Tin tức

Các giai đoạn của ung thư tuyến giáp và giải pháp phòng bệnh

Ngày 14/08/2021
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh lý khiến nhiều người cảm thấy lo lắng về sức khỏe và tuổi thọ của mình. Khi bệnh tình chuyển biến sang giai đoạn ung thư cũng là thời điểm tế bào ung thư bắt đầu phát triển nhanh với kích thước ngày một lớn hơn. Bên cạnh đó, các giai đoạn của ung thư tuyến giáp diễn tiến cũng khá phức tạp.

1. Tổng quan về bệnh ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp được mô tả là tình trạng các tế bào tuyến giáp tăng lên với số lượng lớn do những vật chất di truyền ADN bị rối loạn phân chia. Bên cạnh đó, bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, tức ở cả nam giới và nữ giới. Hầu hết các bệnh nhân khi mắc bệnh đều khó có thể phát hiện được do các biểu hiện của bệnh thường diễn tiến một cách âm thầm. Nhiều trường hợp, bệnh tình đã chuyển biến qua các giai đoạn ung thư tuyến giáp hoặc di căn sang nhiều cơ quan khác nhưng bệnh nhân vẫn không hề hay biết. 

Các giai đoạn của ung thư tuyến giáp

Sơ lược về tình trạng ung thư tuyến giáp

Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ mà nhiều năm trở lại đây, lĩnh vực y khoa đã có nhiều phương pháp giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh ung thư tuyến giáp hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân phát hiện bệnh sớm khi thăm khám sức khỏe định kỳ. Với những trường hợp phát hiện khối u ở phần cổ phía trước, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như chụp cắt lớp vi tính, siêu âm,… để có cơ sở chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng ung thư. 

Ngoài ra, khi thực hiện siêu âm tuyến giáp và xét nghiệm máu, bác sĩ cũng có thể nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong tuyến giáp. Tuy nhiên, những phương pháp này thường không được xem là xét nghiệm sàng lọc ung thư trừ những trường hợp bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ cao. Chẳng hạn như đã từng mắc bệnh ung thư tuyến giáp hoặc tiền sử người thân từng bị ung thư.

2. Các giai đoạn của ung thư tuyến giáp 

Trong y khoa, các giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư thường được mô tả như tình trạng di căn của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, giai đoạn ung thư cũng là thời điểm quan trọng để bác sĩ tiên lượng và lựa chọn phác đồ điều trị bệnh phù hợp với tình trạng bệnh nhân. Theo bác sĩ, các giai đoạn của ung thư tuyến giáp thường khác nhau và phụ thuộc vào từng loại ung thư cũng như độ tuổi của bệnh nhân. Cụ thể gồm:

2.1. Ung thư tuyến giáp thể tủy

Đối với tình trạng ung thư tuyến giáp thể tủy, người nhân có thể trải qua các giai đoạn chuyển biến của bệnh như: 

Các giai đoạn của ung thư tuyến giáp tủy

Các giai đoạn của ung thư tuyến giáp thể tủy

  • Giai đoạn 1: khối u xuất hiện bên trong tuyến giáp với kích thước đường kính tối đa là 2cm. 

  • Giai đoạn 2: kích thước khối u ngày một lớn hơn với đường kính giao động từ 2cm đến 4cm. Bên cạnh đó, khối u vẫn chưa có sự lây lan sang các cơ quan hoặc hạch bạch huyết

  • Giai đoạn 3: mặc dù tế bào ung thư chưa xâm lấn sang các cơ quan lận cân nhưng đã có biểu hiện lây lan qua các hạch bạch huyết. Bên cạnh đó, kích thước khối u phát triển lớn hơn, không thể xác định được đường kính nhất định. 

  • Giai đoạn 4a: khối u phát triển lớn hơn với kích thước không thể xác định được. Đồng thời, sự phát triển của khối u vượt ra ngoài tuyến giáp, xâm lấn vị trí các dây thần kinh, thực quản và khí quản. 

  • Giai đoạn 4b: kích thước khối u phát triển và không thể xác định được kích thước tối đa. Bên cạnh đó, tế bào ung thư cũng đã lan rộng sang các mô gần cột sống, các mạch máu lân cận.

  • Giai đoạn 4c: ở giai đoạn này các tế bào ung thư không chỉ lây lan sang nhiều khu vực lân cận mà còn di căn sang nhiều cơ quan khác theo đường máu. Theo bác sĩ, khi tình trạng bệnh đã tiến triển sang giai đoạn này thì cơ hội điều trị khỏi bệnh dường như rất hiếm. 

