Tin tức

Biến chứng gãy xương và cách xử lý hiệu quả

Ngày 26/12/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Gãy xương do nhiều nguyên nhân khác nhau và bất cứ trường hợp nào cũng cần được điều trị sớm và đúng cách để tránh xảy ra biến chứng. Dưới đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về các biến chứng gãy xương cũng như cách xử trí hiệu quả.

1. Một số dấu hiệu gãy xương

1.1. Phân loại gãy xương

- Gãy xương hở: Nguyên nhân có thể do những chấn thương trực tiếp từ bên ngoài nhưng cũng có thể là do những chấn thương gián tiếp khiến đầu xương gãy và chọc thủng da. Những trường hợp gãy xương hở thường kèm theo những vết thương ngoài da ở gần hoặc đúng vị trí gãy. 

Gãy xương kín là tình trạng gãy xương không do chảy máu

Gãy xương kín là tình trạng gãy xương không do chảy máu

- Gãy xương kín: Đây là những trường hợp gãy xương nhưng tại vị trí gãy hoặc gần vị trí gãy không kèm theo những vết thương ngoài da. 

- Gãy nguyên tại vị trí: Đã xảy ra tình trạng gãy xương nhưng phần xương bị gãy vẫn ở nguyên vị trí và không bị di lệch. 

- Gãy xiên: Là tình trạng xương gãy theo một góc nghiêng so với đường thẳng của xương. 

- Gãy thành nhiều mảnh. 

- Đường gãy. 

- Gãy ngang: Là những trường hợp phần xương bị gãy vuông góc với phần trục dọc của xương. 

- Gãy 3 đoạn.

1.2. Biểu hiện gãy xương

Dưới đây là một số biểu hiện của gãy xương: 

- Nghe thấy âm thanh bất thường khi xảy ra va chạm đột ngột hoặc sau khi bị ngã.

- Ở vị trí bị gãy xương sẽ có cảm giác đau dữ dội, tê buốt do xương không được nhận đủ máu. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện tình trạng co rút vì cơ đang cố gắng để cố định xương.  

- Xuất hiện những vết bầm tím ở đúng vị trí bị gãy hoặc cách một đoạn vị trí gãy do mạch máu bị vỡ. Vài ngày sau đó, khi máu có thể lưu thông trở lại thì những vết bầm này có thể chuyển thành màu xanh lá cây hoặc màu vàng. 

Giảm khả năng vận động do gãy xương

Giảm khả năng vận động do gãy xương

- Đối với những trường hợp bị gãy hở, người bệnh có thể bị chảy máu hoặc kèm theo tình trạng xương chồi ra bên ngoài da. Lúc này, bệnh nhân còn có thể bị choáng váng, chân tay lạnh, lơ mơ, vã mồ hôi,… do huyết áp tụt đột ngột. 

- Biến dạng ở chi: Mức độ biến dạng tùy thuộc vào mức độ gãy xương. Với những trường hợp gãy kín thì có thể thay đổi cấu trúc bên trong của chi. Đối với những trường hợp gãy hở thì xương có thể bị chồi ra ngoài. 

- Giảm khả năng cử động.

2. Các biến chứng gãy xương và cách xử trí 

Nếu không được điều trị gãy xương sớm và đúng cách, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng gây suy giảm khả năng vận động, thậm chí còn gây tổn thương các cơ quan nội tạng khiến người bệnh gặp nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là một số biến chứng gãy xương và cách xử trí hiệu quả.  

2.1. Sốc chấn thương do gãy xương

- Nguyên nhân:

+ Do đau vì các dây thần kinh cảm giác ở vùng quanh ổ gãy và vùng trên màng xương bị tổn thương. 

+  Do mất máu: Khi các mạch máu ở quanh các mô mềm quanh ổ gãy hoặc các mạch máu chính bị tổn thương sẽ dẫn tới hiện tượng chảy máu và mất nhiều máu. 

+ Những trường hợp gãy kín kèm theo máu chảy ở bên trong dẫn tới ứ đọng tại ổ gãy và những mô mềm xung quanh có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời. 

- Hướng dẫn xử trí: Đối với những trường hợp bệnh nhân bị sốc do đau và mất máu, có thể xử trí bằng những phương pháp sau: 

+ Truyền dịch, các chất điện giải và bù hoàn máu mất.

+ Cho người bệnh thở oxy nếu cần thiết.

+ Cầm máu và bất động vị trí xương bị gãy.

+ Giảm đau bằng cách gây tê ổ gãy hoặc dùng thuốc giảm đau thần kinh trung ương đối với những trường hợp không xảy ra tổn thương sọ não, vùng bụng hay ngực, phổi. 

