Tin tức
Các xét nghiệm rối loạn nội tiết phổ biến ở nam và nữ
- 10/10/2021 | Rối loạn nội tiết trong hội chứng buồng trứng đa nang gây triệu chứng gì?
- 11/01/2022 | Xét nghiệm nội tiết tố nữ ở đâu, bao gồm những gì?
- 09/01/2022 | 5 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố, phái nữ chớ xem thường
1. Nguyên nhân và các dạng rối loạn nội tiết
Cơ thể con người gồm hệ thống nội tiết phức tạp có vai trò sản xuất các loại hormone khác nhau và điều tiết đưa vào máu. Từ đó, hormone được đưa đến các cơ quan, tế bào và từ đó thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể. Các tuyến nội tiết nằm rải rác trên cơ thể gồm: buồng trứng, tuyến thượng thận, vùng dưới đồi, tuyến cận giáp, tế bào trong tuyến tụy, tuyến yên, tinh hoàn, tuyến giáp, tuyến ức,…
Hệ thống nội tiết gồm nhiều cơ quan sản xuất các hormone khác nhau cho cơ thể
1.1. Nguyên nhân
Sự rối loạn ở bất cứ tuyến nội tiết nào cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Rối loạn nội tiết do 2 nguyên nhân chính gồm:
-
Tuyến nội tiết sản xuất quá ít hoặc quá nhiều hormone dẫn đến mất cân bằng hormone.
-
Tuyến nội tiết có sự phát triển của khối u gây tổn thương tế bào, rối loạn sản xuất và phân phối hormone.
Việc tăng, giảm sản xuất hormone bất thường do nhiều nguyên nhân như: rối loạn di truyền, nhiễm trùng, bệnh tật, hệ thống phản hồi nội tiết bị rối loạn, khối u hoặc tổn thương tuyến nội tiết.
1.2. Các dạng rối loạn nội tiết
Rối loạn nội tiết có nhiều dạng, trong đó có những bệnh lý mạn tính nguy hiểm như:
Tiểu đường là bệnh rối loạn nội tiết tuyến tụy
Tiểu đường
Tiểu đường là bệnh rối loạn nội tiết mạn tính phổ biến nhất, cụ thể liên quan đến hormone insulin của tuyến tụy.
Bệnh Cushing
Bệnh này do sự sản xuất quá mức của hormone tuyến yên gây ra một loại triệu chứng còn gọi là hội chứng Cushing.
Suy tuyến thượng thận
Có nhiều dạng trong đó bệnh Addison là loại suy thượng thận khá phổ biến, người bệnh gặp phải triệu chứng đau dạ dày, mệt mỏi, mất nước, đổi màu da,…
Bệnh cường giáp
Khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone dẫn đến chuyển hóa quá mức, bệnh nhân bị sụt cân nặng, nhịp tim nhanh, dễ đổ mồ hôi và hồi hộp.
Bệnh suy giáp
Trái ngược với cường giáp, bệnh suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone dẫn đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Triệu chứng thường gặp như chậm phát triển ở trẻ, cơ thể mệt mỏi, khô da, táo bón, dễ bị trầm cảm.
Suy tuyến yên
Khi tuyến yên sản xuất quá ít hoặc hoàn toàn không tiết ra hormone.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Do cơ thể sản xuất lượng androgen nhiều quá mức dẫn đến cản trở sự phát triển của trứng cũng như sự rụng trứng. Bệnh rối loạn nội tiết này có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới.
Hội chứng buồng trứng đa nang liên quan đến việc sản xuất androgen quá mức
Không chỉ nữ giới mà nam giới cũng có thể bị rối loạn nội tiết gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có sức khỏe sinh sản và tình dục. Xét nghiệm nội tiết tố được thực hiện khi thăm khám sức khỏe định kỳ, thăm khám sức khỏe sinh sản hoặc chẩn đoán khi có triệu chứng nghi ngờ.
2. Các xét nghiệm rối loạn nội tiết ở nữ
Các xét nghiệm rối loạn nội tiết tố nữ thường thực hiện bao gồm:
2.1. Xét nghiệm testosterone
Không chỉ nam giới mà nữ giới cũng có thể cần xét nghiệm testosterone - một loại hormone có liên quen đến ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới. Chỉ số testosterone bình thường ở nữ là từ 15 - 70 mg/dL.
