tác cũng là nguyên nhân của căn bệnh này. Khi bệnh nhân đến độ tuổi lão hóa thì phần đĩa đệm và khung xương cột sống sẽ có hiện tượng bị mất nước. Hiện tượng thoái hóa xơ cứng và lúc này rất dễ bị tổn thương. 

  • Những chấn thương có ở vùng lưng.

  • Những dạng bệnh lý bẩm sinh ở vùng cột sống ví dụ như bị gù, bị vẹo cột sống hay bị thoái hóa cột sống,..

  • Do các yếu tố di truyền khác,...

Những nguyên nhân phổ biến của bệnh thoát vị đĩa đệm

Những nguyên nhân phổ biến của bệnh thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì một số yếu tố kể đến cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh:

  • Trọng lượng cơ thể: Khi cân nặng càng lớn thì những gánh nặng và áp lực lên phần đĩa đệm cột sống càng tăng cao, nhất là ở vùng thắt lưng. 

  • Nghề nghiệp: Những người thường xuyên phải lao động chân tay, hay bê vác nặng, hoạt động sai tư thế đều có thể bị thoát vị đĩa đệm với tỷ lệ khá cao. 

Việc luyện tập các hoạt động thể thao thường xuyên sẽ giúp cho sức khỏe của thể chất và tinh thần được cải thiện tốt hơn. Đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh thì cần phải chú ý hơn đến việc luyện tập. Bạn nên chọn những bài tập phù hợp, tập luyện vừa sức. Đồng thời, bạn cũng cần tránh chọn những bài tập nặng có thể tạo áp lực lên cột sống để tránh những tổn thương nặng hơn cho khu vực này. 

3. Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Gợi ý những bài tập phù hợp

Đi bộ là một hoạt động khá nhẹ nhàng thường được nhiều người áp dụng để tập luyện hàng ngày. Tóm lại, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Theo nghiên cứu cho thấy, đi bộ là một bài tập vô cùng thích hợp đối với những người bị thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Bệnh nhân có thể duy trì thói quen đi bộ khoảng 30 - 45 phút mỗi ngày để điều trị chứng đau lưng và thoát vị đĩa đệm. 

Đi bộ là một bài tập vô cùng thích hợp đối với những người bị thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng

Đi bộ là một bài tập vô cùng thích hợp đối với những người bị thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng

Thời gian đầu tập luyện, người bệnh chỉ nên đi thật chậm và tăng tốc dần về sau. Những bước chân di chuyển nhanh chóng nhưng thật nhẹ nhàng và dứt khoát. Để quá trình đi bộ không bị mất quá nhiều sức thì người bệnh cần biết cách điều hòa hơi thở đều đặn. Bạn nên tập cách hít vào thông qua đường mũi và thở ra thông qua miệng. Ngoài ra, tư thế khi đi bộ cũng rất quan trọng, bạn phải giữ cho đầu luôn hướng thẳng về phía trước, lưng thẳng và tay vung nhẹ nhàng, thoải mái. 

Bên cạnh bài tập đi bộ thì các bệnh nhân bị bệnh lý này cũng có thể tập luyện thêm những bài tập sau đây:

3.1. Yoga

Những bài tập yoga rất có ích đối với những cơn đau ở vùng lưng, bao gồm cả thoát vị đĩa đệm. Khi người bệnh thực hiện những tư thế yoga trong thời gian 10 - 60 giây, người bệnh có thể tăng cường được cơ ở vùng lưng lẫn vùng bụng hiệu quả hơn. 

Cơ ở lưng và bụng chính là những yếu tố cơ bản của mạng lưới cơ ở trên vùng cột sống. Chính vì vậy, những bài tập tăng cường cơ ở hai vùng này sẽ giúp bạn đứng thẳng hơn và có được những chuyển động thích hợp. Vùng cơ khỏe mạnh cũng sẽ làm cho những cơn đau ở vùng lưng được giảm đi đáng kể. 

Các động tác tập luyện yoga rất có ích cho người bệnh

Các động tác tập luyện yoga rất có ích cho người bệnh

Bên cạnh đó, các động tác yoga còn giúp kéo giãn và thư giãn cơ, thúc đẩy sự linh hoạt và cải thiện được một vài vấn đề liên quan đến xương khớp. Với động tác giãn cơ gân khoeo sẽ giúp mở rộng được chuyển động ở trong khung chậu, nhờ đó áp lực lên vùng lưng sẽ giảm đi đáng kể. Những bài tập yoga cũng sẽ thúc đẩy lưu lượng máu, kích thích các chất dinh dưỡng được lưu thông một cách tốt hơn để truyền đến các cơ và mô mềm vùng thắt lưng. 

3.2. Bơi lội

Trung bình, mỗi ngày bạn chỉ cần dành khoảng 20 - 30 phút cho việc bơi lội để thư giãn gân cốt và làm giảm áp lực lên đĩa đệm ở vùng lưng. Bơi lội được xem là một môn thể thao tương đối an toàn và hạn chế được những nguy cơ về việc bị chấn thương vùng cột sống. 

Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá gắng sức và bơi quá lâu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Thay vào đó, bạn chỉ nên duy trì thói quen bơi lội đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình điều trị bạn cũng không nên quá nóng vội để tránh khiến cho những bài tập này phản tác dụng và có những ảnh hưởng không tốt.

3.3. Đạp xe

Bên cạnh vấn đề bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không thì đạp xe cũng là một bộ môn được nhiều người quan tâm. Các chuyên gia cho biết, đạp xe cũng là một bài tập rất phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm. Bài tập này sẽ đảm bảo tốt hơn cho vấn đề dùng cân nặng của cơ thể để cùng cột sống được kéo giãn và hạn chế những áp lực lên vùng đĩa đệm. 

Người bệnh có thể đạp xe để cải thiện các triệu chứng

Người bệnh có thể đạp xe để cải thiện các triệu chứng

Trong quá trình đạp xe, các dây chằng sẽ linh hoạt hơn, vùng cơ xương khớp sẽ trở nên dẻo dai và tăng cường quá trình lưu thông máu. Như vậy, các rễ thần kinh sẽ không bị chèn ép và tình trạng đau nhức cũng được cải thiện một cách hiệu quả hơn. 

Bị thoát vị đĩa đệm sẽ có những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe cột sống của người bệnh. Chính vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu nhận biết bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có phương án điều trị phù hợp. Một địa chỉ gợi ý dành cho bạn là chuyên khoa Xương khớp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Quý khách có thể đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua số hotline 1900 56 56 56

Trên đây là những nội dung cơ bản về bệnh thoát vị đĩa đệm, bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không và những bài tập giúp cải thiện tình trạng bệnh. Hy vọng bạn đã có được những lời giải đáp phù hợp và có được những phương án luyện tập tốt nhất. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.