Tin tức

Cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Ngày 25/08/2024
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng là vấn đề không ít người gặp phải, nếu tồn tại dai dẳng trong thời gian dài có thể tiềm ẩn nguy cơ của nhiều bệnh lý và khiến người mắc không khỏi lo lắng, hoang mang. Bài viết sau đây sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông tin về mức độ nguy hiểm và cách điều trị tình trạng này một cách hiệu quả.

1. Cảm giác có gì vướng ở cổ họng là gì? 

Cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng, thường được mô tả là cảm giác như có dị vật hoặc sự không thoải mái ở vùng cổ họng, có thể liên quan đến một số tình trạng sức khỏe. 

Đây là một triệu chứng khá phổ biến và có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Viêm họng;

Viêm họng là một trong những nguyên nhân gây ra cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng 

  • Trào ngược dạ dày thực quản;
  • Viêm amidan;
  • Khối u hoặc polyp vùng họng/ hạ họng;
  • Tăng sinh mô lympho;
  • Rối loạn cơ thực quản;
  • Dị ứng;
  • Nhiễm trùng tuyến nước bọt;
  • Cảm lạnh hoặc cúm;
  • Viêm tuyến giáp, các khối u tuyến giáp phát triển. 

2. Cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng có nguy hiểm không? 

Thông thường, cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng không phải là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kèm theo các dấu hiệu bất thường khác của cơ thể thì bạn nên đi kiểm tra và tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Dưới đây là một số dấu hiệu cần chủ động thực hiện việc thăm khám: 

Khó nuốt hoặc đau khi nuốt

Nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt hoặc cảm thấy đau dữ dội khi nuốt thức ăn hoặc nước uống, đặc biệt khi các dấu hiệu chỉ xuất hiện một bên. Điều này có thể là dấu hiệu của viêm họng nặng, viêm amidan hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn như khối u.

Khó thở

Cảm giác vướng kèm theo khó thở là dấu hiệu cần chú ý ngay lập tức. Điều này có thể khiến vùng cổ bị sưng nề hoặc giảm thông khí của phổi, cơn khó thở tăng lên khi gắng sức làm người bệnh mệt mỏi. 

Đau dữ dội

Đau dữ dội ở cổ họng hoặc vùng xung quanh cổ họng không thuyên giảm mặc dù đã áp dụng các biện pháp điều trị có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý cấp tính áp xe hoặc khối viêm tấy thành bên họng.

Sụt cân không rõ nguyên nhân 

Giảm cân không rõ nguyên nhân, đặc biệt khi kết hợp với cảm giác vướng ở cổ họng, kèm theo nổi hạch cổ, nuốt khó, khàn tiếng có thể là những dấu hiện cận u, u phát triển vùng hạ họng. 

Sốt cao

Nếu cảm giác vướng ở cổ họng đi kèm với sốt cao không giảm, sốt từng cơn ớn lạnh, gai rét, nhức mỏi toàn thân, đáp ứng chậm với thuốc hạ sốt… người bệnh cũng không nên chủ quan. 

Cần đặc biệt lưu ý khi cảm giác vướng ở cổ họng đi kèm sốt cao 

Nổi hạch hoặc sưng vùng cổ

Sưng hạch bạch huyết hoặc sưng vùng cổ có thể cảnh báo tình trạng viêm nhiễm hoặc các bệnh lý liên quan đến cổ họng hoặc tuyến nước bọt.

Thay đổi giọng nói

Thay đổi hoặc mất giọng kéo dài có thể liên quan đến vấn đề ở thanh quản hoặc trào ngược dạ dày, nhiễm virus cúm.

Cảm giác như có khối u hoặc cục trong cổ họng

Nếu bạn cảm thấy có khối u hoặc cục trong cổ họng, đặc biệt khối u cục không biến mất hoặc tăng kích thước, hãy đến bác sĩ để kiểm tra ngay. 

Buồn nôn và nôn 

Nếu cảm giác vướng ở cổ họng kèm theo buồn nôn và nôn, có thể liên quan đến hệ tiêu hóa như trào ngược dạ dày - thực quản, rối loạn cơ thắt thực quản, các khối u bất thường tại thực quản... 

