Tin tức
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh và cách phòng ngừa
- 12/06/2020 | Hướng dẫn mẹ cách trị cảm lạnh cho trẻ nhỏ và những điều cần lưu ý
- 16/05/2020 | Trẻ bị cảm lạnh: Cha mẹ cần xử trí ra sao?
- 25/08/2020 | Cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- 28/06/2020 | Cách phân biệt bệnh bạch hầu với viêm họng, cảm lạnh thông thường
1. Cảm lạnh là bệnh gì? Loại virus nào gây bệnh?
Cảm lạnh là bệnh lý xuất phát từ tình trạng đường hô hấp của cơ thể bị nhiễm trùng do một số loại virus gây nên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi. Các triệu chứng gồm ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt. Nhiều người cho rằng, do tác động của thời tiết (mùa lạnh) nên cơ thể mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, yếu tố khí hậu chỉ góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh. Bởi lẽ, khi nhiệt độ giảm, không khí lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và có cơ hội tấn công cơ thể của bạn.
Virus Rhino là nguồn gốc gây bệnh chủ yếu
Theo nghiên cứu của các bác sĩ, bệnh cảm lạnh chủ yếu xuất phát từ virus Rhino và Enterovirus. Đây là những loại virus có khả năng tấn công rất nhanh và gia tăng khả năng bị hen suyễn. Ngoài ra, virus Rhino cũng là nguyên nhân dẫn đến một số nhiễm trùng khác như tai, xoang,... Một vài tháng gần đây, thế giới phát hiện một mầm mống gây nên bệnh khác là virus corona.
Thông thường, mọi người cho rằng bệnh cảm chỉ xuất hiện trong khi mùa đông sang. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết nóng bức, bạn vẫn có thể bị bệnh nếu thường xuyên sử dụng điều hòa ở nhiệt độ quá thấp. Do đó, mọi người nên điều chỉnh nhiệt độ trong không gian sinh hoạt hoặc văn phòng làm việc sao cho cân bằng, không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công cơ thể.
2. Triệu chứng của bệnh cảm lạnh
Sau khi bị virus xâm nhập cơ thể khoảng 1 ngày, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng đặc trưng của bệnh. Tuy nhiên, tùy vào sức đề kháng của mỗi người mà các triệu chứng có thể khác nhau. Các bạn có thể nhận biết bệnh qua một số biểu hiện sau đây:
-
Xuất hiện triệu chứng ho và đau họng.
-
Thường xuyên sổ mũi hoặc nghẹt mũi (nước mũi thường lỏng, có màu xanh lá nhạt hoặc màu vàng).
Chảy nước mũi liên tục dẫn đến nghẹt mũi
-
Cảm thấy toàn thân nhức mỏi, đau cơ, đau đầu thường xuyên hoặc theo cơn.
-
Có thể kèm theo triệu chứng sốt và hắt xì.
-
Cơ thể bị cảm lạnh.
-
Hạch bạch huyết bị sưng.
-
Mất vị giác hoặc vị giác không còn nhạy.
-
Ở một số trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể cảm thấy hơi khó thở.
Thông thường, các triệu chứng của bệnh sẽ kéo dài từ 3 ngày đến 7 ngày, tùy thể trạng của mỗi người. Tuy nhiên, nếu bạn không có biện pháp điều trị thì căn bệnh có thể kéo dài hơn và gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bạn. Mặc dù, cảm lạnh không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng những biến chứng của căn bệnh thường khá nghiêm trọng.
3. Các biến chứng thường gặp do bệnh gây ra
Với những trường hợp bệnh nhẹ, cảm lạnh hoàn toàn có thể tự khỏi mà không phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan, vì nếu tình trạng bệnh trở nặng nhưng không được can thiệp kịp thời, người bệnh dễ dàng mắc phải một số biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:
-
Bị hen suyễn: đối với những người có tiền sử mắc bệnh thì khi bị cảm lạnh thường dễ kích hoạt cơn hen suyễn trở lại.
Tình trạng tái hen suyễn do virus gây bệnh
-
Viêm xoang (dạng cấp tính): khi bị bệnh, nếu không áp dụng điều trị thì virus gây bệnh dễ dàng tấn công sâu vào bên trong và gây viêm hoặc nhiễm trùng xoang. Biến chứng này có thể xuất hiện cả người lớn và trẻ nhỏ.
