Tin tức

Các phương pháp và nguyên tắc trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Ngày 16/04/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn thường gặp, gây ra những tổn thương khó kiểm soát tại khớp và ngoài khớp, có thể gặp ở nhiều vị trí với mức độ khác nhau. Điều trị viêm khớp dạng thấp triệt để không dễ dàng, vì thế bệnh nhân chủ yếu được điều trị làm chậm tiến triển bệnh, ngăn ngừa biến chứng, tăng chất lượng cuộc sống.

1. Tổng quan về bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp là viêm tại chỗ trong màng hoạt dịch của các khớp do rối loạn tự miễn trong cơ thể. Hiểu đơn giản đây là tình trạng hệ miễn dịch gặp vấn đề. Điều này gây tổn thương niêm mạc khớp, sưng đau kéo dài. Bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển có thể gây xói mòn xương, biến dạng khớp,… 

Điều trị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là dạng bệnh tự miễn thường gặp

Bệnh nhân không chỉ bị đau đớn nghiêm trọng trong các đợt viêm khớp dạng thấp cấp tính mà khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh viêm khớp dạng thấp phổ biến ở người độ tuổi từ 20 - 40, với tỉ lệ 1- 5 người mắc bệnh trên mỗi 100 người trưởng thành. Trong đó nữ giới là đối tượng nguy cơ cao hơn và tiến triển viêm khớp dạng thấp cũng phức tạp hơn, nhất là phụ nữ thời kỳ mang thai.

Cần nhận biết viêm khớp dạng thấp là bệnh lý phức tạp, diễn biến khó lường, có thể gây hậu quả nặng nề nên cần phát hiện và điều trị sớm. Nếu điều trị tích cực từ đầu, bệnh nhân có thể cải thiện triệu chứng và kiểm soát tiến triển bệnh.

2. Nguyên tắc điều trị viêm khớp dạng thấp cần tuân thủ

Do viêm khớp dạng thấp là dạng bệnh tự miễn, hiện chưa tìm được phương pháp điều trị triệt để loại bỏ nguyên nhân gây tự tổn thương. Tuy nhiên, điều trị sớm và tích cực với viêm khớp dạng thấp vẫn vô cùng quan trọng, nhằm hạn chế tiến triển bệnh và biến chứng.

Điều trị viêm khớp dạng thấp có thể giảm tiến triển bệnh

Điều trị viêm khớp dạng thấp có thể giảm tiến triển bệnh

Nguyên tắc quan trọng trong điều trị viêm khớp dạng thấp là: tích cực, toàn diện, dài hạn và thường xuyên theo dõi. Để đạt được những mục tiêu điều trị trên, hiện bệnh nhân chủ yếu được điều trị bằng:

  • Thuốc DMARDs: Điều trị cơ bản giúp ổn định bệnh, có thể dùng kéo dài để cải thiện triệu chứng và ngừa biến chứng.

  • Thuốc sinh học DMARDs: áp dụng với các trường hợp viêm khớp dạng thấp thể nặng, tiên lượng nguy hiểm cần cải thiện triệu chứng nhanh.

Nhiều bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị đúng, tích cực từ đầu đã kiểm soát bệnh hiệu quả, có sức khỏe và cuộc sống bình thường. Bệnh càng kéo dài, tổn thương càng nặng thì việc điều trị sẽ càng khó khăn.

3. Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp

Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm:

3.1. Điều trị triệu chứng

Triệu chứng bệnh điển hình là: giảm đau, giảm viêm, giảm khả năng vận động. Những triệu chứng này sẽ được cải thiện khi điều trị bằng:

Thuốc kháng viêm không steroid

Ưu tiên đầu tiên là thuốc kháng viêm ức chế chọn lọc COX 2 có thể sử dụng dài ngày, an toàn và ít tương tác. Tuy nhiên trong trường hợp không đáp ứng hoặc không thể sử dụng, có thể thay thế bằng thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc nhưng cần theo dõi bệnh và ngừa tác dụng phụ.

