Tin tức
Các chỉ số tầm soát ung thư phổ biến nhất hiện nay
- 20/11/2019 | Tầm soát ung thư ở đâu tốt Hà Nội? Địa chỉ HOT nhất
- 20/11/2019 | Tầm soát ung thư sớm ở đâu? Địa chỉ tốt nhất cho mọi khách hàng
- 20/11/2019 | Tầm soát ung thư máu định kỳ để tăng hiệu quả điều trị
1. Tầm soát ung thư là gì?
Tầm soát ung thư là thử nghiệm nhằm thăm dò các dạng ung thư nghi ngờ trong quần thể dân cư. Tầm soát ung thư có thể giúp phát hiện sớm bệnh, giúp kéo dài thời gian sống, thậm chí có thể khỏi bệnh.
Tầm soát ung thư thường xuyên giúp bạn phát hiện được ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư tiền liệt tuyến,... ở giai đoạn đầu của bệnh.
Khi phát hiện sớm thì chữa bệnh sẽ không tốn kém cũng như ít tác dụng phụ và khả năng dứt điểm sẽ cao hơn. Ngoài ra tầm soát ung thư còn có tác dụng phát hiện một số tổn thương tiền ung thư, đây chính là nguyên nhân có nhiều khả năng chuyển thành mầm bệnh ung thư nhất.
Tầm soát ung thư giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu của bệnh
2. Các chỉ số tầm soát ung thư của một số loại ung thư phổ biến hiện nay
Hiện tại y học và khoa học kỹ thuật phát triển do đó việc xác định các chỉ số tầm soát ung thư cho ra kết quả có độ chính xác cao. Một số phương pháp có thể kể đến như sau:
Tầm soát ung thư cổ tử cung
-
Xét nghiệm Human papillomavirus: Nhiễm trùng HPV là một yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung. HPV thường được truyền từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục. HPV gồm nhiều chủng loại khác nhau, trong đó các loại virus HPV 16 và 18 có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung.
-
Xét nghiệm PAP, là phương pháp bác sĩ sẽ thu thập một mẫu nhỏ các tế bào từ bề mặt cổ tử cung, sau đó đưa lên tấm lam (phết Pap) hoặc trộn lẫn mẫu trong một dịch cố định để kiểm tra dưới kính hiển vi. Thông qua việc kiểm tra các tế bào sẽ giúp bác sĩ tìm ra những biến dạng và sự thay đổi bất thường của tế bào, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
-
Xét nghiệm Cellprep, Thinprep tương tự như xét nghiệm Pap nhưng khả năng phát hiện ung thư tốt hơn rất nhiều.
-
Phương pháp nội soi cổ tử cung : Là phương pháp kiểm tra cổ tử cung vùng âm đạo và âm hộ nhằm phát hiện một số bệnh phụ khoa phụ nữ có thể mắc phải như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp cổ tử cung,... các bệnh lý có yếu tố nguy cơ ung thư.
Chị em nên định kỳ tầm soát ung thư cổ tử cung
Tầm soát ung thư phổi
- Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi qua máu: Cyfra 21-1, NSE, Pro GRP.
- Chụp X - quang tim phổi.
- Chụp CT scan ngực liều thấp (low-dose computed tomgraphy) là xét nghiệm sàng lọc được khuyến cáo thực hiện tầm soát ung thư phổi. Xét nghiệm này được thực hiện với một máy quét tia X sử dụng liều xạ thấp để tạo nên hình ảnh chi tiết về phổi của bạn.
Tầm soát ung thư vú
Sử dụng phương pháp chụp X - quang tuyến vú, hiện tại đây là phương pháp có giá trị nhất hiện nay và áp dụng thích hợp nhất cho phụ nữ trên 40 tuổi.
-
Sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI để tầm soát ung thư vú khi mang các gen BRCA1, BRCA2. Xác định xạ trị thành ngực ở giai đoạn 20 tuổi đến 30 tuổi.
