Tin tức

Các triệu chứng tiểu đường type 2 như thế nào?

Ngày 20/03/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Bệnh tiểu đường type 2 là bệnh lý mạn tính với các trường hợp mắc phải ngày càng trẻ hóa. Vậy liệu bạn đọc đã biết về các triệu chứng tiểu đường type 2 hay biện pháp giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh chưa? Mời bạn đọc tìm hiểu các vấn đề này thông qua bài viết sau đây.

1. Tiểu đường type 2 là bệnh gì?

Tiểu đường type 2 là bệnh lý xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa glucose trong máu. Cụ thể, cơ thể người bệnh không có khả năng sản xuất ra đủ insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả, dẫn đến đường huyết tăng cao. Các triệu chứng tiểu đường type 2 ở giai đoạn đầu khá âm thầm, tiến triển tương đối chậm làm cho người bệnh không dễ dàng trong việc nhận biết. Theo thời gian, tình trạng lượng đường trong máu cao kéo dài có thể khiến bệnh nhân gặp phải những rối loạn chuyển hóa khác, làm tổn thương các cơ quan của cơ thể như thận, tim mạch, mắt,...

Về đối tượng mắc bệnh, thường gặp ở lứa tuổi trung niên, nhưng bệnh ngày càng trẻ hóa với nhiều trường hợp mắc phải là trẻ em và thanh thiếu niên. Ngoài ra, một số đối tượng cũng có nguy cơ mắc bệnh như: có thành viên trong gia đình từng mắc bệnh đái tháo đường type 2; bản thân có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ; không khoa học trong chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt; lười vận động; bị thừa cân, béo phì; huyết áp cao;...

Bệnh tiểu đường type 2 thường gặp ở độ tuổi trung niên, nhưng ngày càng trẻ hóa

Bệnh tiểu đường type 2 thường gặp ở độ tuổi trung niên, nhưng ngày càng trẻ hóa

2. Các triệu chứng tiểu đường type 2 như thế nào?

Có các triệu chứng tiểu đường type 2 điển hình là: 

Cảm thấy khát nước thường xuyên

Mặc dù đã uống rất nhiều nước nhưng người bệnh mắc tiểu đường type 2 thường xuyên cảm thấy khát nước. Đây là điều cơ thể làm để bổ sung thêm nhiều nước giúp làm loãng lượng đường huyết tăng cao trong nước tiểu và đưa đường huyết trở về như bình thường. 

Cảm thấy khát nước thường xuyên là một triệu chứng ở người bệnh bị tiểu đường type 2

Cảm thấy khát nước thường xuyên là một triệu chứng ở người bệnh bị tiểu đường type 2

Đi tiểu nhiều lần

Cùng với tình trạng lượng đường huyết tăng cao, cũng kéo theo việc phải tăng cường hoạt động của thận nhằm loại bỏ được lượng đường dư thừa đó ra bên ngoài. Lúc này, cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu hơn so với bình thường và người bệnh có triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày, ngay cả vào thời gian ban đêm.

Ăn nhiều

Khi mắc bệnh đái tháo đường type 2, tế bào trong cơ thể người bệnh không có đủ năng lượng hoạt động. Từ đó, dẫn đến việc bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đói bụng, thấy thèm ăn và ăn nhiều hơn. 

Mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên do

Đây cũng là một trong các triệu chứng tiểu đường type 2. Cụ thể, cơ thể của người bệnh phải sử dụng đến một phần hoặc toàn bộ lượng mỡ trong cơ thể để tạo năng lượng hoạt động. Lý do là bởi sự suy giảm hoặc không còn khả năng dùng glucose tạo ra năng lượng. Lúc này, bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

Bên cạnh đó, tình trạng sụt cân không rõ nguyên do cũng xảy ra khi người bệnh mắc phải bệnh lý mạn tính này cho dù đã ăn đủ hoặc ăn nhiều. 

Người bệnh tiểu đường type 2 cảm thấy mệt mỏi thường xuyên

Người bệnh tiểu đường type 2 cảm thấy mệt mỏi thường xuyên

Vết thương lâu lành hơn 

Lượng đường huyết tăng cao khi mắc bệnh đái tháo đường type 2 có thể làm suy yếu hoạt động của hệ miễn dịch. Từ đó, dẫn tới tình trạng cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn và vết thương cũng lâu lành hơn so với bình thường dù chỉ là một vết cắt nhỏ. 

Nhìn mờ đi 

Ở người bị mắc bệnh tiểu đường type 2, sự tăng cao về lượng glucose máu gây ra tình trạng sưng phồng thủy tinh thể, dẫn đến cản trở việc điều tiết của mắt. Do đó, gây ảnh hưởng đến tầm nhìn, mắt nhìn bị mờ đi. Ngoài ra đái tháo đường còn gây tình trạng tổn thương võng mạc.

Tâm lý thay đổi 

Trạng thái tâm lý thay đổi cũng là một triệu chứng tiểu đường type 2. Cụ thể, người bệnh có thể gặp phải các tình trạng như lo âu căng thẳng, bị mất khả năng tập trung, vô cớ cáu gắt, lẫn lộn,...

3. Có thể làm gì để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2? 

Như vậy, bạn đã biết được một số triệu chứng tiểu đường type 2 điển hình. Vậy có thể làm gì để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh? Dưới đây là một số biện pháp gợi ý để bạn có thể tham khảo áp dụng: 

Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học 

Bạn nên ăn uống điều độ, ăn đủ và đúng bữa mỗi ngày. Trong thực đơn ăn uống, nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây; dùng các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa; tránh tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường;... Cùng với đó, cũng nên hạn chế uống rượu bia. 

Thường xuyên vận động, tập luyện phù hợp

Đồng thời, bạn cũng nên duy trì vận động, tập luyện thể dục đều đặn. Thông qua đó, bạn có thể kiểm soát cân nặng, tránh trường hợp bị thừa cân, béo phì, giữ cho lượng đường trong máu duy trì ở mức bình thường.

Định kỳ đi thăm khám

Đi kèm với đó, bạn cũng đừng quên đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Thông qua việc này, bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe của bản thân và nhận được các lời khuyên hữu ích từ bác sĩ để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày giúp duy trì được sức khoẻ tốt, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. 

Đi thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể biết được tình hình sức khỏe, kịp thời phát huy nguy cơ mắc bệnh

Đi thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể biết được tình hình sức khỏe, kịp thời phát huy nguy cơ mắc bệnh

Hy vọng các thông tin trong bài viết trên đây có thể giúp bạn tìm hiểu một số triệu chứng tiểu đường type 2 điển hình để chủ động nhận biết bệnh kịp thời. Đồng thời, cũng có thể tham khảo gợi ý về một số biện pháp giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Trường hợp có các dấu hiệu nghi ngờ, bạn có thể đến thăm khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC. Khi đến tại đây, bạn sẽ được các bác sĩ với chuyên môn cao trực tiếp kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và tư vấn phương hướng điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ gặp phải các biến chứng xấu đối với sức khỏe.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi để kiểm tra đường huyết định kỳ. Với dịch vụ này, bạn chỉ cần trả thêm phụ phí 10.000 VNĐ chi phí đi lại cho một lần lấy mẫu. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bạn có thể dễ dàng tra cứu trên tin nhắn SMS, đồng thời bác sĩ của MEDLATEC sẽ gọi điện tư vấn, đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống, sinh hoạt, giúp bạn duy trì ổn định mức đường huyết, đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Nếu cần tư vấn thêm về các biến chứng của bệnh tiểu đường, hoặc có nhu cầu đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, bạn hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên của MEDLATEC hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.