2.2. Ung thư tuyến giáp thể nhú 

Các giai đoạn của ung thư tuyến giáp thể nhú mà bệnh nhân sẽ trải qua bao gồm: 

  • Giai đoạn 1: các biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng nên việc phát hiện bệnh cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nếu bệnh nhân tiến hành xét nghiệm hình ảnh có thể phát hiện khối u tồn tại bên trong tuyến giáp với kích thước khoảng 2cm.

  • Giai đoạn 2: bệnh nhân bắt đầu cảm thấy hơi đau họng, ăn uống thường khó nuốt, kích thước khối u cũng phát triển khoảng 2cm - 4 cm. Ở giai đoạn này, khối u dần có biểu hiện xâm lấn sang các vùng lân cận bên ngoài tuyến giáp nên khi thăm khám, bác sĩ cũng dễ dàng phát hiện hơn. 

  • Giai đoạn 3: kích thước khối u phát triển vượt trên 4cm nhưng các tế bào ung thư vẫn chưa lây lan đến bạch huyết nên bệnh nhân vẫn có thể tích cực chữa trị để hồi phục sức khỏe.

Khả năng hồi phục ở giai đoạn cuối là rất thấp

Khả năng hồi phục ở giai đoạn cuối là rất thấp

  • Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối): khối u phát triển với kích thước rất lớn và xâm lấn sang nhiều cơ quan khác như hạch bạch huyết ở cổ rồi lan xuống các mạch máu, sau đó di căn sang phổi, xương,... 

2.3. Ung thư tuyến giáp không biệt hóa

Những đối tượng bị ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa luôn bắt đầu ngay giai đoạn 4, cụ thể như:

  • Giai đoạn 4a: khối u tồn tại bên trong tuyến giáp với kích thước không xác định được. Tuy nhiên, các tế bào ung thư vẫn chưa lây lan và xâm lấn các cơ quan lân cận và hạch bạch huyết.

  • Giai đoạn 4b: một số cơ quan như dây thần kinh, khí quản, mạch máu, thực quản hoặc hạch bạch huyết đã bị xâm lấn bởi các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, kích thước khối u cũng phát triển lớn hơn và không thể xác định được đường kính tối đa.

Tế bào ung thư dần dần xâm lấn thực quản

Tế bào ung thư dần dần xâm lấn thực quản

  • Giai đoạn 4c: tế bào ung thư đã lây lan và di căn đến nhiều vị trí khác mặc dù nằm xa với tuyến giáp. Do đó, khả năng điều trị khỏi bệnh ở những đối tượng đã chuyển sang giai đoạn này thường rất thấp. 

3. Các giải pháp phòng ngừa bệnh 

Ngoài việc lý giải chi tiết các giai đoạn của ung thư tuyến giáp thì bác sĩ còn gợi ý với bạn đọc một số giải pháp giúp phòng ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe. Cụ thể như:

  • Luôn hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại cũng như tia phóng xạ.

  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe. Bên cạnh đó, mọi người có thể tự kiểm tra bằng cách sờ lên các vùng quanh cổ để phát hiện các khối u bất thường. 

  • Chú ý đến các triệu chứng lạ, điển hình như cơ thể trở nên nhạy cảm hơn, tăng cân bất thường, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi nhưng không xác định được nguyên nhân,... những triệu chứng bất thường này có thể nảy sinh từ tình trạng rối loạn hormone tuyến giáp. 

Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế để cơ thể đối diện với tình trạng căng thẳng kéo dài. Ngoài ra, việc duy trì cân nặng phù hợp với chỉ số khối cơ thể BMI cũng rất cần thiết.

  • Hạn chế sử dụng muối iod hoặc các thực phẩm có chứa nhiều iot như hải sản, rong biển. Bên cạnh đó, nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm có lợi cho tuyến giáp, chẳng hạn như hạch nhân, hạt điều.

  • Với những đối tượng có người thân từng mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, cần phải thực hiện kiểm tra sức khỏe và tầm soát bệnh hằng năm nhằm phát hiện bệnh sớm cũng như chữa trị bệnh kịp thời. 

Tùy vào thể bệnh mà các giai đoạn của ung thư tuyến giáp sẽ có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, dù là thể bệnh nào hoặc bệnh lý nào thì việc tích cực điều trị sớm đều rất quan trọng. Do đó, mọi người không nên chủ quan khi mắc bệnh hay kể cả khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