Kết quả xét nghiệm quá cao có thể là dấu hiệu của bệnh u hiếm gặp hay đa nang buồng trứng.
2.2. Xét nghiệm Estrogen
Estrogen là một trong những hormone giới tính điển hình của nữ giới, có vai trò quy định phát triển về mặt hình thể của các đặc điểm giới tính. Cơ thể tiết lượng hormone Estrogen đều đặn, liên tục sẽ giúp người phụ nữ có làn da mịn màng, chu kỳ kinh nguyệt đều, sức khỏe sinh sản tốt,…
Xét nghiệm Estrogen kiểm tra nồng độ dạng estradiol, bình thường sẽ nằm ở mức 20 - 60 pg/ml.
Xét nghiệm hormone Estrogen đánh giá sức khỏe sinh sản ở nữ
2.3. Xét nghiệm Progesterone
Progesterone có vai trò quan trọng với chức năng sinh sản của nữ giới do hormone này kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung theo chu kỳ và tuyến vú. Phụ nữ mang thai cần duy trì nồng độ Progesterone ở mức cao để bảo vệ thai nhi, song nếu lượng này tăng quá cao sẽ gây 1 số ảnh hưởng tới sức khỏe như: rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, suy nhược cơ thể, trầm cảm,…
2.4. Xét nghiệm FSH
Không nhiều chị em phụ nữ biết hormone FSH có vai trò như thế nào với cơ thể, nồng độ chất này trong máu đồng nghĩa với khả năng dự trữ của buồng trứng.
Ngoài các xét nghiệm trên, còn những xét nghiệm nội tiết tố nữ khác như: xét nghiệm AMH, xét nghiệm hormone LH, xét nghiệm chỉ số Prolactin,… Mỗi xét nghiệm đều có vai trò khác nhau trong đánh giá sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của chị em phụ nữ.
3. Các xét nghiệm rối loạn nội tiết ở nam
So với xét nghiệm rối loạn nội tiết ở nữ, xét nghiệm ở nam giới thường ít phổ biến hơn. Chủ yếu nam giới đi xét nghiệm khi nghi ngờ bị rối loạn nội tiết như suy giảm ham muốn tình dục, chức năng sinh sản kém, nghi ngờ vô sinh hiếm muộn,…
Cơ thể nam giới có rất nhiều loại hormone, nhưng thường được xét nghiệm gồm FSH, LH, Testosterone và Androgen. Các chất này được sản xuất và điều hòa ở hệ cơ quan nội tiết trục hạ đồi - tuyến yên - tinh hoàn của nam giới, đều liên quan đến quá trình sinh tinh và sức khỏe tinh trùng.
Bất cứ sự tăng cao hay giảm bất thường của các chất này đều báo hiệu tình trạng rối loạn nội tiết tố ở nam, bác sĩ sẽ cần chẩn đoán tìm nguyên nhân để điều trị.
Nam giới thường xét nghiệm hormone Testosterone
Ngoài các xét nghiệm rối loạn nội tiết tố trên khi định lượng hormone trong máu hoặc nước tiểu, bác sĩ còn chẩn đoán bệnh dựa trên triệu chứng cùng các xét nghiệm hình ảnh. Kết quả chẩn đoán giúp bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp, đảm bảo nội tiết tố ổn định cũng như sức khỏe sinh sản tốt.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là sơ sở y tế uy tín trong lĩnh vực xét nghiệm. Trung tâm xét nghiệm của bệnh viện ngoài xét các xét nghiệm nội tiết tố còn thực hiện được gần 2. 000 xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu khác. Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC là đơn vị Y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ CAP ngày 7/1/2022 song hành cùng tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, đảm bảo trả kết quả nhanh và chính xác nhất.
Ngoài ra, bệnh viện còn triển khai dịch vụ xét nghiệm tại nhà, kỹ thuật viên sẽ đến tận nhà người bệnh lấy mẫu, kết quả sau đó được trả tận nơi, trả qua email hoặc tin nhắn tùy người bệnh lựa chọn. Giá xét nghiệm tại nhà bằng với giá xét nghiệm tại bệnh viện, chỉ phụ thu thêm 10.000 đồng phí đi lại/địa chỉ lấy mẫu.
Dịch vụ này được bệnh nhân đánh giá rất cao bởi giúp tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi cũng như đảm bảo an toàn trong tình hình dịch Covid-19 phức tạp hiện nay. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!