Tin tức
Cảnh giác với những triệu chứng của bệnh nhược cơ
- 25/05/2021 | Người mắc hội chứng nhược cơ có thể sống được bao lâu?
- 26/05/2021 | Bệnh nhược cơ có nguy hiểm không? Giải pháp phòng ngừa bệnh?
1. Tìm hiểu chung về bệnh nhược cơ
Trước khi tìm hiểu về các triệu chứng thường gặp, chúng ta cần nắm được bệnh nhược cơ là gì? Căn bệnh này còn được biết tới với tên gọi quốc tế là Myasthenia gravis - một dạng bệnh lý thần kinh cơ mãn tính. Khi mắc bệnh, chúng ta sẽ trải qua cảm giác các nhóm cơ yếu đi theo từng mức độ khác biệt. Tùy bệnh nhân, có nhiều thường xuyên cảm nhận tình trạng yếu cơ, có người trải qua từng đợt triệu chứng.
Nhược cơ ảnh hưởng tới chức năng của một số nhóm cơ
Trong đó, một số nhóm cơ chịu ảnh hưởng từ hiện tượng nhược cơ đó là cơ mắt, cơ tứ chi, cơ hô hấp,… Đây là những nhóm cơ hoạt động theo sự điều khiển của chúng ta, làm giảm chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Chắc hẳn nhiều bạn thắc mắc tại sao căn bệnh này được xếp vào nhóm bệnh tự miễn? Bởi vì trong cơ thể chúng ta, rất nhiều tự kháng thể đang tồn tại, chúng có khả năng chống thụ thể nằm ở màng tế bào cơ. Chính những tự kháng thể này đã làm rối loạn quá trình truyền dẫn tín hiệu của các dây thần kinh và gây bệnh.
Trên thực tế, mọi người ở bất cứ lứa tuổi và giới tính nào cũng có nguy cơ mắc nhược cơ. Đặc biệt, nhiều thống kê đã chỉ ra rằng tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn so với nam giới, các chị em nên lưu ý vấn đề này nhé! Thông thường, bệnh lý này sẽ xuất hiện ở những người phụ nữ dưới 40 tuổi hoặc người ngoài 70 tuổi.
2. Cảnh giác với những triệu chứng của bệnh nhược cơ
Nhìn chung, tỷ lệ người mắc bệnh nhược cơ không quá cao, chỉ rơi vào khoảng 0,5/100.000. Tuy nhiên mọi người không nên chủ quan, nếu phát hiện sớm các triệu chứng và đi điều trị bệnh, chúng ta có thể hạn chế nguy cơ gặp biến chứng xấu.
2.1. Giai đoạn phát triển bệnh nhược cơ
Các bác sĩ cho biết căn bệnh này thường phát triển qua 4 giai đoạn chính, càng về những giai đoạn cuối, triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng hơn. Đồng thời việc điều trị mất nhiều thời gian mà không thể đem lại hiệu quả thực sự tốt so với chữa trị ngay từ giai đoạn đầu bệnh mới hình thành.
Trong giai đoạn đầu của bệnh nhược cơ, bệnh nhân gặp vấn đề với cơ vận nhãn
Cụ thể, ở giai đoạn đầu tiên, đa số bệnh nhân gặp vấn đề với cơ vận nhãn còn các nhóm cơ khác vẫn hoạt động bình thường. Bước sang giai đoạn thứ 2, trừ cơ hô hấp, vùng hầu họng, tất cả cơ của bạn đều suy yếu, chức năng giảm rõ rệt. Nghiêm trọng hơn, trong hai giai đoạn cuối, các nhóm cơ đều chịu ảnh hưởng của bệnh ở mức độ nặng. Lúc này, bệnh nhân còn có phải đối mặt với tình trạng rối loạn hô hấp hoặc rối loạn yết hầu và cần được điều trị kịp thời.
