Tin tức

Các loại nước ép trái cây dành cho người tiểu đường và lưu ý khi sử dụng

Ngày 10/07/2025
Tham vấn y khoa: BS. Phạm Thị Nhi
Nước ép trái cây dành cho người tiểu đường tuy là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng nếu sử dụng không đúng cách cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy người bị tiểu đường nên uống loại nước ép nào, uống ra sao để kiểm soát đường huyết hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý giúp bạn một số loại nước ép phù hợp và những điều cần lưu ý khi sử dụng để tránh các yếu tố nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

1. Người bị tiểu đường uống nước ép trái cây được hay không?

Nước ép trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp bệnh nhân tiểu đường:

  • Được bổ sung nguồn dưỡng chất nhanh chóng và dễ hấp thu.
  • Tăng cường chất chống oxy hóa, cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Tuy nhiên, loại đồ uống này cũng chứa lượng đường tự nhiên (fructose) cao, dễ làm tăng đường huyết nhanh do mất chất xơ khi ép, nhất là với những loại nước được ép từ trái cây có chỉ số đường huyết cao.

Người bị tiểu đường vẫn có thể uống nước ép trái cây, nhưng cần chọn lọc loại trái cây phù hợp và uống đúng cách để tránh ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Nước ép trái cây nếu dùng đúng cách sẽ trở thành nguồn dưỡng chất tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Nước ép trái cây nếu dùng đúng cách sẽ trở thành nguồn dưỡng chất tốt cho bệnh nhân tiểu đường

2. 7 loại nước ép trái cây dành cho người tiểu đường

Không phải mọi loại nước ép đều ảnh hưởng xấu đến chỉ số đường huyết. Một số loại nước ép từ trái cây có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ người bệnh kiểm soát đường huyết hiệu quả. 7 loại nước ép trái cây dành cho người tiểu đường sau đây có thể dễ dàng làm và sử dụng tại nhà:

2.1. Nước ép ổi 

Ổi là loại trái cây giàu nhiều chất xơ hòa tan, vitamin C và có chỉ số đường huyết thấp (12 - 24). Vì thế, nước ép ổi vừa giúp tăng cường đề kháng, vừa làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, hỗ trợ kiểm soát đường huyết sau ăn.

Cách làm nước ép ổi đơn giản chỉ cần dùng 1 quả ổi khoảng 150g, rửa sạch, ép lấy nước sau đó pha thêm 50ml nước lọc vào rồi uống trực tiếp, chú ý không thêm đường hoặc muối. 

2.2. Nước ép bưởi 

Bưởi có chứa chất chống oxy hóa naringenin giúp cải thiện độ nhạy insulin, hỗ trợ giảm mỡ máu và kiểm soát cân nặng. Nước ép bưởi là loại nước ép trái cây dành cho người tiểu đường có tác dụng tăng hiệu quả chuyển hóa đường, hạ cholesterol xấu và giảm nguy cơ gặp phải biến chứng tim mạch.

Để làm nước ép bưởi bạn nên chọn bưởi da xanh hoặc bưởi hồng, bóc vỏ, bỏ hạt và ép lấy nước. Mỗi tuần chỉ nên uống 3 - 4 lần nước ép bưởi và không quá 100 - 150ml/lần. Không dùng chung nước ép bưởi với thuốc hạ mỡ máu để tránh gây tương tác thuốc.

Nước ép bưởi giảm mỡ máu và cải thiện đường huyết

Nước ép bưởi giảm mỡ máu và cải thiện đường huyết

2.3. Nước ép cà chua 

Chỉ số đường huyết của cà chua tương đối thấp (khoảng 30). Đây còn là loại trái cây giàu chất chống oxy hóa lycopene có tác dụng giảm viêm, điều hòa đường huyết và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Người bị tiểu đường uống nước ép cà chua sẽ giúp kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng tim mạch, cải thiện vẻ đẹp làn da và tốt cho thị lực.

Cách làm nước ép cà chua như sau: dùng 2 quả cà chua chín vừa đã được rửa sạch đem ép lấy nước (phần bã cà chua giữ lại dùng kèm nước), không cho thêm đường hay muối rồi dùng uống vào buổi sáng hoặc trước bữa ăn nhẹ.

2.4. Nước ép lựu 

Lựu giàu polyphenol và anthocyanin - chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do và cải thiện chức năng tuyến tụy. Có thể lựa chọn thức uống này làm nước ép trái cây dành cho người tiểu đường để:

  • Giảm stress oxy hóa - yếu tố góp phần khiến cho bệnh tiểu đường thêm trầm trọng.
  • Cải thiện hệ miễn dịch.
  • Giảm cholesterol xấu.

Cách sử dụng nước ép lựu đơn giản nhất là ép lấy nước 1 quả lựu khoảng khoảng 200g, không thêm đường, uống 100ml/lần, không quá 2 - 3 lần/tuần.

