Tin tức

Các loại chấn thương hàm mặt thường gặp và cách sơ cứu

Ngày 17/02/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu không cẩn thận, bạn có thể đối mặt với một số chấn thương hàm mặt. Những chấn thương này vừa ảnh hưởng tới thẩm mỹ, vừa gây nguy hiểm đối với sức khỏe. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu về các loại chấn thương hàm mặt thường gặp, nguyên nhân gây ra và cách điều trị, xử lý.

1. Chấn thương hàm mặt là gì?

Bất cứ ai trong chúng ta cũng có nguy cơ gặp chấn thương hàm mặt. Tình trạng này xuất hiện khi bạn gặp phải tai nạn ngoài ý muốn trong sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như tham gia giao thông, tập luyện… 

Chấn thương hàm mặt gồm nhiều loại khác nhau

Chấn thương hàm mặt gồm nhiều loại khác nhau

Đặc biệt, người lớn tuổi cần phải thận trọng, họ là những người tuổi cao, sức yếu và rất dễ bị choáng, vấp ngã khi đi lại. Điều này làm gia tăng nguy cơ xảy ra chấn thương hàm mặt, gây mất thẩm mỹ cho người lớn tuổi.

Trên thực tế, các loại chấn thương hàm mặt thường gặp vô cùng đa dạng, có thể kể tới như tình trạng gãy xương khu vực ổ răng, thân răng hoặc chân răng,… Bên cạnh đó, một số bệnh nhân sau khi gặp tai nạn được chẩn đoán gãy xương hàm dưới, hàm trên, gò má. Như vậy, chấn thương ở hàm mặt có nhiều mức độ khác nhau.

Ngay khi phát hiện chấn thương ở hàm mặt, bạn cần được đi cấp cứu và điều trị để tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện.

2. Một số nguyên nhân gây chấn thương hàm mặt

Khi tìm hiểu về các loại chấn thương hàm mặt thường gặp, chúng ta nên quan tâm tìm hiểu về nguyên nhân gây chấn thương. Đa phần đều là nguyên nhân chủ quan, do đó các bạn có thể chủ động phòng tránh, bảo vệ bản thân mình.

Tai nạn giao thông được cho là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương hàm mặt, nhất là với những người tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp và không đội mũ bảo hiểm. Thói quen phóng nhanh, vượt ẩu kèm chất lượng cơ sở vật chất là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ gặp tai nạn giao thông. Tốt nhất, chúng ta nên tuân thủ theo luật giao thông, lái xe an toàn, duy trì tốc độ cho phép để bảo vệ mình và mọi người xung quanh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chấn thương hàm mặt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chấn thương hàm mặt

Bên cạnh đó, tai nạn lao động cũng được cho là nguyên nhân dẫn tới chấn thương hàm mặt ngoài ý muốn. Tình trạng này xảy ra do người lao động chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong quá trình lao động hoặc doanh nghiệp chưa đảm bảo sự an toàn cho người lao động. Khi làm việc, các bạn hãy cố gắng thực hiện theo nội quy, trang bị vật dụng, đồ bảo hộ đúng quy định.

Ngoài ra, tai nạn trong sinh hoạt hoặc do động vật cắn, do hỏa khí có thể khiến bạn phải đối mặt với chấn thương ở vùng hàm mặt. Chính vì thế các bạn nên cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày, bởi vì tác nhân gây chấn thương xuất hiện ở khắp mọi nơi.

3. Các loại chấn thương hàm mặt thường gặp

Các loại chấn thương hàm mặt thường gặp được chia thành nhiều loại nhưng chủ yếu chia thành hai dạng, đó là chấn thương phần mềm và chấn thương xương.

Chấn thương phần mềm xảy ra ở bên ngoài mặt và không quá nghiêm trọng so với chấn thương xương. Tuy nhiên, các vết thương bên ngoài lại gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân, khiến họ tự ti vì những vết sẹo xấu xí. Một số vết thương thường gặp như: xây xát ngoài da, rách hoặc vết thương xuyên qua da… Trong đó, vết thương rách da khá nguy hiểm, nhiều vết thương sâu tới gần sát xương và gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Chấn thương phần mềm có thể để lại những vết sẹo 

Chấn thương phần mềm có thể để lại những vết sẹo 

Một số trường hợp bệnh nhân phải đối mặt với vết thương bỏng, vết thương do hỏa khí hoặc gây thiếu hổng tổ chức da. Đây là các loại chấn thương hàm mặt thường gặp, mất nhiều thời gian bình phục, bệnh nhân phải kiên trì và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Chấn thương xương thường khá nghiêm trọng, bệnh nhân có thể gặp chấn thương ở hàm trên hoặc hàm dưới. Các triệu chứng chung là: phù nề, sưng và đau ở khu vực gãy xương hoặc bị tổn thương. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Chấn thương ở hàm trên thường ảnh hưởng tới khu vực ổ mắt, má của bệnh nhân và gây ra một số hậu quả nghiêm trọng, ví dụ như tình trạng song thị, thị lực suy giảm, thậm chí là mù lòa… Trong khi đó, chấn thương ở hàm dưới sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi nhai, nuốt thức ăn hay đơn giản là há miệng. Dù gặp phải chấn thương nào đi chăng nữa, chúng ta cũng phải thận trọng và điều trị kịp thời.

Bác sĩ cần theo dõi hình ảnh chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác nhất

Bác sĩ cần theo dõi hình ảnh chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác nhất

4. Kinh nghiệm sơ cứu cho bệnh nhân chấn thương hàm gặp

Sau khi nắm được các loại chấn thương hàm mặt thường gặp, chúng ta nên tìm hiểu cách sơ cứu, xử trí khi gặp phải bệnh nhân bị chấn thương. Để xử trí đúng cách, trước tiên bạn phải biết được bệnh nhân đang gặp phải triệu chứng như thế nào.

Với những người gặp chấn thương hàm mặt và chảy máu, việc cầm máu tạm thời là vô cùng cần thiết. Sau đó, người bệnh cần được đưa ngay tới cơ sở y tế uy tín để tiếp tục theo dõi và điều trị.

Sau khi gặp chấn thương, nhiều bệnh nhân sẽ cảm thấy choáng váng, trong tình huống này bạn nên để họ nằm nghỉ ngơi, hạn chế vận động. Tốt nhất, người bệnh nên được đặt nằm thấp đầu tại không gian rộng, thoáng đãng.

Nếu phát hiện bệnh nhân ngạt thở khi gặp chấn thương hàm mặt, chúng ta hãy cố gắng khai thông đường thỏ cho họ. Đây là cách để tăng chỉ số sinh tồn cho bệnh nhân, hạn chế những biến chứng xấu xuất hiện.

5. Người bị chấn thương hàm mặt nên điều trị ở đâu?

Đối với các chấn thương hàm mặt thường gặp, bác sĩ cần sử dụng nhiều kỹ thuật hiện đại để theo dõi và chẩn đoán chính xác mức độ nghiêm trọng của vết thương, đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Do đó, chúng ta cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để yên tâm theo dõi, chữa trị chấn thương vùng hàm mặt.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị y tế có gần 30 năm kinh nghiệm điều trị, chăm sóc sức khỏe với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng trang bị cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh. Hiện nay, MEDLATEC đang sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012. Đồng thời, bệnh viện vinh dự nhận chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ và còn có hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như X-quang, MRI, CT,... 

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn chúng ta đã nắm được các loại chấn thương hàm mặt thường gặp và cách xử trí khi gặp nạn nhân bị chấn thương. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên lạc với MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Từ khoá: vết thương

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.