-
Siêu âm vú không phải là phương pháp tầm soát ung thư do khó có thể phát hiện được các tổn thương nhỏ mà ung thư gây ra.
-
Đối với phụ nữ trên 40 tuổi tuyến sữa ít đi thì việc xác định nhũ ảnh sẽ dễ hơn dẫn đến phát hiện bệnh tốt hơn.
Tầm soát ung thư đại trực tràng phương pháp FOBT
Xét nghiệm dấu ấn ung thư đại trực tràng trong máu: CEA
Tầm soát ung thư dạ dày
Sử dụng phương pháp nội soi là tốt nhất do cơ quan tiêu hoá hình rỗng. Khi nội soi sẽ giúp ta thấy trực tiếp các tổn thương, những nơi sẽ xuất hiện mầm bệnh.
Tầm soát ung thư dạ dày
Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt
- Phương pháp khám trực tràng trực tiếp (DRE). Bác sĩ sẽ đưa tay bôi trơn vào trực tràng của người bệnh để kiểm tra các dấu hiệu bất thường của tuyến tiền liệt. Khi cảm nhận bề mặt tuyến tiền liệt có gì bất thường thì nên xét nghiệm sâu hơn để xác định bệnh.
- Xét nghiệm kháng nguyên PSA, mức PSA của nam giới cao hơn bình thường thì có khả năng anh ta bị ung thư tuyến tiền liệt.
3. Đối tượng nào nên tầm soát ung thư
Hiện nay khoa học và kinh tế phát triển do đó con người quan tâm nhiều đến sức khoẻ của mình hơn. Việc khám bệnh định kỳ 6 tháng một lần là điều nên làm. Mọi người cũng nên đi tầm soát ung thư thường xuyên để hạn chế tỷ lệ phát bệnh. Tuy nhiên các đối tượng sau nên đi tầm soát ung thư bởi tỷ lệ mắc bệnh có thể sẽ cao hơn người bình thường.
Nên tầm soát ung thư định kỳ để đảm bảo an toàn cho bản thân
-
Gia đình có người đã bị ung thư
-
Người thuộc nhóm tuổi có khả năng mắc bệnh cao.
-
Môi trường làm việc hoặc tiếp xúc có khả năng gây ung thư cao.
Một số ví dụ như bệnh ung thư vú thường xuất hiện ở phụ nữ trên 40 tuổi, phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh,...
Ung thư đại trực tràng thường nhằm vào các đối tượng trên 50 tuổi, gia đình đã có người ung thư đại trực tràng.
Có những chương trình tầm soát ung thư cho cả một nhóm người, ví dụ như những làng ung thư chúng ta thường thấy trên chương trình thời sự.
Tầm soát cá nhân là người đó nhận thấy mình có nguy cơ mắc bệnh cao khi có những điều kể trên. Do vậy họ đi tầm soát thường xuyên để theo dõi tình trạng cơ thể một cách tốt nhất.
Tuy nhiên việc tầm soát ung thư có chi phí khá đắt khi phải sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất. Các phương tiện rẻ tiền không đáng tin sẽ cho ra kết quả không chính xác. Sử dụng các loại phương tiện đắt tiền chất lượng tốt sẽ phát hiện sớm và có độ tin cậy cao.
Đối với tình trạng ung thư đang gia tăng trên toàn thế giới, ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh cùng ngày một tăng. Lúc này ta thấy được mức độ quan trọng của việc tầm soát ung thư. Khi ở giai đoạn đầu nếu kịp thời chữa trị thì tỷ lệ thành công là rất cao. Do đó chúng ta nên thực hiện đúng phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đừng để đến lúc bệnh phát tác, chuyển sang giai đoạn cuối khi ấy tỷ lệ chữa khỏi là cực thấp.
Việc xác định các chỉ số tầm soát ung thư là việc nên làm để bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này. Hãy liên hệ MEDLATEC để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!