Tin tức
Các chuyên gia cảnh báo những nguyên nhân gây ung thư dạ dày thường gặp
- 29/09/2021 | Khái niệm, triệu chứng và các phương pháp điều trị ung thư dạ dày
- 16/09/2021 | Thận trọng với những nguyên nhân gây ung thư dạ dày có thể gặp ở bất kỳ ai
- 23/02/2022 | Điểm danh các phương pháp điều trị ung thư dạ dày hiệu quả ở giai đoạn đầu
- 26/01/2022 | Xét nghiệm ung thư dạ dày quan trọng như thế nào?
1. Những nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Trên thực tế vẫn chưa thể tìm ra những nguyên nhân gây ung thư dạ dày chính xác nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh dạ dày, đặc biệt là thói quen sinh hoạt và ăn uống không khoa học. Cụ thể như sau:
Nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày
-
Chế độ ăn không khoa học
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Chế độ ăn uống khoa học với những thực phẩm lành mạnh sẽ giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh hơn, phòng chống các loại bệnh tật tốt hơn.
Ngược lại, chế độ ăn uống không lành mạnh chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều loại bệnh tật, đặc biệt là bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh ung thư dạ dày.
Dưa muối có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày
Theo các chuyên gia, ăn quá nhiều hợp chất nitrat chẳng hạn như các món dưa muối, cà muối, các loại thịt hun khói, những đồ ăn lên men, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn,… sẽ khiến lượng muối đi vào cơ thể quá nhiều dẫn đến tình trạng quá tải cho hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, những người ăn quá nhiều hợp chất nitrat sẽ có nguy cơ bị bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày cao hơn những người có chế độ ăn lành mạnh.
Bên cạnh đó, những trường hợp hút thuốc lá, uống rượu bia cũng cần phải thận trọng đối với căn bệnh này. Như chúng ta đã biết, thuốc lá có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến phổi và rượu bia có thể gây ra nhiều tác hại cho gan. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần của những tác hại do rượu bia, thuốc lá gây ra bởi những chất kích thích này có thể gây hại cho rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm cả dạ dày.
Ngoài ra, thói quen ăn uống cũng ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của bạn. Nếu ăn quá nhanh, không nhai kỹ thức ăn thì các enzyme trong nước bọt sẽ chưa kịp tiết ra để hỗ trợ phân hủy thức ăn trước khi chúng đi xuống dạ dày. Điều này kết hợp với tình trạng ăn quá nhiều, quá no, ăn liên tục sẽ khiến cho thức ăn bị ứ đọng lại, gây áp lực, quá tải cho dạ dày và dần dẫn đến trào ngược axit, viêm loét và nguy hiểm nhất là tình trạng ung thư dạ dày.
-
Vi khuẩn H.P (Helicobacter Pylori)
Vi khuẩn HP gây ra tình trạng viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày và cũng là một yếu tố nguy cơ làm phát triển bệnh ung thư dạ dày,... Hiện tỷ lệ người dân Việt Nam nhiễm vi khuẩn này rất cao. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, không phải ai nhiễm khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày mà đây chỉ là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Khuẩn HP có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày
-
Yếu tố gia đình
Những thống kê cho thấy, các trường hợp có người thân mắc bệnh ung thư dạ dày sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Do đó, nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em bị bệnh, bạn cũng nên cẩn thận và chú ý phòng tránh, tầm soát ung thư dạ dày.
-
Những trường hợp mắc bệnh dạ dày, từng phẫu thuật dạ dày
Nếu bạn mắc bệnh lý mạn tính về dạ dày hoặc đã từng phẫu thuật dạ dày thì cần phải chăm sóc sức khỏe dạ dày tốt hơn. Đặc biệt, nếu có bệnh dạ dày, bạn nên thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh có thể phát triển thành ung thư.
Bên cạnh những nguyên nhân gây ung thư dạ dày đã kể đến phía trên thì một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm tình trạng độ tuổi, nhóm máu, tình trạng thừa cân béo phì, phơi nhiễm với khói bụi hay các hóa chất độc hại,..
2. Những phương pháp phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày
Bệnh ung thư dạ dày rất nguy hiểm. Để phòng ngừa bệnh, bạn có thể thực hiện những biện pháp dưới đây:
-
Áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
+ Nên hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn, các loại thịt hun khói, đồ ăn lên men,…
+ Tăng cường ăn các loại trái cây và rau xanh.
+ Nên ăn thịt trắng và hạn chế ăn quá nhiều các loại thịt đỏ để giảm nguy cơ ung thư.
+ Bổ sung các chất chống oxy hóa trong chế độ ăn hàng ngày.
+ Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, không nên uống bia rượu.
+ Thường xuyên vận động để tăng cường sức khỏe, kiểm soát cân nặng.
-
Điều trị nhiễm vi khuẩn HP
Không phải bất cứ ai nhiễm khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày nhưng điều quan trọng là bạn không nên chủ quan và hãy điều trị dứt điểm bệnh để hạn chế nguy cơ tổn thương dạ dày nghiêm trọng và nhất là phòng tránh nguy cơ ung thư dạ dày.
Tầm soát ung thư dạ dày để bảo vệ sức khỏe của bạn
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ, sàng lọc ung thư dạ dày
Kiểm tra sức khỏe định kỳ chính là cách tốt nhất giúp bạn nâng cao chất lượng sống. Tầm soát ung thư dạ dày có thể giúp bạn phát hiện bệnh ngay cả khi chưa xuất hiện triệu chứng ra bên ngoài. Do đó, những trường hợp nguy cơ cao càng nên chú ý đến việc tầm soát bệnh.
Đối với những trường hợp phát hiện bệnh sớm và được điều trị kịp thời thì hiệu quả chữa bệnh sẽ cao hơn, cơ hội kéo dài tuổi thọ cũng cao hơn và chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng tốt hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tầm soát bệnh để đảm bảo có được kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thể là một gợi ý cho bạn. MEDLATEC được trang bị các loại máy móc hiện đại và là nơi quy tụ các bác sĩ đầu ngành, đặc biệt bệnh viện còn nhận được nhiều chứng chỉ danh giá trong và ngoài nước như chứng chỉ CAP được cấp bởi Hiệp hội bệnh học Hoa Kỳ và chứng chỉ ISO 15189:2012 của Bộ Khoa học Công nghệ. Hãy gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để các bác sĩ tư vấn chi tiết cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!