Tin tức

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 và phác đồ điều trị phù hợp

Ngày 15/03/2023
Thoát vị đĩa đệm là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt, khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi vận động. Trong đó, thoát vị đĩa điểm L4 L5 là một trong những dạng nghiêm trọng nhất, vậy người bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ như thế nào để cải thiện tình trạng sức khỏe?

1. Tìm hiểu chung về thoát vị đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm L4 L5

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm không nằm ở vị trí vốn có mà chèn lên rễ thần kinh hoặc ống sống. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh bị đau nhức cột sống. Hai dạng bệnh thường gặp hiện nay đó là: thoát vị đĩa đệm cổ hoặc cột sống thắt lưng. Nếu không may mắc bệnh, sinh hoạt hàng ngày của bạn sẽ chịu khá nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá phổ biến

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá phổ biến

Thoát vị đĩa đệm thường phát triển qua 4 giai đoạn, trong những giai đoạn đầu, bạn chưa cảm nhận rõ cơn đau mà thỉnh thoảng thấy tê nhức cổ, thắt lưng hoặc chân tay,… Khi bệnh chuyển biến xấu, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng, đe dọa tới cuộc sống hàng ngày.

Trong thực tế, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 chiếm phần lớn, đây là đốt sống thấp nhất thuộc cột sống thắt lưng. Trong sinh hoạt hàng ngày, đốt sống L4, L5 là nơi chịu nhiều áp lực nhất và có nguy cơ tổn thương cực kỳ cao. Chỉ sau một thời gian ngắn bị thoát vị, người bệnh phải trải qua những cơn đau nhức, khó chịu vô cùng.

2. Đối tượng nào có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm L4 L5

Một trong những vấn đề được quan tâm nhất là: đối tượng nào có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm L4 L5? Trên thực tế, nếu thường xuyên duy trì tư thế vận động sai cách thì bạn có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng rất cao. Những người phải làm việc nặng nhọc, hay phải bê vác chính là đối tượng hay được chẩn đoán mắc bệnh nhất. Bên cạnh đó, nhân viên văn phòng phải ngồi yên một chỗ quá lâu, ngồi không đúng tư thế cũng rất dễ gặp chấn thương cột sống thắt lưng.

Nhân viên văn phòng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 rất cao

Nhân viên văn phòng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 rất cao

Tuổi tác và giới tính cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm. Các số liệu thống kê cho thấy phần lớn bệnh nhân thuộc độ tuổi từ 35 - 50, đây là nhóm lao động chính của xã hội. Đặc biệt, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn hẳn so với nữ giới, có thể do nam giới thường phải vận động nặng hơn.

Người thừa cân, béo phì cũng được đánh giá là đối tượng dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, nhất là ở khu vực cột sống thắt lưng. Bởi vì, thắt lưng L4, L5 của bạn sẽ phải gánh trọng lượng cơ thể tương đối lớn, điều này khiến thắt lưng rất dễ tổn thương.

Thậm chí, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy người nghiện thuốc lá có khả năng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao hơn so với người bình thường. Tác nhân khiến lưu lượng máu di chuyển tới đĩa đệm giảm chính là nicotine - một chất có trong thuốc lá. Nếu thường xuyên hút hoặc ngửi khói thuốc lá, đĩa đệm của bạn có nguy cơ bị thoái hóa, quá trình chữa lành gặp nhiều cản trở.

Nếu là thuộc nhóm người dễ bị thoát vị đĩa đệm L4 L5, hãy chăm sóc sức khỏe cẩn thận, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Đốt sống L4 L5 chịu khá nhiều áp lực của cơ thể

Đốt sống L4 L5 chịu khá nhiều áp lực của cơ thể

3. Thoát vị đĩa đệm L4 L5 nguy hiểm như thế nào?

Không thể phủ nhận rằng thoát vị đĩa đệm thắt lưng là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ở mỗi giai đoạn, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những triệu chứng khác nhau. Trong đó, cơn đau thắt lưng là triệu chứng điển hình. Bệnh nhân có thể trải qua cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ, tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của họ. Thậm chí, cơn đau còn lan ra nhiều khu vực xung quanh, ví dụ như lưng eo, đầu gối tới bàn chân,… 

Do ảnh hưởng của cơn đau, người bệnh không thể vận động như bình thường, họ gặp nhiều khó khăn mỗi khi đi lại, thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng, từ nằm sang đứng,… Cơn đau càng trở nên nghiêm trọng hơn khi ho, đi đại tiện. Nhìn chung, chúng ta không thể chủ quan nếu phát hiện mình mắc bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5.

Về lâu về dài, bệnh nhân có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, ví dụ như tình trạng đau rễ thần kinh, rối loạn vận động. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân không thể đi lại do ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Ngoài ra, tình trạng rối loạn cảm giác hoặc rối loạn cơ thắt cũng là vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Bệnh nhân phải đối mặt với cơn đau dai dẳng

Bệnh nhân phải đối mặt với cơn đau dai dẳng

4. Phác đồ điều trị dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm L4 L5

Với những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh thoát vị đĩa đệm, chúng ta cần chủ động theo dõi và điều trị. Vậy bệnh nhân thoát vị đĩa đệm L4 L5 thường được chữa trị theo phác đồ như thế nào?

Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, điều trị nội khoa nhằm kiểm soát cơn đau là phương án được ưu tiên hàng đầu. Hai nhóm thuốc thường được sử dụng đó là: thuốc giảm đau không chứa steroid và thuốc giãn cơ. Bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc với liều lượng thích hợp nhất.

Bên cạnh đó, phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh cũng được sử dụng nhằm giảm cảm giác đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Thực tế, phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, người bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 không nên phụ thuộc hoàn toàn vào phương pháp chườm lạnh hoặc chườm nóng.

Để cải thiện tình trạng sức khỏe, người bệnh có thể tham khảo và đi tập vật lý trị liệu, đặc biệt tập trung vào những bài tập giãn cơ lưng. Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ không còn cảm thấy đau đớn, khó chịu thắt lưng mỗi khi vận động.

Các phương pháp điều trị nội khoa được ưu tiên áp dụng đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Các phương pháp điều trị nội khoa được ưu tiên áp dụng đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Ngoài ra, bệnh nhân nên kết hợp đi massage và nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi, tránh những tổn thương nghiêm trọng xảy ra. Sau khoảng 5 - 6 tuần điều trị nội khoa, nếu tình trạng bệnh không có tín hiệu cải thiện, các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và tiến hành điều trị ngoại khoa. Đây là phương án giúp cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5. Đồng thời, người bệnh ý thức được tầm quan trọng của việc điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân. Do vậy, việc tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám là rất quan trọng. Một địa chỉ gợi ý để bạn tham khảo là chuyên khoa Xương khớp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để đặt lịch khám hoặc tư vấn thêm thông tin, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.