-
Nhiễm trùng tai cấp tính (hay còn gọi là viêm tai giữa): nếu virus tấn công và xâm nhập sâu vào màng nhĩ, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng đau hoặc nhức ở tai. Bên cạnh đó, những cơn sốt kéo dài hoặc liên tục khiến người bệnh cảm thấy mất hết sức lực.
-
Một số loại nhiễm trùng thứ cấp khác có thể xảy ra do bệnh cảm lạnh, điển hình như viêm phế quản, viêm phổi,...
4. Các yếu tố góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh
Những virus gây bệnh chủ yếu xâm nhập cơ thể qua đường ăn uống (miệng), hít thở (mũi) và mắt. Trong đó, mọi người thường bị lây nhiễm do virus gây bệnh được bắn ra ngoài thông qua nước bọt của người bệnh khi nói chuyện, ho hoặc hắt xì. Bên cạnh đó, chúng hoàn toàn có thể lây nhiễm nếu bạn tiếp xúc với miệng, mắt, mũi của bệnh nhân. Đồng thời, việc sử dụng chung một số đồ dùng cá nhân như cốc nước, điện thoại, đồ chơi,... cũng có thể lây nhiễm bệnh.
Theo chia sẻ của bác sĩ, một số yếu tố có khả năng thúc đẩy sự tấn công và lây nhiễm của virus gây bệnh. Chẳng hạn như:
-
Độ tuổi: mặc dù ở lứa tuổi nào cũng có thể bị bệnh nhưng đối với trẻ em dưới 6 tuổi thường dễ mắc bệnh hơn vì sức đề kháng còn yếu.
Trẻ em có hệ miễn dịch kém thường dễ mắc bệnh
-
Những người có hệ miễn dịch kém hoặc đang mắc bệnh mãn tính thường rất dễ bị cảm lạnh.
-
Thời tiết: sự thay đổi của thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến thể trạng của mọi người. Đặc biệt, tiết trời mùa thu và mùa đông thường khá lạnh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở cả trẻ em và người lớn.
-
Người hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá cũng rất dễ bị bệnh cảm.
5. Các giải pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả
Mặc dù, bệnh cảm lạnh không gây tử vong nhưng cũng để lại nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Do đó, việc chủ động ngăn ngừa bệnh là rất cần thiết, đặc biệt là trẻ em và người già. Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh? Sau đây là một số gợi ý hữu ích dành cho bạn, cụ thể như:
-
Vệ sinh tay thường xuyên: giữ gìn đôi tay sạch sẽ cũng là cách giúp bạn ngăn ngừa được rất nhiều bệnh. Vì tay là bộ phận tham gia phần lớn các hoạt động sống của con người, bao gồm cả ăn uống, đi đại tiện,... Rửa tay với xà phòng và nước sạch giúp bạn tiêu diệt và loại bỏ phần nào vi khuẩn tồn tại trên da, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Rửa tay với xà phòng để tiêu diệt vi khuẩn
-
Khử trùng đồ đạc: thường xuyên vệ sinh, khử trùng các vật dụng như bàn ăn, mặt bếp,... để hạn chế khả năng phát triển của virus gây bệnh. Đối với trẻ em, bạn cần lưu ý khử trùng cả đồ chơi của trẻ.
-
Dùng khăn giấy: khi bị cảm lạnh, bệnh nhân nên sử dụng khăn giấy khi hắt xì, chảy mũi hoặc ho. Nằm hạn chế tạo điều kiện cho virus lây nhiễm ra ngoài không khí. Tuy nhiên, các bạn đừng quên sau khi sử dụng nên vứt khăn giấy vào thùng rác và vệ sinh tay với xà phòng.
-
Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt là với người bệnh: ví dụ như khăn, cốc nước, khẩu trang, ống hút,... Vì đây là những vật dụng có khả năng tồn tại nhiều virus của người bệnh.
-
Hạn chế nói chuyện hoặc tiếp xúc với người bệnh: vì virus gây bệnh có khả năng lây truyền rất cao từ bệnh nhân sang người khác khi tiếp xúc, gần gũi.
Duy trì thói quen luyện tập thể dục mỗi ngày
-
Xây dựng lối sống lành mạnh: thường xuyên tập luyện thể dục để tăng cường sức đề kháng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh để tình trạng căng thẳng kéo dài,...
Với những chia sẻ trên đây, việc nhận biết bệnh cảm lạnh đã trở nên khá dễ dàng với mọi người. Bên cạnh đó, những giải pháp phòng ngừa cũng giúp các bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Nếu nhận thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường, các bạn đừng quên đi thăm khám sớm để hạn chế khả năng xảy ra những biến chứng nguy hiểm nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!