Tin tức
Cảnh báo một số triệu chứng sớm của bệnh ung thư nướu răng
- 22/03/2022 | Nướu răng bị đỏ, sưng đau và chảy máu - dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng!
- 06/01/2022 | 6 cách khắc phục chảy máu nướu răng tại nhà đơn giản
- 11/09/2021 | Cách điều trị tụt nướu hiệu quả và cách chăm sóc răng miệng
- 21/08/2021 | Bác sĩ giải đáp thắc mắc: Nướu sừng hóa là gì?
1. Những triệu chứng của bệnh ung thư nướu răng
Ung thư nướu răng xảy ra khi những tế bào vùng nướu răng tăng sinh bất thường. Nếu không được điều trị sớm, những tế bào này còn có thể xâm lấn, di căn đến các cơ quan khác, gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là một số triệu chứng bệnh thường gặp:
- Nướu răng có vết loét và lâu lành: Phần nướu răng của người bệnh xuất hiện vết loét, có thể đau hoặc không gây đau. Vết loét làm thay đổi màu sắc của niêm mạc xung quanh và tình trạng viêm loét có thể kéo dài trên 2 tuần.
Những khối u nướu khiến người bệnh bị đau, khó nhai, khó nói chuyện
- Xuất hiện khối u ở nướu: Nếu thấy nướu xuất hiện khối u, màu sắc đậm hơn những vùng nướu xung quanh, gây đau và dễ chảy máu,… thì bạn nên cẩn trọng vì đây rất có thể là triệu chứng của bệnh ung thư nướu răng.
- Răng lung lay: Phần nướu răng rất quan trọng, góp phần giúp bạn có một hàm răng chắc khỏe. Khi nướu răng bị tổn thương, chân răng có thể bị lỏng lẻo hơn và răng dễ bị lung lay. Tuy nhiên, răng lung lay cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác, có thể kể đến như viêm nha chu, viêm nhiễm chân răng,… Do đó, để biết được chính xác nguyên nhân, bạn cần đi khám nha khoa.
- Lưỡi bị lở loét: Những bệnh nhân bị ung thư nướu có thể gặp phải một số vấn đề với lưỡi, nhất là tình trạng lở loét ở lưỡi. Tình trạng này khiến bệnh nhân đau và khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Khi vùng nướu bị viêm loét do các tế bào ung thư, bệnh nhân cũng dễ bị chảy máu, đau và gặp khó khăn khi ăn uống và nói chuyện.
- Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân còn có thể gặp phải tình trạng thay đổi vị giác, chảy máu nhiều trong khoang miệng, sưng hạch bạch huyết, sụt cân không rõ nguyên nhân.
2. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư nướu răng?
Hiện nay, khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ung thư nướu răng. Nhưng một số yếu tố được đánh giá là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến là:
- Một số yếu tố gây kích thích mạn tính vào lợi: Những người đeo răng giả không đúng cách, hay nghiến răng,… có thể khiến lợi bị tổn thương trong một thời gian dài và làm tăng nguy cơ ung thư.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư nướu
- Không chăm sóc răng miệng đúng cách: Vệ sinh răng miệng là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách và đầy đủ thì các loại vi khuẩn trong khoang miệng sẽ không được loại bỏ. Khi cư trú trong khoang miệng, chúng sẽ có xu hướng tấn công niêm mạc miệng và gây viêm nhiễm, ung thư khoang miệng, trong đó bao gồm ung thư nướu răng.
- Thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc: Trong khói thuốc lá có chứa hàng nghìn chất độc hại gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt những người thường xuyên hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư nướu cao hơn những người khác.
- Uống nhiều rượu: Rượu không chỉ gây hại cho gan, dạ dày,… mà còn ảnh hưởng xấu đến khoang miệng. Những người nghiện rượu có nguy cơ phải đối mặt với ung thư nướu cao hơn những người khác.
- Ngoài ra những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không được uống đủ nước thì cũng cần cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này,
3. Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư nướu răng
Bệnh ung thư nướu răng nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỉ lệ sống trên 3 năm có thể đạt 80%. Tuy nhiên, đối với những trường hợp phát hiện muộn thì cơ hội sống trên 3 năm chỉ còn 50%. Do đó, việc phát hiện sớm có ý nghĩa rất quan trọng với người bệnh.
Để xác định phương pháp điều trị phù hợp, các bác sĩ cần dựa vào nhiều yếu tố chẳng hạn như mức độ bệnh, thể trạng người bệnh,… Một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến đang được áp dụng là:
- Phẫu thuật cắt bỏ những khối u và vùng tổn thương quanh nướu. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ có thể tiến hành nạo hạch bạch huyết để phòng ngừa tình trạng những tế bào ung thư xâm lấn các cơ quan khác.
Bệnh nhân nên đi khám khi có dấu hiệu bất thường
- Hóa trị: Đây là cách sử dụng các loại hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Xạ trị: Thường được áp dụng điều trị riêng lẻ hoặc kết hợp với hóa trị để tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư.
- Bên cạnh những biện pháp trên, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị triệu chứng để giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng sống, chẳng hạn như thuốc giảm đau, chống viêm, chống nôn,…
- Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng. Nên ăn đầy đủ dưỡng chất và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể được nâng cao sức đề kháng và khỏe mạnh hơn.
Vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách để phòng bệnh hiệu quả
- Lưu ý về cách chăm sóc bệnh nhân ung thư nướu răng sau phẫu thuật: Thông thường, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau sau phẫu thuật, vì thế, nên cho bệnh nhân ăn những loại thức ăn dạng mềm để dễ nuốt, chẳng hạn như các loại súp, các loại cháo,… Cần đảm bảo các món ăn cung cấp đủ dinh dưỡng cho người bệnh, giúp bệnh nhân sớm bình phục. Sau phẫu thuật, bệnh nhân nên kiêng các loại chất kích thích như bia rượu và hạn chế ăn những thực phẩm chua cay, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh,… Đặc biệt, cần vệ sinh răng miệng đúng cách và đầy đủ.
Nếu bạn có bất cứ triệu chứng bất thường nào về răng miệng, có thể đến khám tại Chuyên khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. MEDLATEC không chỉ có thế mạnh về các trang thiết bị khám và điều trị bệnh hiện đại, tân tiến mà còn tự hào là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành. Vì thế chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại MEDLATEC có thể làm hài lòng mọi đối tượng khách hàng. Để được tư vấn và đặt lịch khám sớm, bạn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!