Tin tức

Biến chứng bệnh thận do BKV có đáng lo hay không?

Ngày 01/11/2023
Nguyễn Thu Hằng
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
BK virus thường xuất hiện trong cơ thể người và không gây triệu chứng lâm sàng. Do đó, người bệnh thường chủ quan và bỏ qua việc theo dõi sức khỏe. Tuy nhiên, virus BK có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân đã từng cấy ghép thận. Nhiều trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh thận do BKV, vậy biến chứng bệnh thận do BKV có nguy hiểm hay không?

1. Một số điều bạn cần biết về virus BK

Trước khi tìm hiểu về bệnh thận do BK virus và các biến chứng bệnh thận do BKV, chúng ta cần nắm được các thông tin cơ bản của chủng virus này. BK virus hay BKV là loại virus thuộc họ Polyomavirus, thường xuất hiện ở chim, động vật có vú. Vào những năm 1971, chủng virus trên được phát hiện trong cơ thể bệnh nhân có tiền sử ghép thận, tên của virus BK chính là tên viết tắt của bệnh nhân này.

Đa số người trưởng thành đã từng nhiễm virus BK.

Đa số người trưởng thành đã từng nhiễm virus BK.

Các số liệu thống kê cho thấy khoảng 80% người trưởng thành đã từng nhiễm virus BK, song virus hầu như không gây triệu chứng trong cơ thể người khỏe mạnh. Đó là lý do vì sao chúng ta thường không phát hiện mình nhiễm virus BK.

Đa phần chúng ta nhiễm BKV khi còn nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn con đường lây truyền bệnh để có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Loại virus này có thể lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, sau khi tấn công vào cơ thể chúng sẽ trú ngụ ở nhiều vị trí, ví dụ như amidan, thận hoặc ở bạch cầu, não bộ, ở một số hạch bạch huyết,…

Ở bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch, ví dụ như người nhiễm virus HIV/AIDS, bệnh nhân đã cấy ghép thận, virus BK thường hoạt động mạnh và gây tổn thương thận. Hiện nay, khá nhiều trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh thận do BKV, sức khỏe và tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng.

2. Bệnh thận do BKV là gì?

Bệnh thận do BKV thường chủ yếu xảy ra ở người cấy ghép thận, hiếm trường hợp xảy ra ở bệnh nhân cấy ghép các cơ quan nội tạng khác. Nguyên nhân là do sau khi cấy ghép thận, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc chống thải ghép để quả thận mới hoạt động hiệu quả trong cơ thể. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng là tác nhân làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện để virus BK tái hoạt động và gây tổn thương thận.

Có khoảng 1 - 10% bệnh nhân sau cấy ghép thận phải đối mặt với bệnh thận do virus BK gây ra, điều này khiến ca cấy ghép thận thất bại, sức khỏe của bệnh nhân suy giảm nghiêm trọng. Đặc biệt, nguy cơ cấy ghép thận thất bại sẽ tăng cao trong trường hợp người hiến thận có kết quả dương tính với BKV, người nhận cấy ghép âm tính với BKV. Để tăng tỷ lệ cấy ghép thận thành công, ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh thận do BKV, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, sàng lọc kỹ sức khỏe của người hiến thận và bệnh nhân ghép thận.

Khi BK virus tái hoạt động trong cơ thể, các triệu chứng thường gặp là:

-         Đau rát, khó chịu mỗi khi đi tiểu tiện và đau thắt lưng là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh thận do BKV. Bởi vì virus BK tái hoạt động và gây tổn thương niệu quản, thận, chính vì thế ống niệu quản sưng, khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi tiểu và bị đau âm ỉ vùng thắt lưng.

Bệnh nhân bị đau rát khi đi tiểu tiện.

Bệnh nhân bị đau rát khi đi tiểu tiện.

-         Nước tiểu chuyển màu bất thường, bệnh nhân nên chú ý xem nước tiểu có màu nâu sẫm hay không.

-         Một số triệu chứng đi kèm: bụng dưới, ảnh hưởng tới sức khoẻ và cuộc sống sinh hoạt.

Càng để lâu không điều trị, chức năng thận càng suy giảm nghiêm trọng và để lại biến chứng bệnh thận do BKV cực kỳ nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường nêu trên, chúng ta cần theo dõi và đi kiểm tra, xét nghiệm theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Biến chứng bệnh thận do BKV có nguy hiểm không?

Vậy biến chứng bệnh thận do BKV là gì, chúng có gây nguy hiểm đối với sức khoẻ không? Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, chức năng thận của bạn sẽ suy giảm đáng kể, đe dọa trực tiếp tới sức khoẻ và tính mạng.

Cụ thể, bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương ống thận và mô kẽ, quá trình lọc máu và các chất thải bị gián đoạn. Đặc biệt, bệnh thận do BKV cũng là nguyên nhân khiến chỉ số creatinin máu tăng cao bất thường và rất khó kiểm soát.

Biến chứng bệnh thận do BKV có nguy hiểm không là câu hỏi của nhiều người

Biến chứng bệnh thận do BKV có nguy hiểm không là câu hỏi của nhiều người

Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra, khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh thận do BKV, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ. Sau khi thăm khám và dựa vào tình trạng sức khoẻ của người bệnh, bác sĩ sẽ điều chỉnh đơn thuốc phù hợp, giảm liều lượng các loại thuốc chống thải ghép để ổn định chức năng thận.

4. Xét nghiệm phát hiện BKV

Hiện nay, các bác sĩ đang sử dụng kỹ thuật Real - time PCR để kiểm tra định lượng virus BK trong cơ thể bệnh nhân. Phương pháp này cho kết quả tương đối chính xác nên được ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên, người bệnh nên tìm hiểu, lựa chọn đơn vị xét nghiệm uy tín để đảm bảo kết quả chính xác, đáng tin cậy.

Một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm làm xét nghiệm Real - time PCR nói riêng và các loại xét nghiệm khác nói chung đó là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Cho tới nay, MEDLATEC đã hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe gần 30 năm và được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về chất lượng dịch vụ xét nghiệm cũng như khám chữa bệnh.

BS Chỉnh đã duyệt.

Xét nghiệm Real time PCR BK giúp kiểm tra định lượng virus trong cơ thể.

Xét nghiệm Real time PCR BK giúp kiểm tra định lượng virus trong cơ thể.

Kết quả xét nghiệm của MEDLATEC luôn đảm bảo tính chính xác cao nhờ Trung tâm Xét nghiệm chuẩn ISO 15189:2012 và được Hội bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP. Cùng với đó là đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

Đặt biệt, Trung tâm tại nhà trực thuộc MEDLATEC là đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ xét nghiệm tận nơi và sau thời gian dài hoạt động, dịch vụ nhận được sự hưởng ứng và hài lòng từ đông đảo khách hàng. So với lấy mẫu tại bệnh viện, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng tiết kiệm thời gian chờ đợi, di chuyển rất nhiều. Đồng thời, phí dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm rất phải chăng, tương đương với mức phí xét nghiệm tại viện, Quý khách chỉ cần chi trả thêm 10.000VND/lần lấy mẫu (phí đi lại của nhân viên y tế).

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà là dịch vụ được nhiều người lựa chọn tại MEDLATEC.

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà là dịch vụ được nhiều người lựa chọn tại MEDLATEC.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được một số biến chứng bệnh thận do BKV và chủ động theo dõi, điều trị bệnh sớm. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh đó là đi xét nghiệm BK tại các cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để để đặt lịch xét nghiệm tại nhà hoặc tại viện, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hướng dẫn chi tiết.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