2.2. Triệu chứng bệnh nhược cơ
Nếu nhóm cơ vùng đầu, cổ hoặc mặt suy yếu, bạn sẽ cảm thấy thị lực giảm đáng kể, mọi vật xung quanh trước khá mờ. Bên cạnh đó, người mắc bệnh nhược cơ còn gặp khó khăn khi nhai, nuốt thức ăn, gương mặt luôn lộ ra nét buồn, mệt mỏi,…
Khi bị yếu nhóm cơ tay hoặc chân, bệnh nhân khó di chuyển hoặc vận động. Thậm chí nhiều người không thể nhấc tay hoặc chân lên cao. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ. Nguy hiểm nhất là khi nhóm cơ hô hấp dần suy yếu, bệnh nhân thường xuyên đối mặt với tình trạng khó thở, thậm chí là hiện tượng suy hô hấp cấp. Nếu không điều trị kịp thời, tính mạng và sức khỏe bị đe dọa nghiêm trọng.
Các dấu hiệu kể trên xuất hiện rõ ràng khi bạn vừa hoạt động quá sức hoặc kết thúc một ngày làm việc. Nếu bạn nghỉ ngơi thì triệu chứng này dần biến, điều này khiến nhiều người lầm tưởng tình trạng yếu cơ xảy ra là do làm việc nhiều nên không theo dõi và điều trị sớm.
Khi cơ hô hấp yếu, bệnh nhân có thể bị suy hô hấp
3. Điều trị nhược cơ hiệu quả
Như mọi người đã biết, bệnh nhược cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Chính vì thế việc điều trị là vô cùng cần thiết, hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng như: suy hô hấp hoặc hôn mê,…
Song, hiện nay chúng ta vẫn chưa nghiên cứu ra phương pháp điều trị dứt điểm, bệnh có khả năng tái phát tùy vào sức khỏe và thói quen sinh hoạt của mỗi người. Việc điều trị nhằm mục đích chính là kiểm soát tình trạng bệnh, đẩy lùi những biến chứng xấu có thể xảy ra.
Để các triệu chứng nhược cơ thuyên giảm, cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân bớt khó khăn, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc. Tuy nhiên, chúng không thể giúp điều trị dứt điểm bệnh mà cần kết hợp với những phương pháp điều trị khác. Ngoài duy trì điều trị bằng thuốc, bệnh nhân có thể tiến hành cắt bỏ tuyến ức nếu bác sĩ phát hiện các định bất thường tuyến ức.
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân phải tiến hành lọc máu
Trong trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp cấp, cách điều trị hiệu quả nhất chính là lọc máu. Bác sĩ thực hiện phương pháp này để loại bỏ tự kháng trong cơ thể người bệnh. Nhờ vậy họ kiểm soát tốt hơn tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân, đặc biệt trong tình huống cấp cứu.
Như vậy, tùy vào sức khỏe và mức độ bệnh, mỗi người sẽ được chữa nhược cơ theo phác đồ điều trị riêng. Bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn nhé!
4. Xây dựng chế độ sinh hoạt dành cho bệnh nhân nhược cơ
Bên cạnh điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, mọi người nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, chúng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhược cơ hiệu quả hơn rất nhiều. Đầu tiên, bệnh nhân hãy cố gắng duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ trong suốt khoảng thời gian chữa bệnh. Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi có thể là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Đặc biệt, người bệnh nên dành nhiều thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi, càng làm việc quá sức, tình trạng yếu cơ càng biểu hiện rõ rệt hơn. Như vậy, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt cũng như làm việc. Đó là lý do vì sao bệnh nhân nhược cơ luôn ưu tiên thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
Người bệnh nhược cơ nên dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi
Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh nhược cơ - một dạng bệnh tự miễn gây ảnh hưởng tới các nhóm cơ. Ngay khi phát hiện triệu chứng nghi mắc nhược cơ, bạn nên chủ động đi khám và điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ để hạn chế biến chứng xấu có thể xảy ra nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!