Tin tức
Cẩm nang sức khỏe: Khám suy tim là khám những gì?
- 17/02/2022 | Thuốc điều trị suy tim và các vấn đề cần chú ý khi sử dụng
- 16/02/2022 | 5 triệu chứng sớm bệnh suy tim ai cũng cần nhớ
1. Tổng quan về bệnh suy tim
1.1. Như thế nào gọi là suy tim?
Suy tim là tình trạng suy yếu tim gây nên bởi những rối loạn chức năng hoặc tổn thương thực thể tại tim làm cho tâm thất không đủ khả năng tống hoặc tiếp nhận máu. Nếu không được cung cấp đủ máu, buồng tim sẽ giãn ra, cơ tim tăng sinh hoặc bơm nhanh, lúc đó mạch máu bị hẹp và cơ thể sẽ tự động dừng cung cấp máu đến mô và các cơ quan ít giữ vai trò quan trọng. Tuy điều này có thể giải quyết tạm thời vấn đề vận chuyển máu trong tuần hoàn nhưng theo thời gian nó sẽ làm cho tim ngày càng suy yếu.
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim đang diễn tiến nặng
Suy tim thường được chia thành:
- Suy tim trái: xảy ra khi tâm thất trái lớn hơn và bơm máu nhiều hơn. Loại này gồm suy tim tâm thu và suy tim tâm trương.
- Suy tim phải: xảy ra sau khi tim trái đã suy yếu. Lúc này áp lực chất lỏng qua phổi tăng lên khiến cho tim phải bị tổn thương.
- Suy tim xung huyết: tình trạng máu ứ đọng ở mô và tim làm tích tụ chất dịch trong cơ thể và gây xung huyết. Không những thế, dịch còn tích tụ ở phổi gây khó thở, phù, ho và được gọi là phù phổi.
1.2. Tính chất nguy hiểm của bệnh suy tim
Trước khi tìm hiểu khám suy tim là khám những gì chúng ta nên biết về mức độ ảnh hưởng của bệnh lý này. Suy tim là một bệnh lý rất nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian sống cũng như chất lượng cuộc sống của chính người bệnh. Những hệ lụy do bệnh suy tim gây ra có thể kể đến là:
- Chất lượng cuộc sống giảm sút
Khi bị suy tim, người bệnh không còn khả năng làm việc, nặng hơn là sẽ không thể tự chăm sóc chính mình. Giai đoạn cuối của bệnh, người bệnh còn cần phải có người thường xuyên bên cạnh để chăm sóc và hỗ trợ.
- Nhịp tim rối loạn
Người bị suy tim rất dễ bị rối loạn nhịp thất hoặc rung nhĩ. Rung nhĩ khiến cho bệnh nặng hơn vì lượng máu tim bơm ra thêm bị giảm 20% đồng thời nó còn làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu não. Suy tim mức độ nặng thường rung thất, nhịp thất nhanh, có ngoại tâm thu thất, gây đột tử nếu trước đó không được được đặt máy phá rung.
Suy tim không được điều trị sớm có thể gây đột tử
- Đột tử và tử vong
Giai đoạn cuối suy tim không đáp ứng điều trị nội khoa nếu người bệnh không được ghép tim hay đặt dụng cụ hỗ trợ tim thì sẽ tử vong. Ngoài ra bệnh nhân ở giai đoạn C và D cũng có thể bị đột tử dù chưa có triệu chứng nặng của bệnh.
2. Khám suy tim là khám những gì?
2.1. Tại sao nên đi khám suy tim?
Sở dĩ cần biết khám suy tim là khám những gì để đi khám suy tim là vì bệnh lý này có thể trở thành nguyên nhân của hàng loạt các bệnh lý khác như: động mạch vành, cao huyết áp, loạn nhịp tim, bệnh về tuyến giáp,... hay các biến chứng nguy hiểm như đã kể ở trên.
2.2. Khi nào cần đi khám suy tim?
Những trường hợp xuất hiện các dấu hiệu sau nên đi khám suy tim càng sớm càng tốt:
- Cảm thấy khó thở trong khi nằm.
- Phù ở mu bàn chân, cẳng chân, mắt cá chân.
