Tin tức

Vướng ở cổ họng nhưng không đau có sao không, khắc phục thế nào?

Ngày 01/05/2024
Nguyễn Thị Hồng
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

Vướng ở cổ họng nhưng không đau

Vướng ở cổ họng nhưng không đau có sao không, khắc phục thế nào?

Nhiều người không biết tại sao mình không bị đau ở cổ họng nhưng lại luôn có cảm giác “vướng víu” khó chịu, nhất là khi ăn uống. Vậy vướng ở cổ họng nhưng không đau là do đâu, cảnh báo bệnh gì và làm sao để khắc phục?

1. Như thế nào là vướng ở cổ họng nhưng không đau?

Vướng ở cổ họng nhưng không đau là tình trạng cổ họng như có dị vật hay khối u gây cảm giác “vướng víu”, đặc biệt là khi ăn uống. Lúc này, bạn cảm thấy khó nuốt hoặc nuốt nghẹn nhưng lại không hề đau. Theo các bác sĩ thì tình trạng này không quá nguy hiểm, tuy nhiên, lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, khiến bạn ăn không ngon và không muốn ăn.

A person in a white shirt

Description automatically generated

Vướng ở cổ họng nhưng không đau khiến nhiều người không biết mình bị bệnh gì

2. Tại sao bị vướng ở cổ họng nhưng không đau?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị vướng ở cổ họng nhưng không đau, bao gồm:

Yếu tố tâm lý

Nguyên nhân này ít gặp, nhưng không loại trừ khi tâm trạng không thoải mái, bạn cảm thấy căng thẳng, bồn chồn, lo âu,… thì sẽ phát sinh cảm giác vướng ở cổ họng nhưng lại không thấy đau.

Trào ngược dạ dày

Cảm giác vướng ở cổ họng nhưng không đau kèm theo ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn và nôn thì có thể do trào ngược dạ dày. Nguyên nhân là do axit dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản khiến cho niêm mạc thực quản sưng và hẹp. Khi ăn, thức ăn sẽ khó đi qua thực quản nên bạn có cảm giác vướng ở cổ họng.

Barrett thực quản

Nếu trào ngược dạ dày diễn ra liên tục trong thời gian dài thì niêm mạc ở thực quản sẽ không ngừng tăng sinh và dày lên để “thích ứng” với tình trạng này. Hệ quả là đường kính của thực quản bị thu hẹp, gây cảm giác vướng ở cổ họng nhưng không đau khi ăn uống.

A person with her hands on her chest

Description automatically generated

Trào ngược dạ dày hay Barrett thực quản có thể gây vướng ở cổ họng nhưng không đau

Có khối u trong vòm họng

Các khối u lành tính hoặc ác tính ở giai đoạn đầu có thể gây cảm giác vướng nhưng chưa đau. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu là vậy, đến những giai đoạn sau thì những khối u này có thể làm bạn đau nhiều khi nuốt, kể cả nuốt nước bọt.

Di vật do ăn uống

Dị vật thức ăn ở đây có thể là các mảnh thức ăn cứng, kích thước đủ lớn mắc lại, gây tắc vướng ở cổ họng.

Các nguyên nhân khác

Vướng ở cổ họng nhưng không đau có thể xảy ra khi bạn mắc các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn,… Lúc này, dịch nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng nên bạn sẽ cảm giác bị vướng và luôn muốn ho, khạc nhổ.

3. Làm gì khi bị vướng ở cổ họng nhưng không đau?

Nếu bị vướng ở cổ họng nhưng không đau, bạn có thể áp dụng những cách sau để cải thiện và khắc phục.

Phương pháp dân gian

Bạn có thể dùng một số thảo dược, dược liệu trong tự nhiên để làm giảm triệu chứng vướng ở cổ họng nhưng không đau do bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa.

       Uống mật ong nguyên chất pha nước ấm vì trong mật ong có nhiều hoạt chất kháng viêm, làm giảm tình trạng sưng viêm do viêm họng, qua đó, cải thiện tình trạng khó nuốt, nuốt vướng.

