Tin tức
Biến chứng tiêm filler vào mạch máu và cách xử trí hiệu quả
- 18/01/2023 | Filler là gì? Có nên làm đẹp bằng cách tiêm filler không?
- 01/07/2023 | Những điều nên biết trước khi tiêm filler mũi
- 10/09/2024 | Đứt mạch máu và những hệ quả nghiêm trọng đối với sức khỏe
- 17/10/2024 | Phình mạch máu não: nguyên nhân gây nên và triệu chứng nhận diện
1. Biến chứng tiêm filler vào mạch máu
Tiêm filler (chất làm đầy) có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu thực hiện sai kỹ thuật. Trong đó, một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất là tắc mạch máu, xảy ra trong trường hợp tiêm filler vào xung quanh, thậm chí là tiêm trực tiếp vào mạch máu, tiêm với liều lượng quá nhiều hoặc tiêm sai vị trí. Đây là vấn đề vô cùng nghiêm trọng, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể khiến cho người được tiêm bị mù lòa, đột quỵ hoặc hoại tử mô mềm.
Tiêm filler là biện pháp làm đẹp được nhiều người áp dụng
Cụ thể, biến chứng tiêm filler vào mạch máu có thể xảy ra theo cơ chế như sau:
- Tiêm filler vào động mạch: Nếu thực hiện tiêm trực tiếp filler vào động mạch có thể gây tắc nghẽn ngay lập tức, khiến cho lưu lượng máu khó có thể lưu thông qua động mạch đó.
- Nếu lượng filler được tiêm vào da quá lớn: Các động mạch xung quanh sẽ bị tắc nghẽn và đồng thời gây ra những áp lực lên các mạch máu nhỏ. Đây chính là lý do khiến tắc nghẽn mạch máu và gây nguy hiểm cho người bệnh.
Vì thế, trước khi thực hiện tiêm filler, kỹ thuật viên cần lưu ý một số vấn đề sau để để có thể phòng tránh biến chứng:
- Kiểm tra cẩn thận để có thể xác định chính xác vị trí tiêm nhằm giảm thiểu tối đa tiêm filler vào các động mạch.
- Dùng với liều lượng phù hợp.
- Am hiểu chuyên môn để có thể nhận biết kịp thời những triệu chứng bất thường, xử trí kịp thời để giảm nguy cơ tổn thương.
2. Những biểu hiện biến chứng tiêm filler vào mạch máu
Khoảng 24 giờ sau khi tiêm filler vào mạch máu, bạn nên quan sát kỹ những biểu hiện của cơ thể và cần đi khám sớm nếu có những biểu hiện biến chứng tiêm filler vào mạch máu dưới đây:
- Bạn cảm thấy khó chịu và đau nhức. Đây có thể là do sự tắc nghẽn mạch máu khiến cho dòng máu không thể lưu thông và tác động đến những mô lân cận.
Không chủ quan với những biến chứng sau tiêm filler
- Sưng tấy vị trí tiêm hoặc quanh vị trí tiêm – nơi mạch máu xảy ra tắc nghẽn. Đây là một trong những biểu hiện rất phổ biến khi cơ thể xảy ra quá trình viêm, phản ứng với filler.
- Vùng da được tiêm filler thay đổi màu sắc: Da có thể chuyển sang màu xanh tím, đỏ, trắng. Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo giảm hoặc ngừng lưu thông máu tại vị trí đó. Lúc này, người bệnh có thể gặp nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
- Vùng bị tắc nghẽn mạch máu có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ của cơ thể: Đây cũng là biểu hiện mà bạn cần hết sức lưu ý để kịp thời xử trí, hạn chế những hậu quả nghiêm trọng.
Nếu thấy xuất hiện những biểu hiện biến chứng tiêm filler vào mạch máu nêu trên hoặc bất cứ các biểu hiện bất thường nào khác. Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời, giảm thiểu nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Có thể nói rằng, đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như hoại tử da, mù lòa và tổn thương nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
3. Phải làm sao nếu gặp biến chứng tiêm filler vào mạch máu?
Nếu xử trí đúng cách, tình trạng tắc mạch máu do tiêm filler sẽ giảm thiểu được tối đa những hậu quả nghiêm trọng. Những biến chứng này thường được phát hiện thông qua những biểu hiện bất thường, tiền sử bệnh lý và lịch trình tiêm filler. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kết hợp với các loại xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để đánh giá về tình trạng tắc mạch máu và nguyên nhân có thực sự là do tiêm filler hay không.
Những trường hợp gặp biến chứng tiêm filler vào mạch máu sẽ được thực hiện theo một số biện pháp như sau:
- Xoa hoặc vỗ nhẹ vào vị trí tắc nghẽn: Phương pháp này có tác dụng giải tỏa áp lực lên thành mạch máu, từ đó giúp cho quá trình lưu thông máu được diễn ra nhịp nhàng hơn.
- Chườm nóng lên da để tăng lưu lượng máu, cải thiện tình trạng tắc nghẽn mạch máu.
- Tiêm enzyme thủy phân chất làm đầy giải phóng filler gây tắc nghẽn, nhất là những trường hợp tiêm filler HA (hyaluronic acid).
- Cho người bệnh dùng aspirin để hạn chế hình thành cục máu đông, lưu thông vùng máu bị tắc nghẽn.
- Dùng thuốc kháng sinh trong những trường hợp có biểu hiện hoặc nghi ngờ nhiễm trùng.
- Phẫu thuật: Nếu đã cải thiện được tình trạng tắc nghẽn mạch máu nhưng vùng da hoặc một số cơ quan của người bệnh lại bị tổn thương nghiêm trọng thì bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ hoặc phẫu thuật để giúp cải thiện chức năng của da và các cơ quan bị tổn thương.
Thông qua những thông tin nêu trên, chúng tôi hi vọng bạn đã hiểu hơn về các biến chứng tiêm filler vào mạch máu, đặc biệt là những biểu hiện nhận biết và cách xử trí hiệu quả. Tiêm chất làm đầy là phương pháp giúp cải thiện nhiều vấn đề của làn da nhưng để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn những cơ sở uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm.
Bạn nên lựa chọn cơ sở tiêm filler uy tín
Điều quan trọng hơn cả là đảm bảo có một cơ thể khỏe mạnh. Nếu có những triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám sớm. Không nên trì hoãn việc thăm khám sức khỏe để tình trạng bệnh tiến triển và gây ra những biến chứng khó lường.
Bất cứ khi nào bạn có những thắc mắc liên quan đến sức khỏe hoặc muốn được kiểm tra sức khỏe, hãy liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!