Tin tức
Gỉ mũi nên lấy như thế nào mới đúng
- 01/10/2023 | Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn cha mẹ nên biết
- 01/09/2023 | Gỉ mũi màu đen có phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng?
1. Sự hình thành gỉ mũi
Gỉ mũi là kết quả của bụi bẩn và chất nhầy bên trong mũi. Sự xuất hiện của gỉ mũi chính là lớp màng bảo vệ để bụi bẩn không có cơ hội xâm nhập vào sâu bên trong mũi từ đó có điều kiện gây ra các bệnh lý đường hô hấp.
Quá trình thở của con người cũng đồng thời làm cho các tác nhân dị ứng, vi trùng, vi khuẩn, bụi bẩn,... được hít vào bên trong qua đường mũi. Nếu những tác nhân này tiến vào phổi sẽ làm cho hoạt động của các cơ quan hô hấp trở nên khó khăn hơn.
Gỉ mũi có nhiều dạng màu sắc khác nhau, được tạo nên từ chất nhầy và bụi bẩn bám trong mũi
Muốn phổi hoạt động tự do mà không bị cản trở bởi những tác nhân đó thì cần có một lớp chất nhầy bám vào chúng để ngăn chặn hoặc làm chậm tiến trình di chuyển của chúng. Chất nhầy cũng chính là sản phẩm giúp cho đường thở không bị khô. Nếu môi trường bên trong mũi bị khô thì các tác nhân gây hại rất dễ có điều kiện xâm nhập vào sâu bên trong đường hô hấp.
Trong quá trình thực thi nhiệm vụ bảo vệ đường hô hấp của mình, các sợi lông mũi nhỏ và chất nhầy sẽ ngăn chặn mọi tác nhân tiến vào mũi. Sự kết hợp của các tác nhân đó cùng chất nhầy tạo nên gỉ mũi.
Gỉ mũi của mỗi người và mỗi thời điểm đều có sự khác nhau. Gỉ mũi có thể là chất lỏng, nhờn dính nhưng cũng có thể ở dạng vón cục khô. Nếu tăng tiết gỉ mũi hay có sự thay đổi màu sắc gỉ mũi thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo đường hô hấp đang gặp vấn đề.
2. Hướng dẫn lấy gỉ mũi đúng cách
2.1. Vì sao cần lấy gỉ mũi đúng cách?
Lấy gì mũi bằng tay thành thói quen là việc làm tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe:
- Tổn thương mũi
Đây không chỉ là hành vi không đảm bảo vệ sinh mà còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Nếu dùng tay chọc sâu vào trong mũi để lấy gỉ mũi rất dễ làm trầy xước da vùng bên trong mũi, chưa kể đến việc thực hiện động tác tay quá mạnh có thể làm tăng nguy cơ gây lệch vách ngăn mũi.
- Gây hại cho đường hô hấp
Bàn tay của mỗi người đều là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn. Nếu tay chưa được vệ sinh sạch sẽ mà đưa vào trong mũi để lấy gỉ mũi rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công đường hô hấp.
Lấy gỉ mũi không đúng cách có thể khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, chảy máu mũi
- Nổi mụn bên trong mũi
Mặt khác, có nhiều người cơ địa nhạy cảm trước các kích thích dù ở mức độ nhẹ. Nếu dùng tay hay lấy gỉ mũi không đúng cách rất dễ bị đau đớn, gây kích ứng da mũi và làm cho mụn xuất hiện ở nang lông mũi.
Nếu đang bị ngạt mũi, cảm lạnh nhưng lại thường xuyên lấy gỉ mũi thì rất dễ tiến triển bệnh viêm xoang. Nguyên nhân của tình trạng này là do lấy gỉ mũi bằng tay khiến cho vi khuẩn tấn công vào sâu trong mũi và gây viêm nhiễm. Không những thế, vi khuẩn còn xâm nhập vào xoang và nếu không đủ thoát nước thì vi khuẩn sẽ nhân lên nhanh chóng và gây viêm xoang.
2.2. Lấy gỉ mũi như thế nào là đúng cách?
Mặc dù việc lấy gỉ mũi sẽ tạo cảm giác sạch sẽ, bớt đi sự khó chịu trong những trường hợp nhất định nhưng nếu không biết cách lấy gỉ mũi đúng có thể gặp phải nhiều mối nguy hại như đã kể đến ở trên. Vì thế, khi muốn lấy gỉ mũi bạn nên:
- Rửa sạch tay
Việc làm này giúp loại bỏ các loại vi khuẩn trú ngụ trên tay để chúng không có cơ hội tấn công mũi khi bạn lấy gỉ mũi. Vì thế, nếu có ý định dùng tay để lấy gỉ mũi thì trước đó hãy nhớ rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
Trước và sau khi lấy gỉ mũi đều cần dùng xà phòng diệt khuẩn để vệ sinh tay
- Lấy gỉ mũi bằng khăn giấy
Lấy gỉ mũi bằng tay tiềm ẩn nhiều nguy hại như đã được kể ở trên nên tốt nhất bạn hãy dùng khăn giấy sạch để lấy gỉ mũi. Công cụ này không chỉ giúp gỉ mũi được lấy ra dễ dàng mà còn giúp bạn tránh được tình trạng bẩn tay do lấy gỉ mũi.
- Không đưa ngón tay vào quá sâu bên trong mũi
Đây là việc làm dễ gây tổn thương mũi và có thể vô tình đẩy dị vật đang vướng trong mũi vào sâu bên trong hơn.
- Không dùng tăm bông để lấy gỉ mũi
Đầu tăm bông thường cứng và nhọn nên nếu đưa sâu vào trong mũi để lấy gỉ mũi cũng có thể làm tổn thương mũi.
- Xử lý gỉ mũi đã được lấy ra đúng cách
Sau khi đã lấy xong gỉ mũi thì cần xì mũi sạch để chất nhầy và bụi bẩn được tống hết ra ngoài. Gỉ mũi và giấy dùng lấy gỉ mũi cần được cho vào thùng rác để đảm bảo vệ sinh.
3. Nên làm gì khi có nhiều gỉ mũi?
Sự xuất hiện của gỉ mũi là hết sức bình thường và còn là lớp màng để bảo vệ đường thở. Tuy nhiên, nếu gỉ mũi tiết ra nhiều quá mức bình thường khiến bạn khó chịu thì bạn nên:
- Uống nhiều nước hơn để mũi không bị khô, gỉ mũi được làm mềm và hình thành ít hơn.
- Dùng máy tạo độ ẩm để giảm thiểu nguy cơ khô mũi do độ ẩm trong không khí xuống thấp.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh hít phải các tác nhân từ môi trường bên ngoài gây kích thích mũi tăng tiết chất nhầy và gỉ mũi.
- Điều trị bệnh lý: gỉ mũi tích tụ nhiều cũng có thể xuất phát từ bệnh viêm xoang, viêm mũi,... Nếu các bệnh lý này được kiểm soát tốt và mũi được vệ sinh đúng cách thì tình trạng nhiều gỉ mũi sẽ chấm dứt.
Về cơ bản, lấy gỉ mũi đúng cách rất đơn giản, chỉ cần bạn ý thức được vấn đề vệ sinh và cẩn thận trong từng thao tác thực hiện là có thể vệ sinh mũi một cách an toàn. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn trong quá trình vệ sinh cá nhân để vừa có được cảm giác dễ chịu vừa bảo vệ tốt nhất cho đường thở của mình.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
