Tin tức

Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ - bệnh lý cần được phát hiện từ sớm

Ngày 14/02/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Rối loạn phổ tự kỷ chia thành nhiều cấp độ. Việc xác định người bệnh đang ở trong giai đoạn nào sẽ giúp bác sĩ áp dụng phương pháp can thiệp phù hợp và tư vấn người thân xung quanh có hướng chăm sóc hợp lý. Sau đây, bài viết sẽ tổng hợp ngắn gọn các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ và các thông tin liên quan để bạn đọc tham khảo.

1. Đôi nét về tình trạng rối loạn phổ tự kỷ

Thuật ngữ rối loạn phổ tự kỷ hay Autism Spectrum Disorder (ASD) được sử dụng để chỉ tình trạng phát triển không bình thường của não bộ khiến nhận thức, khả năng giao tiếp và tương tác của người bệnh bị hạn chế. 

Người bị rối loạn phổ tự kỷ thường gặp phải rào cản trong giao tiếp

Người bị rối loạn phổ tự kỷ thường gặp phải rào cản trong giao tiếp

Người mắc ASD có xu hướng lặp đi lặp lại hành động. Trẻ em bị rối loạn tự kỷ có thể biểu hiện dấu hiệu ngay từ những năm đầu đời, một số trường hợp vẫn có thể phát triển bình thường. Dấu hiệu bệnh lý chỉ thực sự bộc lộ rõ sau giai đoạn 18 đến 24 tháng tuổi. 

2. Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ

2.1. Rối loạn tự kỷ cấp 1

Người bị mắc rối loạn tự kỷ cấp 1 cần được can thiệp sớm. Ở giai đoạn này, mức độ diễn biến bệnh lý chưa nghiêm trọng. Nếu thực hiện biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh có thể hòa nhập tốt với cộng đồng. 

Người bị ASD cấp 1 vẫn giao tiếp được nhưng hơi khó khăn

Người bị ASD cấp 1 vẫn giao tiếp được nhưng hơi khó khăn 

Dấu hiệu dễ nhận thấy ở người bị rối loạn tự kỷ cấp 1 là gặp khó khăn trong giao tiếp, khó tự thực hiện một số sinh hoạt đơn giản hàng ngày. Những người này cần thời gian thích nghi với cuộc sống đồng trang lứa. 

Đối với trẻ bị rối loạn ASD giai đoạn đầu, cha mẹ cần áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ tâm lý. 

2.2. Rối loạn tự kỷ cấp 2

Đến giai đoạn này, biểu hiện của người bị rối loạn phổ tự kỷ dần rõ nét hơn. Sự chăm sóc và quan tâm sát sao của người xung quanh là rất quan trọng. 

Ở giai đoạn cấp 2, người bệnh vẫn giao tiếp được với người quen nhưng khi gặp người lạ, họ lại rất rụt rè, ngại tương tác. Không những vậy, nếu thay đổi môi trường sống, họ sẽ cảm thấy khó chịu. Thậm chí là rơi vào trạng thái hoảng loạn. Họ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. 

2.3. Rối loạn tự kỷ cấp 3

Rối loạn tự kỷ cấp 3 được xem như cấp độ nặng nhất, người bệnh đặc biệt cần đến sự trợ giúp của người xung quanh. Người bệnh lúc này không những gặp khó khăn trong giao tiếp mà còn dễ bị kích động. 

Đến giai đoạn ASD cấp 3, người bệnh hầu như sống khép mình hoàn toàn

Đến giai đoạn ASD cấp 3, người bệnh hầu như sống khép mình hoàn toàn 

Người bệnh bị rối loạn phổ tự kỷ cấp 3 có xu hướng sống khép mình, sợ tiếp xúc với người lạ, sợ thay đổi môi trường sống. Người xung quanh nên chú ý quan sát, quan tâm đến người bệnh, ngăn chặn họ gây tổn thương cho bản thân và người khác. 

 3. Triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ

3.1. Hạn chế trong giao tiếp, tương tác 

Người bị rối loạn phổ tự kỷ thường gặp phải nhiều hạn chế trong giao tiếp, tương tác với người xung quanh. Chẳng hạn như:

  • Không đáp lại lời người khác, lờ đi như không nghe thấy người khác nói. 
  • Nhạy cảm với sự quan tâm của người khác, chỉ thích sống thu mình. 
  • Chủ yếu giao tiếp thông qua ánh mắt và biểu cảm trên gương mặt. 
  • Không thể nói hoặc khó nói. 
  • Khó khăn khi bắt đầu cuộc trò chuyện. 
  • Vô thức lặp lại lời nói nào đó liên tục.
  • Gương mặt hầu như không biểu hiện cảm xúc. 
  • Tương tác xã hội kém, tỏ ra nhút nhát hoặc hung hăng thái quá. 
  • Khó diễn tả lại câu nói của người khác. 