Việc thực hiện thăm khám kịp thời giúp xác định nguyên nhân chính xác và phương pháp điều trị phù hợp. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các kỹ thuật như nội soi tai - mũi - họng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng để đánh giá tình trạng của bạn và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

3. Điều trị và phòng ngừa khi xuất hiện cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng? 

Điều trị cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra triệu chứng này. Dưới đây là một số phương pháp điều trị dựa trên các nguyên nhân phổ biến:

Viêm họng cấp 

  • Sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và sưng;
  • Súc miệng bằng nước muối giúp làm dịu cổ họng và giảm viêm;
  • Nếu viêm họng do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh.

Trào ngược dạ dày thực quản 

  • Tránh thực phẩm và đồ uống có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng như thực phẩm cay, chua hoặc rất nóng;
  • Sử dụng thuốc có thể giúp giảm sản xuất acid dạ dày;
  • Ăn các bữa ăn nhỏ, không nằm ngay sau khi ăn và duy trì cân nặng hợp lý.

Viêm amidan

  • Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm giúp làm giảm đau và sưng;
  • Sử dụng kháng sinh trong trường hợp viêm amidan do nhiễm khuẩn;
  • Trong trường hợp viêm amidan mạn tính hoặc quá phát, có thể cần tiến hành phẫu thuật cắt amidan.

Khối u hoặc polyp

Cần thực hiện các phương pháp cận lâm sàng để xác định khối u hoặc polyp. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị tùy thuộc vào loại và mức độ của khối u.

Tăng sinh mô lympho

Thường liên quan đến điều trị bệnh lý cơ bản hoặc sử dụng thuốc chống viêm.

Rối loạn cơ thực quản

  • Thuốc làm giảm co thắt thực quản và liệu pháp vật lý trị liệu;
  • Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt và tránh các yếu tố kích thích.

Dị ứng

  • Xác định và tránh xa các chất gây dị ứng;
  • Thuốc kháng histamin có thể giúp giảm triệu chứng dị ứng.

Nhiễm trùng tuyến nước bọt

  • Sử dụng kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn;
  • Giữ vùng miệng sạch sẽ và uống nhiều nước.

Cảm lạnh hoặc cúm

  • Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc ho hoặc thuốc cảm lạnh để giảm các triệu chứng;
  • Uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ.

Bên cạnh những biện pháp điều trị nêu trên, bạn cũng cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng để phòng ngừa và tránh mắc phải tình trạng vướng ở cổ họng bao gồm: 

  • Uống nhiều nước: Đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước để giữ cho cổ họng đủ độ ẩm và giúp giảm cảm giác vướng;
  • Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp làm dịu cổ họng và giảm cảm giác khó chịu;
  • Tránh thực phẩm gây kích ứng: Tránh các thực phẩm hoặc đồ uống có thể kích thích cổ họng, chẳng hạn như thực phẩm cay, chua hoặc rất nóng;
  • Điều chỉnh thói quen ăn uống: Ăn các bữa ăn nhỏ, dễ nuốt và tránh ăn quá nhanh hoặc uống quá nhiều nước trong một lần;
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng có thể giúp giữ cho không khí ẩm và làm dịu cổ họng;
  • Ngừng hút thuốc và tránh khói thuốc: Nếu bạn hút thuốc, nên ngừng lại và tránh tiếp xúc với khói thuốc, vì khói thuốc có thể làm tình trạng cổ họng trở nên tồi tệ hơn.

Chủ động kiểm tra sức khỏe để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả tình trạng bệnh 

Nếu cảm giác vướng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người dân hãy tới chuyên khoa Tai - mũi - họng, Hệ thống Y tế MEDLATEC để được thăm khám, chẩn đoán rõ nguyên nhân và tư vấn hướng điều trị hiệu quả. Đơn vị quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn cùng hệ thống trang thiết bị tân tiến, mang đến dịch vụ y tế chất lượng cao phục vụ người dân. Mọi thông tin cần giải đáp và hỗ trợ vui lòng liên hệ tới hotline 1900 56 56 56. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