Tin tức

Các vị trí đau lưng: Nguyên nhân và giải pháp hiệu quả

Ngày 12/12/2024
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Tùy thuộc vào nguyên nhân, các vị trí đau lưng có thể xuất hiện ở vùng lưng trên, giữa hoặc dưới. Việc hiểu rõ các vị trí đau lưng, nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết về các vị trí đau lưng và giải pháp cải thiện tình trạng đau nhức.

1. Các vị trí đau lưng thường gặp

Mỗi vị trí đau lưng thường bắt nguồn các nguyên nhân cụ thể. Bạn có thể tìm hiểu một số nguyên nhân đau lưng ở các vị trí như:

1.1. Đau lưng trên

Khi thấy xuất hiện tình trạng đau từ cổ đến cuối khung xương sườn, hay còn gọi là đau vùng lưng trên, bạn có thể nghĩ ngay nguyên nhân đến từ những thói quen hàng ngày như: Tư thế sai khi ngồi hoặc làm việc, căng cơ do mang vác vật nặng, vận động quá sức hoặc bệnh lý cột sống cổ hoặc viêm cơ.

1.2. Đau lưng giữa

Đối với những người bị đau vùng lưng giữa - vùng từ phía dưới bả vai đến thắt lưng được xác định đến từ các nguyên nhân chính như: Chấn thương cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về phổi hoặc gan gây đau lan tỏa, căng thẳng kéo dài hoặc tư thế sai trong thời gian dài.

1.3. Đau lưng dưới

Người bị đau lưng dưới là đau vùng thắt lưng, ngay trên xương chậu. Thông thường khi xuất hiện cảm giác đau ở vị trí này, do đến từ những nguyên nhân như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, mang vác vật nặng, ngồi lâu hoặc ít vận động hoặc có thể đến từ các bệnh lý liên quan đến thận hoặc tử cung.

Mỗi vị trí đau lưng do một nguyên nhân khác nhau gây nên

Mỗi vị trí đau lưng do một nguyên nhân khác nhau gây nên

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng ở các vị trí

2.1. Nguyên nhân cơ học 

Đau lưng đến từ nguyên nhân cơ học thường liên quan đến các vấn đề về cấu trúc của cột sống và các cơ, dây chằng xung quanh. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ học phổ biến dẫn đến đau lưng ở các vị trí khác nhau: 

- Ngồi sai tư thế khi làm việc hoặc học tập.

- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ít vận động, nằm ngủ sai tư thế.

- Chấn thương khi chơi thể thao hoặc tai nạn.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Đau lưng cũng có thể được gây ra bởi các bệnh lý, không chỉ do các vấn đề cơ học. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp có thể dẫn đến đau lưng:

- Thoái hóa cột sống: Gây đau nhức ở cả lưng trên, giữa và dưới.

- Thoát vị đĩa đệm: Áp lực lên các dây thần kinh, dẫn đến đau nhức, tê bì.

- Loãng xương: Làm yếu cột sống, gây đau lưng dưới hoặc giữa.

- Viêm khớp: Làm sưng và đau ở vùng lưng trên hoặc giữa.

- Bệnh lý nội tạng: Bệnh thận, gan hoặc phụ khoa ở phụ nữ cũng có thể gây đau lưng.

3. Triệu chứng đi kèm ở các vị trí đau lưng

Đau lưng không chỉ giới hạn ở cảm giác đau nhức mà còn kèm theo nhiều triệu chứng khác như:

- Đau lưng trên: Cảm giác cứng cổ, đau lan xuống cánh tay hoặc kèm theo cảm giác bỏng rát, tê, ngứa ran, yếu cơ, đau nhói khi cử động.

- Đau lưng giữa: Khó khăn khi cúi hoặc vặn người, cảm giác đau hoặc tê ngứa ở ngực hay buồn bực tay, chân, tức ngực.

- Đau lưng dưới: Đau lan xuống hông, đùi hoặc chân, có thể kèm theo tê bì.

Đau lưng đi kèm nhiều triệu chứng khác nhau

Đau lưng đi kèm nhiều triệu chứng khác nhau

4. Cách khắc phục tình trạng đau lưng 

Đau lưng là tình trạng rất nhiều người gặp phải, kể cả ở độ tuổi thanh niên. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng các cách sau đây:

- Nghỉ ngơi và thư giãn cơ thể: Nếu bạn đang rơi vào tình trạng đau lưng, bạn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể phục hồi, tránh làm việc quá sức. Đồng thời thực hiện các bài tập thư giãn cơ nhẹ nhàng, như yoga hoặc bài tập kéo giãn cột sống.

- Massage và chườm nhiệt: Bạn có thể sử dụng liệu pháp massage để giảm đau và căng cơ. Bên cạnh đó, việc áp dụng phương pháp chườm nóng hoặc lạnh để giãn cơ, lưu thông máu hay giúp giảm sưng, viêm vùng bị đau. - Điều chỉnh lại tư thế: Bạn cần xem lại tư thế ngồi, thẳng lưng và không gù. Tránh cúi gập người đột ngột khi mang vác vật nặng.

- Vận động đều đặn: Bạn có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng để giúp cột sống trở nên dẻo dai, khỏe mạnh hơn. Thực hiện bài tập plank hoặc các động tác kéo giãn lưng để giảm áp lực lên cột sống.

- Sử dụng các biện pháp tự nhiên như tinh dầu oải hương hoặc dầu tràm: Bạn thoa nhẹ nhàng lên vùng lưng đau để thư giãn cơ. Đồng thời uống trà gừng hoặc trà nghệ để giảm viêm và tăng cường sức khỏe xương khớp.

- Điều trị y tế: Bên cạnh các phương pháp được gợi ý bên trên, bạn nên chủ động đi thăm khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm hoặc liệu pháp vật lý trị liệu khi cần thiết.

5. Phòng tránh đau lưng ở các vị trí

Đau lưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Để phòng tránh đau lưng ở các vị trí như lưng trên, lưng giữa hay lưng dưới bạn cần lưu ý: 

- Giữ tư thế đúng trong sinh hoạt, nghỉ ngơi: Ngồi thẳng lưng, luôn giữ thẳng lưng trong mọi hoàn cảnh, không còng lưng hoặc cúi đầu quá lâu. Ngủ trên nệm vừa phải, tránh nệm quá cứng hoặc quá mềm.

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung canxi và vitamin D qua thực phẩm như sữa, cá hồi, rau xanh. Bạn không nên ăn các thực phẩm gây viêm như đồ ăn nhanh hoặc thức uống có cồn.

- Tập luyện thể dục thường xuyên: Hãy thử một số các hoạt động tốt cho cơ lưng và cột sống như tập plank, bơi lội, đồng thời kết hợp các bài tập tăng cường cơ bụng để giảm áp lực lên lưng. 

Thường xuyên tập thể dục phòng tránh đau lưng

Thường xuyên tập thể dục phòng tránh đau lưng

Đau lưng không chỉ gây khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này hiệu quả. Đừng quên duy trì lối sống lành mạnh và thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe cột sống.

Nếu bạn đang gặp tình trạng đau lưng dai dẳng, đừng để cơn đau làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hãy đến Hệ thống Y tế MEDLATEC để thăm khám và điều trị. MEDLATEC cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị chuyên sâu với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. MEDLATEC sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả.

Qúy khách có thể gọi đến Hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch hẹn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