2.5. Nước ép dâu tây 

Dâu tây có chỉ số đường huyết là 40, giàu chất xơ, vitamin C, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và chống viêm hiệu quả. Người bị tiểu đường dùng nước ép dâu tây có tác dụng:

  • Giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường gây ra.
  • Làm đẹp da, tăng cường đề kháng.
  • Cải thiện chức năng của tế bào tuyến tụy.

Cách dùng nước ép dâu tây như sau: ép lấy nước từ 6 - 8 quả dâu tây tươi, thêm vài giọt chanh hoặc ít lá bạc hà để tăng hương vị, mỗi tuần uống không quá 3 lần.

2.6. Nước ép lê

Lê là trái cây thanh mát, nhiều nước, chứa chất xơ hòa tan và sorbitol có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ đường tiêu hóa. Sở dĩ thức uống này được gợi ý làm loại nước ép trái cây dành cho người tiểu đường là bởi công dụng:

  • Hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, giảm táo bón cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Giúp duy trì cảm giác no lâu để người bị tiểu đường không ăn vặt, ăn quá nhiều trong một ngày.
  •  Ít ảnh hưởng đến đường huyết, nếu uống đúng cách, không thêm đường.

Cách sử dụng nước ép lê đơn giản là bạn hãy cắt bỏ lõi một quả lê rồi thái từng miếng nhỏ, thêm chút táo xanh vào để tăng hương vị và ép lấy nước uống trực tiếp, không thêm đường. 

Nước ép lê hàm lượng đường thấp nên không làm tăng đường huyết

Nước ép lê hàm lượng đường thấp nên không làm tăng đường huyết 

2.7. Nước ép kiwi 

Kiwi ít đường, giàu axit folic, chất xơ và vitamin C, giúp giảm cholesterol và tăng độ nhạy cảm insulin nên rất tốt cho người tiểu đường type 2. Việc sử dụng nước ép từ loại quả này sẽ giúp:

  • Kiểm soát chỉ số đường huyết.
  • Tăng độ nhạy insulin, giúp cơ thể sử dụng đường hiệu quả hơn.
  • Ngăn ngừa biến chứng mạch máu do tiểu đường gây ra.
  • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ vi chất dinh dưỡng.

Để dùng nước ép kiwi bạn cần 1 - 2 quả kiwi, gọt vỏ, ép lấy nước hoặc xay sinh tố để giữ chất xơ rồi uống vào bữa ăn sáng, không uống khi bụng đói.

3. Cách sử dụng nước ép trái cây tốt cho người bị tiểu đường

Để việc sử dụng nước ép trái cây dành cho người tiểu đường an toàn, không làm tăng đường huyết đột ngột, bạn cần chú ý một số nguyên tắc như:

  • Chọn trái cây tươi, không quá chín (trái chín quá thường nhiều chứa hàm lượng đường cao hơn).
  • Không thêm sữa đặc, đường, mật ong hay chất tạo ngọt vào nước ép. Nếu thích vị ngọt, có thể thêm vài lát táo xanh hoặc dưa leo.
  • Hạn chế lọc bỏ bã vì chất xơ có vai trò làm chậm hấp thu đường.
  • Nên uống sau bữa ăn 1 - 2 tiếng để giảm nguy cơ tăng đường huyết, không uống trước khi đi ngủ hoặc khi đói bụng.
  • Pha loãng với nước lọc để giảm nồng độ đường tự nhiên.
  • Không nên uống quá 150ml/lần, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 ly nhỏ và uống nhấp từng ngụm để đường hấp thu từ từ.
  • Uống ngay sau khi ép, tránh để lâu dễ làm mất dưỡng chất tự nhiên có trong trái cây.
  • Nên ép thêm rau bina, cần tây, cà rốt, khổ qua,... vào nước ép để giảm chỉ số đường huyết và tăng dưỡng chất cho đồ uống.
  • Nên dùng nước ép tự làm để đảm bảo không có đường, phụ gia, chất bảo quản.
  • Theo dõi đường huyết sau khi uống để đánh giá phản ứng của cơ thể.

Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết cách chọn loại nước ép trái cây dành cho người tiểu đường

Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết cách chọn loại nước ép trái cây dành cho người tiểu đường

Mặc dù nước ép trái cây mang lại lợi ích sức khỏe, nhưng bệnh nhân tiểu đường không nên lạm dụng nước ép thay cho bữa ăn chính hoặc dùng như thức uống giải khát trong ngày. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để chọn được loại nước ép trái cây dành cho người tiểu đường trước khi thêm vào thực đơn hằng ngày.

Quý khách hàng nếu có triệu chứng nghi ngờ tiểu đường như thường xuyên khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi kéo dài, sụt cân không rõ nguyên nhân,... có thể đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được chẩn đoán chính xác và tư vấn chế độ dinh dưỡng, điều trị phù hợp.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