Tin tức
Bị viêm gan B có quan hệ được không và cần lưu ý những gì
- 25/09/2019 | Bệnh viêm gan B có điều trị dứt điểm được không?
- 20/09/2019 | Giải đáp thắc mắc viêm gan B không có tác nhân Delta là gì
- 24/09/2019 | Viêm gan B mạn tính không có tác nhân delta và dấu hiệu nhận biết
1. Viêm gan B là gì và con đường lây nhiễm
Viêm gan B hiện là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, một vấn đề sức khỏe toàn cầu nhận được sự quan tâm lớn. Virus viêm gan B có thể gây tổn thương gan cấp tính và mạn tính, dẫn đến nhiều bệnh lý về gan nguy hiểm khác.
Ước tính trên thế giới, có 2 tỷ người đã từng nhiễm Virus viêm gan B, phát triển thành bệnh hoặc được ngăn chặn do tiêm phòng vaccine. Hiện nay, trên toàn cầu có khoảng 400 triệu người mắc viêm gan B, trong đó 1 triệu người tử vong mỗi năm. Nguyên nhân gây tử vong chủ yếu do viêm gan B biến chứng xơ gan và ung thư gan.
Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam khá cao. Ước tính hiện cả nước có khoảng 9 triệu người nhiễm virus viêm gan B, tỉ lệ cao hơn ở nam. Viêm gan B cũng là nguyên nhân chính gây xơ gan, ung thư gan.
Trên cơ thể người, virus có ở máu và dịch cơ thể như nước bọt, nước mắt, nước tiểu, sữa, tinh dịch, dịch âm đạo. Tuy nhiên, số lượng virus đủ lớn để gây lây nhiễm thì chỉ qua 3 con đường: máu, quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con.
Lây nhiễm viêm gan B qua đường máu
Nếu người khỏe mạnh mà không có kháng thể viêm gan B bảo vệ khi nhận máu của người nhiễm viêm gan B thì có thể bị lây nhiễm bệnh. Các hoàn cảnh có thể lây nhiễm qua đường máu như:
-
Dùng chung xilanh hoặc truyền máu của người viêm gan B.
-
Tiếp xúc với máu người bệnh qua vết thương hở.
-
Dùng chung dụng cụ phẫu thuật, tiểu thuật mà không xử lý vô trùng tốt.
-
Dùng chung đồ dùng cá nhân như: dao cạo, bàn chải đánh răng với người nhiễm.
Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con
Lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con
Mẹ mắc viêm gan B có nguy cơ cao lây cho con khi mang thai, chủ yếu trong quá trình đẻ. Đây cũng là con đường lây truyền viêm gan B chủ yếu hiện nay, chiếm khoảng ½ trường hợp mắc bệnh.
Máu mẹ có tải lượng virus viêm gan B càng cao thì nguy cơ lây nhiễm càng cao, đặc biệt nếu có sự hiện diện của HBeAg.
Lây nhiễm viêm gan B qua đường tình dục
Virus viêm gan B có thể lây truyền qua đường tình dục, thông qua tiếp xúc với dịch âm đạo, tinh dịch hoặc máu của người bệnh. Khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B qua đường tình dục cao gấp nhiều lần so với virus HIV.
Các hình thức quan hệ tình dục gây chảy máu, tổn thương niêm mạc thì nguy cơ lây nhiễm càng cao như: quan hệ qua đường hậu môn, quan hệ đồng giới nam, quan hệ tình dục đường miệng, quan hệ tình dục nhiều bạn tình, quan hệ với trai - gái mại dâm,…
2. Bị viêm gan B có quan hệ được không?
Như đã trình bày ở trên, virus viêm gan B hoàn toàn có thể lây nhiễm qua đường tình dục dễ dàng với nhiều hình thức. Tuy nhiên, người bệnh viêm gan B vẫn có thể quan hệ tình dục, song để tránh lây nhiễm thì cần sử dụng bao cao su.
