Tin tức
Cách hút mũi cho bé đảm bảo an toàn
- 05/05/2020 | Hướng dẫn mẹ cách hút mũi tốt nhất cho bé yêu
- 18/07/2022 | Bí quyết giúp phục hồi sức khỏe cho bé sau khi ốm
- 18/07/2022 | Những lưu ý quan trọng cho bé ăn dặm theo từng giai đoạn
- 13/10/2021 | Cẩm nang chăm sóc trẻ: Bé bao tuổi có thể hút mũi
1. Trường hợp nào cha mẹ nên hút mũi cho bé
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch khá yếu và dễ bị vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể gây tình trạng ngạt mũi, sổ mũi, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt với các em bé dưới 2 tuổi, chúng không thể tự chăm sóc sức khỏe và biết cách làm sạch đờm, chất nhầy từ khoang mũi ra bên ngoài. Đó là lý do vì sao các bậc phụ huynh phải tiến hành hút mũi cho bé dưới 2 tuổi.
Cha mẹ nên hút mũi cho bé dưới 2 tuổi
Cụ thể, khi bé có dấu hiệu khó thở, thở khò khè, chúng ta nên chủ động thực hiện hút mũi để con cảm thấy dễ chịu hơn, không còn thở khò khè nữa. Bên cạnh đó, tình trạng ho có đờm đặc hoặc ngạt mũi nghiêm trọng của trẻ cũng cần ba mẹ hút mũi. Như vậy, bé không còn phải đối mặt với vấn đề hô hấp khó khăn.
Nếu không hút mũi cho bé thì đờm có thể đọng lại tại cuống họng và cản trở quá trình hô hấp. Về lâu về dài, đây là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng suy hô hấp ở trẻ nhỏ, nếu không cấp cứu kịp thời thì tính mạng của bé sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh chỉ nên tiến hành hút mũi cho em bé khi được bác sĩ hướng dẫn và đồng ý. Chúng ta không nên tự ý thực hiện, nếu làm sai cách thì sức khỏe của em bé có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực.
2. Chia sẻ kinh nghiệm hút mũi cho bé an toàn và hiệu quả
Trên thực tế, kỹ thuật hút mũi cho bé không hề đơn giản, cha mẹ phải đảm bảo sử dụng dụng cụ sạch sẽ, không gây kích ứng khi đưa vào khoang mũi của con. Đồng thời, khi thực hiện phải cho kết quả thay đổi rõ rệt, khả năng hô hấp của bé được cải thiện đáng kể.
Nếu các bậc phụ huynh đang băn khoăn không biết nên hút mũi cho trẻ như thế nào thì hãy tham khảo ngay một vài kinh nghiệm dưới đây nhé!
2.1. Sử dụng ống hút
Sử dụng hút là một trong những cách hút mũi cho bé khá phổ biến và đem lại hiệu quả tương đối tốt. Trước khi tiến hành, chúng ta nhớ nhỏ dung dịch nước muối sinh lý vào mũi của bé để làm loãng đờm hoặc dịch nhầy. Sau đó, đưa ống hút vào bên trong, tiến hành bơm để đẩy dịch nhầy ra bên ngoài, nhờ vậy bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn và không còn cảm giác khó thở, thở khò khè.
Sử dụng ống hút để hút mũi khá đơn giản và hiệu quả
Một lưu ý nhỏ đó là cha mẹ không nên đưa ống hút vào sâu bên trong khoang mũi của trẻ, điều này có thể gây tổn thương các bộ phận bên trong, ảnh hưởng tới quá trình hô hấp. Đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, bé thường quấy khóc và phản ứng gay gắt khi đưa ống hút vào mũi. Chính vì thế chúng ta cần thao tác hút mũi cho bé nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn.
2.2. Sử dụng dụng cụ chuyên dụng
Ngày nay, với sự phát triển của y học, nhiều dụng cụ y tế được chế tạo để phục vụ quá trình điều trị và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, trong đó không thể bỏ qua dụng cụ hút mũi chuyên dụng. Sản phẩm này được thiết kế hình chữ U để thuận tiện cho việc hút mũi, đồng thời đảm bảo an toàn cho bé khi đưa dụng cụ vào sâu trong khoang mũi.
Tốt nhất, các bậc phụ huynh nên lựa chọn dụng cụ hút mũi chuyên dụng để thao tác thực hiện trở nên đơn giản hơn, hạn chế gây tổn thương khoang mũi của bé. Một lưu ý đó là trước và sau khi sử dụng, chúng ta phải vệ sinh sản phẩm sạch sẽ, tránh để vi khuẩn tích tụ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con trẻ.
Tốt nhất, chúng ta không lạm dụng phương pháp hút mũi cho bé, nếu không thực hiện đúng kỹ thuật thì bé rất dễ bị tổn thương khoang mũi, quá trình hô hấp gặp gián đoạn.
Cha mẹ nhớ vệ sinh khoang mũi cho bé trước và sau khi hút dịch mũi
3. Sai lầm của cha mẹ khi hút mũi cho trẻ
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn tiến hành hút mũi cho trẻ không đúng cách, thói quen này tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bé. Vậy những thói quen nào là không tốt, ba mẹ nên từ bỏ ngay nhé!
Một số cha mẹ có thói quen hút mũi cho con bằng miệng thay vì sử dụng các dụng cụ chuyên dụng, mặc dù phương án này nhanh gọn nhưng không đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Trên thực tế, nhiều vi khuẩn đã và đang tích tụ tại khoang miệng, khi hút mũi trực tiếp bằng miệng thì vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào khoang mũi của trẻ và ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì thế, các bạn tuyệt đối không tự ý hút mũi cho bé bằng miệng nhé!
Thậm chí, nhiều người cố gắng móc họng trẻ để đẩy đờm trong cuống họng ra ngoài. Điều này có thể gây ra tình trạng tổn thương niêm mạc họng, sặc đường thở, thậm chí là trào ngược dạ dày,… Tốt nhất các bậc phụ huynh không nên thực hiện phương pháp này, thay vào đó hãy chủ động hỏi ý kiến bác sĩ để có cách chăm sóc sức khỏe khoa học và đảm bảo an toàn nhất.
Chúng ta không nên thao tác mạnh, gây tổn thương khoang mũi của bé
4. Người lớn cần lưu ý điều gì khi hút mũi cho bé
Các bác sĩ khuyến khích cha mẹ vệ sinh tay và dụng cụ chuyên dụng thật sạch sẽ bằng xà phòng trước khi tiến hành hút mũi cho bé để ngăn ngừa nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào khoang mũi trẻ. Bên cạnh đó, chúng ta hãy cố gắng thao tác thật nhẹ nhàng, tránh đưa dụng cụ vào sâu trong khoang mũi, điều này rất dễ gây tổn thương cho bé.
Đặc biệt, cha mẹ chỉ hút mũi cho trẻ khi bác sĩ cho phép, tuyệt đối không lạm dụng thói quen này. Nếu không thành mũi trở nên mỏng và có nguy cơ tổn thương bất cứ lúc nào. Để được tư vấn, hướng dẫn kỹ càng hơn, quý khách hàng vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ.
Bệnh viện MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn
Hy vọng rằng qua bài viết này cha mẹ đã nắm được cách hút mũi cho bé vừa an toàn vừa đem lại hiệu quả. Tốt nhất, chúng ta chỉ tiến hành hút mũi khi được bác sĩ cho phép và hướng dẫn cẩn thận.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!