Người bị rối loạn ASD thường gặp khó khăn khi trò chuyện

Người bị rối loạn ASD thường gặp khó khăn khi trò chuyện

3.2. Sở thích / hành vi bị hạn chế, lặp đi lặp lại 

Sở thích, hành vi của người mắc rối loạn phổ tự kỷ cũng bị hạn chế phần nào. Dưới đây là dấu hiệu đặc trưng nhất:

  • Lặp đi lặp lại một hành động. 
  • Có xu hướng thực hiện hành động gây nguy hiểm cho bản thân. 
  • Nhạy cảm với những thay đổi, dù là rất nhỏ. 
  • Biểu hiện ngôn ngữ cơ thể kỳ lạ. 
  • Dễ bị thu hút bởi đồ vật, chi tiết nào đó. 
  • Thường nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. 
  • Sở thích ăn uống kỳ lạ, có thể chỉ hứng thú với một món ăn duy nhất. 

4. Một số nguyên nhân dẫn đến rối loạn phổ tự kỷ 

Cho đến nay vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng rối loạn ASD. Tuy vậy, một số yếu tố như gen di truyền, giới tính,... có khả năng làm tăng nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ. 

  • Gen di truyền: Rối loạn ASD ở trẻ nhỏ có thể có mối liên hệ với chứng rối loạn di truyền. Ví dụ như hội chứng X dễ gãy, Rett. Ngoài ra, các đột biến về di truyền cũng làm tăng khả năng xuất hiện chứng rối loạn phổ tự kỷ. 
  • Trong gia đình có anh chị hoặc em mắc rối loạn ASD: Không chỉ bị di truyền lại từ bố mẹ hay người thân khác mà trẻ có anh chị hoặc em mắc ASD cũng có nguy cơ cao gặp phải hội chứng này. 
  • Trẻ sinh ra bởi cha mẹ lớn tuổi: Những đứa trẻ sinh ra bởi cha mẹ lớn tuổi thường có xu hướng mắc hội chứng ASD cao hơn (khẳng định này vẫn cần nghiên cứu thêm). 
  • Người mẹ lạm dụng thuốc trong thời kỳ mang thai: Các loại thuốc như Thalidomide, Axit Valproic được người mẹ dùng khi mang thai có khả năng làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ ở trẻ (theo nghiên cứu đăng tải trên American Psychiatric Association). 
  • Trẻ bị sinh non: Những đứa trẻ chào đời trước 26 tuần nằm trong nhóm nguy cơ mắc ASD. 
  • Giới tính: Thực tế, tỷ lệ mắc ASD ở bé trai thường cao hơn các bé gái. 

Rối loạn phổ tự kỷ có thể di truyền

Rối loạn phổ tự kỷ có thể di truyền 

5. Phương pháp điều trị và phòng ngừa rối loạn tự kỷ

5.1. Điều trị

Tùy vào từng mức độ, tình trạng bệnh lý cụ thể của người bệnh, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. 

  • Dùng thuốc giúp giảm bớt triệu chứng, hỗ trợ kiểm soát hành vi của người bệnh nhưng phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Can thiệp bằng biện pháp giáo dục, điều chỉnh hành vi, tập trung vào việc giáo dục trẻ, giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp và tương tác tốt hơn với xã hội. 
  • Hỗ trợ hướng dẫn phụ huynh có con em mắc ASD về cách nuôi dạy, kiểm soát hành vi, tương tác cùng trẻ. 

5.2. Phòng ngừa

Thực tế, rối loạn phổ tự kỷ gần như không thể phòng ngừa. Để giúp người bệnh có được cuộc sống bình thường, những người xung quanh cần theo dõi phát hiện và thực hiện can thiệp từ sớm để cải thiện khả năng giao tiếp, ngôn ngữ của người bệnh. 

Gia đình có con mắc ASD cần tìm hiểu thông tin liên quan đến chứng rối loạn này. Đồng thời, cho trẻ đi kiểm tra, can thiệp kịp thời, áp dụng biện pháp nuôi dạy phù hợp. 

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ một vài thông tin cần biết về các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ. Mong từ phần tổng hợp này, bạn sẽ biết cách đối mặt, ứng phó nếu trong gia đình không may có người mắc ASD. Bên cạnh đó, việc đưa người nghi ngờ mắc ASD thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ đưa ra hướng điều trị là rất cần thiết. Một địa chỉ y tế các bạn có thể lựa chọn là chuyên khoa Thần kinh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Từ khoá: tự kỷ

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.