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp chủ yếu được điều trị bằng thuốc

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp chủ yếu được điều trị bằng thuốc

Corticosteroids

Thuốc này thường chỉ định dùng ngắn hạn trong các đợt viêm khớp dạng thấp khởi phát cấp tính hoặc có tác dụng giảm triệu chứng tạm thời trong khi chờ các thuốc khác. Tùy vào thể bệnh nặng hay trung bình mà sử dụng corticosteroid hàm lượng thích hợp, tuy nhiên không thể dùng liều cao kéo dài nên đây không được chọn là phương pháp điều trị lâu dài.

3.2. Điều trị bằng thuốc chống thấp

Nếu như các thuốc điều trị trên có tác dụng cải thiện triệu chứng thì bệnh nhân vẫn cần dùng thuốc chống thấp để can thiệp vào tiến triển bệnh. Nếu sử dụng hiệu quả, các thuốc này sẽ làm chậm hoặc ngừng tiến triển bệnh, cho phép điều trị lâu dài và hiệu quả.

Thuốc chống thấp thường dùng là DMARDs với hàm lượng thấp hoặc cao tùy theo đáp ứng của người bệnh. Thông thường, các thể viêm khớp dạng thấp nặng sẽ không đáp ứng riêng với thuốc DMARDs truyền thống, cần kết hợp với DMARDs sinh học.

Bệnh nhân có thể không đáp ứng điều trị tốt với thuốc DMARDs sinh học đời đầu, sau 3 - 6 tháng đánh giá có thể thay đổi loại.

3.3. Điều trị phối hợp

Với bệnh tự miễn viêm khớp dạng thấp, ngoài sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng và tiến triển bệnh, bệnh nhân cần điều trị phối hợp vận động bao gồm:

Vận động phù hợp giúp ngừa biến chứng của viêm khớp dạng thấp

Vận động phù hợp giúp ngừa biến chứng của viêm khớp dạng thấp

Vận động chống co rút gân, teo cơ hoặc dính khớp

Khi viêm khớp dạng thấp khởi phát cấp tính, tình trạng co rút gân có thể xảy ra, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân lúc này cần cho khớp nghỉ ngơi nhiều hơn, tư thế phù hợp là tư thế cơ năng, động tại khớp. Ngoài ra cần tập vận động để tránh co rút gân, dính khớp và teo cơ ngay khi triệu chứng bệnh thuyên giảm, không nên tập quá sức và thực hiện nhiều lần trong ngày.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Kết hợp với vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể cải thiện triệu chứng và vận động khớp.

Phẫu thuật chỉnh hình

Trong trường hợp có dị tật hoặc biến dạng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật thay khớp nhân tạo, cắt xương sửa trục để cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp.

Sản phẩm hỗ trợ vận động khớp

Hiện nay có nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng giúp bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cải thiện khả năng vận động khớp tốt hơn. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

3.4. Phòng ngừa và điều trị biến chứng

Do thuốc sử dụng điều trị, rất nhiều bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng. Cần can thiệp điều trị sớm tránh bệnh gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, ăn uống và dinh dưỡng, khiến viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn.

Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cũng rất quan trọng

Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cũng rất quan trọng

Ngoài ra, bệnh nhân điều trị viêm khớp dạng thấp có thể gặp phải các tình trạng sức khỏe khác cần phòng tránh như:

  • Thiếu máu.

  • Thiếu dinh dưỡng, Vitamin các loại.

  • Loãng xương.

Trong suốt quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân cần được theo dõi liên tục, duy trì lâu dài kể cả khi triệu chứng bệnh đã được cải thiện. Một số phương pháp được dùng trong chẩn đoán theo dõi viêm khớp dạng thấp bao gồm: xét nghiệm máu, chụp X-quang, sinh thiết,…

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