Tin tức
Các loại xét nghiệm cận lâm sàng phổ biến hiện nay
- 25/03/2020 | Ý nghĩa lâm sàng của các globulin miễn dịch IgG, IgM và IgA
- 12/11/2022 | Bác sĩ giải đáp: Khám lâm sàng và cận lâm sàng là gì?
1. Phân biệt khám và xét nghiệm cận lâm sàng
Trước khi thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng bằng cách sờ, gõ, nghe, nhìn,... ở các bộ phận trên cơ thể để có nắm bắt ban đầu về tình trạng sức khỏe của khách hàng. Sau đó tìm hiểu các yếu tố liên quan đến người bệnh như: độ tuổi, môi trường, thói quen, nguy cơ mắc bệnh,… để tiến hành xét nghiệm cận lâm sàng rồi mới đưa ra kết luận.
Xét nghiệm cận lâm sàng là các xét nghiệm được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của một người. Bước khám này sử dụng các công cụ, phương thức y tế để tiến hành thăm khám và điều trị bệnh. Tùy vào từng trường hợp và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các xét nghiệm khác nhau có thể được thực hiện để đạt được kết quả chính xác nhất.
Xét nghiệm cận lâm sàng là cánh tay đắc lực trong việc chẩn đoán bệnh
2. Xét nghiệm cận lâm sàng gồm những loại nào?
Như đã nói, qua khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân bệnh và tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Các loại xét nghiệm lâm sàng thông thường bao gồm: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân, xét nghiệm dịch,...
Các loại xét nghiệm này thường được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh và hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý. Các xét nghiệm cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Trong đó, thường bao gồm những loại xét nghiệm cận lâm sàng phổ biến sau:
Xét nghiệm máu
- Công thức máu: Hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu,… được xem là những thành phần quan trọng trong máu. Mẫu thử này thường lấy từ mạch máu chỗ gần khuỷu tay. Xét nghiệm này giúp tìm ra sự bất thường của cơ thể như thiếu máu, bị nhiễm trùng, giảm tiểu cầu, ung thư máu,…
- Xét nghiệm đường huyết: loại xét nghiệm này cho biết người bệnh có khả năng mắc bệnh tiểu đường không và biết được lượng đường huyết trong máu tăng hay giảm hay đang ở mức bình thường.
- Xét nghiệm chức năng thận (Ure, Creatinin): giúp tìm ra các bệnh lý liên quan đến thận hay tình trạng bệnh hiện tại. Qua đó, bác sĩ dễ xác định nguyên nhân, sàng lọc và kê đơn thuốc, đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân về lối sống, thói quen và chế độ ăn uống để tránh ảnh hưởng sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng.
- Xét nghiệm men gan (AST, ALT, GGT,…): các kết quả xét nghiệm men gan thường được đánh giá kết hợp với những thông tin khác để chẩn đoán các vấn đề về gan và dịch mật, như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, và các bệnh lý khác. Từ đó đưa ra kết luận gan có bị tổn thương không và hiện tại mức độ tổn thương gan như nào.
- Xét nghiệm mỡ máu: xét nghiệm này quan trọng, thông qua 4 chỉ số mỡ máu bao gồm Cholesterol toàn phần, Cholesterol LDL, Cholesterol HDL, Triglyceride để đo lượng cholesterol và triglyceride trong máu nhằm đánh giá rủi ro tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến mỡ máu.
- Xét nghiệm sàng lọc viêm gan B và C: nhằm phát hiện sớm các bệnh viêm gan B và C. Đây là các bệnh truyền nhiễm và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như ung thư gan hoặc xơ gan.
- Xét nghiệm điện giải đồ: là một xét nghiệm máu đơn giản để đánh giá sự cân bằng điện giải trong cơ thể. Xét nghiệm này đo lường nồng độ các chất điện giải như natri (Na+), kali (K+), canxi (Ca2+), clo (Cl-) và bicarbonat (HCO3-) trong máu,… Ngoài ra còn có các xét nghiệm như:
-
Xét nghiệm nội tiết - hormone: chức năng tuyến giáp, nội tiết tố nữ, beta-HCG,...
-
Xét nghiệm sinh học phân tử: HBV-DNA, HCV-RNA,...
-
Xét nghiệm ký sinh trùng: gồm các xét nghiệm giun, sán, ký sinh trùng sốt rét.
-
Xét nghiệm các tumor marker: AFP, CA72-4, CA12-5,...
-
Xét nghiệm di truyền: nhiễm sắc thể đồ, gen đông máu.
-
Các xét nghiệm khác: dị ứng, sàng lọc trước sinh,...
Xét nghiệm điện giải đồ là một xét nghiệm máu đơn giản để đánh giá sự cân bằng điện giải trong cơ thể
Xét nghiệm nước tiểu cơ bản
- Soi tươi nước tiểu.
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Cấy nước tiểu.
- PCR nước tiểu.
Xét nghiệm dịch
- Soi tươi dịch.
- Cấy dịch.
- PCR dịch,...
Ngoài xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ cũng có thể sử dụng một số kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng khác để giúp định vị và xác định bệnh của bệnh nhân. Một số kỹ thuật này bao gồm:
-
Chụp X-quang tim phổi thẳng.
-
Siêu âm: ổ bụng, tuyến giáp, tuyến vú, siêu âm thai.
-
Chụp CT.
-
Chụp MRI.
-
Nội soi: nội soi đại trực tràng, nội soi TMH, nội soi dạ dày.
-
PET-CT.
-
Đo mật độ xương.
-
Đo lưu huyết não, điện não đồ,...
Chụp X-quang là một loại xét nghiệm chuyên sâu
4. Xét nghiệm cận lâm sàng có rủi ro gì không?
Khám và xét nghiệm cận lâm sàng là những bước khám ban đầu được chỉ định khi khách hàng cần kiểm tra sức khỏe. Thực tế, không phải loại xét nghiệm nào cũng như các phương pháp cận lâm sàng nào cũng vô hại mà đều sẽ tồn tại những rủi ro nhất định cho khách hàng nếu không tuân thủ theo chỉ định, lời khuyên của bác sĩ.
Ví dụ như trong quá trình xét nghiệm máu, có một số người rất khó để lấy máu, vì thế họ phải lấy máu ở nhiều chỗ khác nhau. Điều này sẽ gây ra đau đớn và tác động đến tâm lý của người bệnh.
Xét nghiệm lâm sàng giúp đánh giá tình trạng sức khỏe mà bạn đang gặp phải
Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ xét nghiệm cận lâm sàng nào, bác sĩ sẽ đánh giá rủi ro và lợi ích của việc thực hiện xét nghiệm đó cho bệnh nhân. Việc tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng cũng cần được thực hiện trong môi trường y tế có đầy đủ trang thiết bị và kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
Xét nghiệm cận lâm sàng là một bước khám cơ bản nhưng rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc đang tìm kiếm một địa chỉ y tế uy tín để thực hiện các chẩn đoán sức khỏe thì có thể lựa chọn các phòng khám, bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC.
MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm được cấp 2 chứng chỉ quan trọng về tiêu chuẩn phòng xét nghiệm là ISO 15189:2012 và CAP, đảm bảo sự an toàn và chính xác cho khách hàng thực hiện các xét nghiệm, thăm khám tại đây.
Quý khách hãy liên hệ qua hotline của bệnh viện theo số 1900 56 56 56 để được giải đáp, hỗ trợ và đặt lịch xét nghiệm nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!