2.2. Chèn ép khoang cấp tính 

Khi áp lực mô trong khoang kín tăng lên sẽ gây đè ép các mạch máu đi qua, dẫn tới tê liệt các dây thần kinh, hoại tử. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do phù nề, tụ máu ở bên trong kết hợp với bó bột quá chặt, băng ép quá chặt từ bên ngoài. 

 

Bó bột quá chặt có thể gây chèn ép khoang cấp tính

Bó bột quá chặt có thể gây chèn ép khoang cấp tính

Khi bị chèn ép khoang cấp tính, bệnh nhân có thể gặp phải một số biểu hiện như đau buốt, giảm hoặc thậm chí mất khả năng vận động, vùng da dưới nơi bị chèn ép sẽ lạnh hơn bình thường, thời gian bị chèn ép càng lâu thì nguy cơ bị hoại tử sẽ càng tăng. 

Phương pháp điều trị biến chứng gãy xương này như sau: 

- Loại bỏ một số nguyên nhân gây chèn ép từ bên ngoài như cắt băng ép, cắt bột,…

- Dùng thuốc giảm đau. 

- Kê cao chi bị gãy. Tuy nhiên chỉ kê cao vừa phải. 

- Nếu biến chứng không được cải thiện sau 2 giờ, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Với những trường hợp nghiêm trọng, có thể cần cắt cụt chi. 

2.3. Tổn thương mạch máu chính

Biến chứng gãy xương này có thể là tổn thương kèm theo hoặc cũng có thể xảy ra do đầu xương gãy di lệch đè ép. Những tổn thương mạch máu chính có thể gặp phải như thủng, rách, đứt,… dẫn tới chảy máu nhiều hoặc tụ máu gây hội chứng chèn ép khoang. 

Cách xử trí như sau: Nắn xương sớm, phẫu thuật để thực hiện khâu nối hoặc ghép mạch. 

2.4. Tổn thương thần kinh chính

- Nguyên nhân gây tổn thương thần kinh có thể là do tình trạng đè ép, kéo căng, can lệch,… Người bệnh có thể bị mất cảm giác hoặc liệt tại chi bị tổn thương dây thần kinh chính. 

- Phương pháp xử trí: Nắn sớm nhằm mục đích giải phóng chèn ép. Trong trường hợp người bệnh không phục hồi sau 4 tuần, bác sĩ có thể chỉ định mổ thám sát: 

+ Nếu dây thần kinh bị kẹt giữa ổ gãy, cần khắc phục bằng cách gỡ kẹt để giải phóng chèn ép. 

+ Nếu dây thần kinh bị đứt thì sẽ thực hiện phẫu thuật nối hoặc ghép dây thần kinh. 

+ Với những trường hợp đã khâu nối nhưng không phục hồi cần mổ chuyển gân.

2.5. Can xương lệch

Có thể do điều trị không đúng cách khiến xương bị lệch trục, cong gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến khả năng vận động. 

Can xương lệch ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng vận động

Can xương lệch ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng vận động

Bác sĩ có thể xử trí bằng cách nắn xương hoặc phẫu thuật với một số phương pháp như nẹp, dùng tấm kim loại hay ốc vít, đặt thanh nội tủy trong hốc xương hay áp dụng một số phương tiện kết hợp từ bên ngoài. 

2.6. Tổn thương nội tạng

Một số tổn thương nội tạng có thể kể đến như vỡ xương chậu, vỡ bàng quang, chít hẹp niệu đạo, rò rỉ nước tiểu, làm dập phổi,... có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tùy theo từng trường hợp và mức độ biến chứng, bác sĩ sẽ đưa ra những hướng xử trí phù hợp.

Trên đây là một số biến chứng gãy xương và cách xử lý hiệu quả. Để tìm hiểu thêm thông tin hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe xương khớp, Chuyên khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là một lựa chọn đáng tin cậy. 

Đối với những trường hợp cần thực hiện phẫu thuật, Chuyên khoa Cơ xương khớp sẽ kết hợp với Khoa Ngoại tổng hợp và những chuyên khoa có liên quan khác để đảm bảo phẫu thuật an toàn và hiệu quả. 

Khoa Ngoại tổng hợp là nơi quy tụ các bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và được đầu tư các trang thiết bị tân tiến, có thể đáp ứng điều trị tổn thương bằng phương pháp ngoại khoa hiện đại, giảm đau tối đa cho người bệnh

Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch  khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56. 

Từ khoá: xương khớp

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.