- Hay cảm thấy tim đập không đều.
- Khó thở đến mức không thể hoạt động mạnh.
- Ho ra nước bọt có màu hồng hoặc máu.
- Hay đi tiểu vào buổi đêm.
- Có dịch tích tụ bên trong khiến bụng phồng to lên.
- Thường xuyên có cảm giác buồn nôn và chán ăn.
Đặc biệt, nên cấp cứu suy tim ngay khi có triệu chứng: cảm thấy cơ thể yếu đột ngột, ngất xỉu, đau ngực, nhịp tim đập không đều, ho ra máu, khó thở,...
2.3. Khám suy tim gồm những gì?
Đối với thắc mắc khám suy tim là khám những gì chúng tôi xin được chia sẻ như sau: Đây là một quá trình bao gồm nhiều bước, điển hình là:
2.3.1. Khám thực thể và hỏi bệnh sử
- Hỏi bệnh sử
Ở bước này, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh quá trình bị bệnh trong hiện tại và quá khứ. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ có những câu hỏi liên quan đến vấn đề có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh như:
Người bệnh được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn cụ thể khám suy tim là khám những gì
+ Có hút thuốc hay không?
+ Có bị bệnh đái tháo đường không?
+ Cholesterol tổng có cao không?
+ Có bị huyết áp cao không?
+ Có thường xuyên sử dụng đồ uống chứa cồn không?
Bên cạnh đó, bác sĩ còn hỏi về các triệu chứng đang xảy ra, bệnh lý đã mắc gần đây, hoạt động thể chất như thế nào và các hoạt động thường ngày có bình thường không.
- Khám tim
Mục đích của việc làm này nhằm tìm các dấu hiệu của bệnh suy tim, nguyên nhân gây suy tim. Các công việc được tiến hành là:
+ Đo nhịp tim và huyết áp.
+ Kiểm tra xem có hiện tượng sưng phồng tĩnh mạch ở cổ không, có phù không vì đây dấu hiệu của cho thấy một trong hai bên tim đã bị suy nặng.
+ Nghe âm thanh phổi.
+ Nghe âm thở, tiếng lạ ở tim.
+ Kiểm tra bụng xem nếu có sưng phồng thì là do gan nở hay do có chất lỏng tích tụ bên trong.
+ Kiểm tra có hay không hiện tượng sưng phồng ở chân và mắt cá chân.
+ Cân nặng.
Nếu những thao tác khám cùng với thông tin bệnh sử khai thác được cho thấy dấu hiệu suy tim, bác sĩ sẽ chỉ định những kiểm tra cần thiết để có căn cứ chẩn đoán bệnh.
2.3.2. Thực hiện các kiểm tra để chẩn đoán bệnh suy tim
Với mục đích này, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các phương pháp cận lâm sàng phù hợp như:
- Điện tâm đồ: phát hiện tình trạng dày giãn buồng tim, block nhánh trái, rối loạn nhịp tim, thay đổi ST-T đối với thiếu máu cơ tim cục bộ, sóng Q nhồi máu.
- Chụp X-quang tim phổi: cho thấy hiện tượng tràn dịch màng phổi, phổi bị xung huyết, bóng tim to.
- Siêu âm tim: đánh giá chức năng của thất trái có giảm không, vận động vùng tâm thất trái có tốt không, kiểm tra kích thước buồng tim, tình trạng hở van tim, dịch màng tim, áp lực động mạch phổi, huyết khối ở buồng tim.
- Holter điện tâm đồ: tìm ra rối loạn nhịp.
- Chụp động mạch vành: để tìm nguyên nhân gây suy tim do các bệnh lý mạch vành (như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không ổn định,...).
- Chụp MRI tim: đối với trường hợp nghi suy tim do bệnh cơ tim hoặc viêm cơ tim.
- Xét nghiệm máu tổng quát và NT- Probnp: chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, tiên lượng bệnh và theo dõi kết quả điều trị.
Nếu nội dung được chia sẻ trên đây vẫn chưa giải tỏa hết băn khoăn khám suy tim là khám những gì, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Tổng đài 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cụ thể hơn về vấn đề mà quý khách quan tâm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!