       Uống nước trà xanh do trà xanh nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là hoạt chất polyphenol. Nhờ đó làm dịu cổ họng và thuyên giảm các giác “vướng víu” ở cổ họng.

       Uống tinh bột nghệ nếu bị vướng ở cổ họng nhưng không đau do trào ngược dạ dày. Bạn nên uống trước khi đi ngủ vì đây là thời điểm dễ bị trào ngược nhất.

       Uống nước lá tía tô vì trong lá tía tô nhiều tinh dầu, khoáng chất, giúp kháng viêm, sát khuẩn và bổ phế, xoa dịu cảm giác vướng ở cổ họng.

Honey on a plate with honey on it

Description automatically generated

Mật ong nguyên chất sát khuẩn, kháng viêm, giảm cảm giác vướng ở cổ họng

Phương pháp Tây y

Các phương pháp Tây y giúp bạn nhanh chóng loại bỏ cảm giác vướng ở cổ họng nhưng không đau, chẳng hạn như:

       Sử dụng thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mũi.

       Sử dụng thuốc xịt họng.

       Sử dụng các loại thuốc kháng viêm, kháng axit, thuốc giảm đau.

       Sử dụng các loại thuốc ức chế bơm Proton, thuốc hệ H2 để giảm axit dịch vị trong dạ dày.

Lưu ý là bạn cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng các loại thuốc này để đảm bảo hiệu quả điều trị và phòng tránh tác dụng phụ. Ngoài ra, nếu trong các trường hợp dưới đây thì bạn cần chủ động đi khám.

       Tình trạng nuốt vướng ngày càng nghiêm trọng với tần suất cao hơn.

       Giọng nói thay đổi, cụ thể là trở nên khàn hơn, trầm hơn.

       Sốt cao kéo dài.

       Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân.

       Mệt mỏi, xương khớp yếu.

4. Biện pháp phòng ngừa vướng ở cổ họng nhưng không đau

Để phòng ngừa tình trạng vướng ở cổ họng nhưng không đau thì bạn cần lưu ý:

Sinh hoạt lành mạnh

Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cần tránh xa bia rượu, thuốc lá vì chúng rất có hại cho sức khỏe nói chung và hệ hô hấp nói riêng, không chỉ gây vướng ở cổ họng nhưng không đau mà còn có nguy cơ dẫn đến ung thư phổi, ung thư vòm họng,…

Bên cạnh đó, hãy giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh để căng thẳng, lo âu vì yếu tố tâm lý có thể làm khởi phát cảm giác vướng ở cổ họng nhưng không đau cùng nhiều vấn đề bất thường khác.

A cigar on top of a glass of alcohol

Description automatically generated

Cần nói không với thuốc lá và rượu bia trong sinh hoạt hàng ngày

Chăm sóc sức khỏe

Điều này là đặc biệt với những người có hệ miễn dịch yếu và trong thời điểm giao mùa. Lúc này, bạn cần chú trọng giữ ấm cho cơ thể khi nhiệt độ xuống thấp. Ở chỗ đông người, nên đeo khẩu trang và sau khi về nhà, phải rửa tay và thay đồ. Ngoài ra, bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể bằng thực đơn ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch.

Khám sức khỏe định kỳ

Đây là cách giúp bạn có thể theo dõi tình trạng sức khỏe, kịp thời phát hiện bất thường để điều trị tích cực. Thường thì những bệnh lý về hô hấp hay dạ dày gây vướng ở cổ họng nhưng không đau nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì rất ít để lại biến chứng. Do đó, bạn cần chủ động khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 - 2 lần.

Hy vọng nội dung bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng vướng ở cổ họng nhưng không đau. Nếu vẫn còn thắc mắc, hoặc có nhu cầu đến khám, bạn hãy an tâm lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. Và quý khách cũng có thể đặt lịch trước qua hotline 1900 56 56 56 để chủ động sắp xếp thời gian sử dụng dịch vụ.

 

BS Chỉnh đã duyệt

 

 

 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.