Viêm gan B dễ dàng lây truyền khi quan hệ không an toàn
Nhiều người chủ quan khi đã tiêm phòng vaccine viêm gan B thì có thể ngăn ngừa 100% nguy cơ lây nhiễm và có thể quan hệ tình dục không lây nhiễm với người bị viêm gan B. Mặc dù vaccine có hiệu quả bảo vệ rất cao, nhưng không đạt tới 100%.
Hiệu quả bảo vệ sau khi tiêm vaccine viêm gan B quyết định bởi nồng độ kháng thể HbsAb trong máu người. Nồng độ kháng thể càng cao thì khả năng bảo vệ chống lây nhiễm càng tốt. Nồng độ HbsAb trên 10 mlU/ml thì vẫn có khả năng bảo vệ, ngược lại thì không có khả năng bảo vệ. Nồng độ HBsAg vượt 300 mlU/ml thì khả năng kháng virus tốt nhất.
Sau khi tiêm, thường người bệnh đạt nồng độ kháng thể HbsAb tốt nhất, song sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, mỗi người có thể cần tiêm nhắc lại nếu lượng HbsAb trong máu giảm quá thấp.
Chỉ số HBsAg nói lên khả năng kháng Virus viêm gan B
Do đó, nếu không cẩn thận, người đã tiêm phòng vaccine viêm gan B hoàn toàn có thể bị lây nhiễm nếu không cẩn thận khi quan hệ. Hai điều kiện sau đồng thời xảy ra thì người tiêm vaccine viêm gan B sẽ bị lây bệnh:
- Nồng độ kháng thể HbsAb trong máu dưới 10 mlU/ml, không đạt hiệu quả bảo vệ.
- Quan hệ tình dục không an toàn với người viêm gan B. Nguy cơ lây nhiễm cao nếu người đó đang trong giai đoạn virus hoạt động.
Như vậy, người bị viêm gan B vẫn có thể quan hệ song cần có ý thức thông báo, quan hệ an toàn để tránh lây nhiễm cho bạn tình.
3. Các biện pháp phòng ngừa viêm gan B
Tiêm vaccine viêm gan B là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất với người chữa nhiễm virus. Nếu tiêm phòng đầy đủ theo lịch trình, vaccine viêm gan B có thể đạt hiệu quả bảo vệ tới 95% cho cả người lớn lẫn trẻ em. Đến khoảng 40 tuổi, hiệu quả bảo vệ đạt khoảng 90%. Khả năng bảo vệ của kháng thể HbsAb kéo dài tùy vào từng người và thời gian tiêm phòng.
Tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa viêm gan B hiệu quả
Ngoài ra, để phòng ngừa viêm gan B cho bản thân, gia đình và cộng đồng, mỗi người cần:
- Có ý thức và giáo dục cho mọi người hiểu về virus viêm gan B, cách thức lây truyền và phòng tránh.
- Thông báo với người yêu, bạn tình nếu bạn bị viêm gan B. Lưu ý không quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ, trừ khi chắc chắn bạn tình không bị nhiễm HIV, HBV hay các bệnh lây qua đường tình dục khác.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, kể cả quan hệ qua đường hậu môn hay âm đạo.
- Thực hiện phẫu thuật, thủ thuật, tiêm xăm hình tại cơ sở y tế, địa chỉ uy tín với các dụng cụ được khử vô trùng sạch sẽ. Không dùng chung kim tiêm hoặc nếu cần phải sử dụng kim tiêm vô trùng.
- Kiểm tra kháng thể HbsAb và tiêm vaccine viêm gan B khi sắp du lịch tới vùng có dịch.
- Khi có thai, xét nghiệm viêm gan B để có biện pháp can thiệp, tránh lây nhiễm cho trẻ.
Bạn có thể bị lây nhiễm viêm gan B ở bất cứ đâu, do đó, cần có ý thức phòng tránh, ngăn ngừa lây nhiễm cho bản thân và gia đình. Nếu mắc viêm gan B hoặc nghi mắc viêm gan B, cần sớm tới cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám và thực hiện điều trị sớm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!