Tin tức

Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn cha mẹ nên biết

Ngày 30/09/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Không ít bậc cha mẹ có thói quen lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bởi lo lắng chúng có thể gây cản trở đường thở của con mình. Tuy nhiên, điều này lại có thể rất dễ gây xây xước hoặc tổn thương mũi của bé. Vậy thì nên áp dụng cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào mới là đúng?

1. Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không?

Gỉ mũi vốn là dịch tiết của mũi bị khô lại, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt với trẻ sơ sinh, khi hệ hô hấp còn yếu, dễ bị tác động bởi môi trường gây tăng tiết dịch mũi. Dịch mũi này cả khi còn ướt hay đã khô đều gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới đường hô hấp của trẻ.

Chính vì thế, lấy gỉ, làm sạch mũi cho trẻ là điều mà bất cứ cha mẹ nào cũng nên làm. Tuy nhiên, do niêm mạc mũi trẻ còn non yếu nên nếu áp dụng cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không phù hợp, rất dễ gây ra những tổn thương.

Gỉ mũi có thể khiến trẻ thở khó

2. Một số sai lầm thường gặp khi lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh

Trước khi tìm được những cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đúng, hãy cùng tìm hiểu xem những sai lầm phổ biến thường gặp phải là gì.

       Dùng que bông để ngoáy mũi cho trẻ: Đây là cách tưởng chừng như đơn giản, được nhiều người áp dụng nhưng lại có thể ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Nguyên nhân là vì lỗ mũi của trẻ còn rất hẹp, da lại mỏng nên nếu dùng que bông mà không kiểm soát được lực có thể khiến lớp niêm mạc và mạch máu bị ảnh hưởng.

       Dùng chung một que cho cả hai bên: Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus có thể lây lan từ bên này sang bên kia và dẫn tới nhiều nguy cơ bệnh lý.

       Không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện: Nếu người lấy gỉ mũi cho trẻ không rửa, khử khuẩn tay, vi khuẩn có thể theo đó lây lan và gây bệnh cho cơ thể yếu ớt, đề kháng chưa hoàn thiện của trẻ.

       Lấy gỉ quá nhiều lần: Mũi vốn cũng là một trong những cơ quan có cơ chế tự bảo vệ và làm sạch. Vì thế, khi thực hiện rửa mũi cho trẻ quá thường xuyên, có thể khiến lớp chất nhầy mất đi, gây khô căng và dẫn tới dễ viêm nhiễm hơn.

Tăm bông cứng dễ gây tổn thương mũi trẻ

3. Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn

Cha mẹ có thể áp dụng một số cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn sau đây:

Dùng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý vốn có độ an toàn cao nên có thể áp dụng cho trẻ. Chúng có thể giúp làm mềm những gỉ mũi khô và tống ra bên ngoài. Cách thực hiện như sau:

       Mẹ có thể đặt con nằm nghiêng khoảng 30 tới 40 độ rồi dùng tay nâng đầu trẻ hơi cao lên một chút.

       Nhỏ nước muối sinh lý vào lỗ mũi ở bên cao hơn của trẻ. Khi nước muối chảy sang bên kia, chúng có thể mang theo gỉ mũi.

       Với những gỉ đã khô, nước muối có thể khiến chúng mềm ra và tống ra bên ngoài khi trẻ hắt hơi.

       Mẹ cũng có thể lấy tăm bông gòn thấm nước muối cho mềm rồi nhẹ nhàng lau lỗ mũi trẻ, chú ý tránh đưa vào quá sâu có thể gây tổn thương.

Dùng bóng hút

Bóng hút là dụng cụ thường được sử dụng trong trường hợp mũi nghẹt nặng hoặc có nhiều gỉ. Chúng sẽ khiến cho đường thở của trẻ thông thoáng hơn. Cách thực hiện khá đơn giản theo các bước:

       Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý để làm cho gỉ được mềm ra.

       Vệ sinh bóng hút thật sạch bằng dung dịch phù hợp.

       Bóp nhẹ phần bóng rồi đặt đầu hút vào trong lỗ mũi trẻ. Sau đó, thả lỏng tay đang bóp bóng để dịch mũi theo đó được hút ra bên ngoài.

       Lần lượt thực hiện từng bên một.

Thực hiện nhẹ nhàng, không lạm dụng để bảo vệ mũi trẻ

Sử dụng máy hút mũi

Trong trường hợp dịch mũi quá nhiều và đặc, có thể sử dụng máy hút mũi cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi của bé, và tốt nhất nên sử dụng máy hút mũi ở các cơ sở y tế.

4. Một số lưu ý dành cho việc lấy gỉ mũi ở trẻ

Cùng với việc thực hiện các cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn như trên, bạn cần quan tâm tới một số lưu ý như sau:

       Thực hiện thật nhẹ nhàng để không gây xây xước hay tổn thương cho niêm mạc mũi của trẻ.

       Cả tay và các dụng cụ đều cần được làm sạch bằng dung dịch phù hợp để tránh gây dị ứng, lây lan vi khuẩn.

       Lần lượt thực hiện từng bên, không sử dụng chung một miếng bông để lau cho hai bên, tránh nguy cơ có thể lây nhiễm chéo vi khuẩn, virus.

       Nên kiểm tra, thực hiện vệ sinh mũi trước khi bú: Khi trẻ có nhiều gỉ, dịch mũi có thể gây tắc nghẽn, khó thở. Đặc biệt, điều này xảy ra trong khi bú rất dễ khiến nôn trớ. Vì thế, nên kiểm tra mũi con trước khi cho bú và nếu cần làm sạch, cũng nên làm trước rồi mới cho bú.

       Không nên lạm dụng: kể cả việc dùng nước muối sinh lý hay bóng hoặc máy hút cũng cần hạn chế. Nhiều người có thói quen thực hiện hàng ngày, song điều này có thể gây tác dụng ngược. Bởi thế, tốt nhất chỉ nên thực hiện khi trẻ nghẹt, sổ mũi. Nếu dịch, gỉ không nhiều, có thể thực hiện với tần suất khoảng 2 tới 3 lần một tuần.

       Thường xuyên quan tâm, theo dõi tình trạng của con: Nếu gỉ mũi nhiều, thực hiện các cách lấy gỉ tại nhà như trên mà tình trạng không thuyên giảm, trẻ vẫn thở khó, khò khè, nên đưa con tới bác sĩ chuyên khoa để được xác định đúng nguyên nhân và khắc phục hiệu quả.

Trẻ có hiện tượng khò khè, khó thở nên được đưa đi khám sớm

Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ rất tin cậy dành cho cha mẹ khi muốn thăm khám, điều trị các bệnh lý cho con. Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ của MEDLATEC đều được đào tạo bài bản và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi, Tai - Mũi - Họng. Cùng hệ thống thiết bị, máy móc hiện đại, hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách hãy gọi tới Tổng đài của bệnh viện theo số 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên tư vấn, hướng dẫn cụ thể.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