Tin tức

Sâu răng nặng: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Ngày 11/04/2025
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Sâu răng nặng là tình trạng răng bị phá hủy nghiêm trọng, gây đau nhức và ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không điều trị sớm, người bệnh có nguy cơ bị áp xe răng, viêm tủy, mất răng hoàn toàn. Trong bài viết sau đây, MEDLATEC sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản giúp bạn nhận diện sớm sâu răng nặng và biết hướng xử trí để bảo vệ tốt nhất cho hàm răng của mình.

1. Nguyên nhân nào khiến răng bị sâu nặng?

Sâu răng nặng thường là kết quả của một quá trình tác động từ nhiều yếu tố:

- Duy trì thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách khiến cho mảng bám và vi khuẩn dễ dàng phát triển, tạo điều kiện cho axit tấn công men răng.

- Dùng kem đánh răng kém chất lượng hoặc không có thành phần kháng khuẩn nên không loại bỏ được vi khuẩn, chúng tích tụ và phát triển, gây sâu răng. 

- Hay ăn thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công men răng.

- Cấu trúc men răng yếu, dễ bị ăn mòn.

- Sử dụng một số loại thuốc điều trị như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh mạn tính,... trong thời gian dài có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong miệng, gây khô miệng do giảm tiết nước bọt, dẫn đến sâu răng nặng.

- Hóa chất trong thực phẩm chế biến sẵn hoặc một số loại đồ uống làm tăng axit trong miệng, gây suy yếu men răng, theo thời gian sẽ khiến răng bị sâu ngày càng nặng.

Thói quen ăn thực phẩm nhiều đường và hóa chất dễ gây sâu răng nặng

Thói quen ăn thực phẩm nhiều đường và hóa chất dễ gây sâu răng nặng

2. Dấu hiệu gặp phải khi bị sâu răng nặng

Khi có những dấu hiệu sau đây, bạn cần thăm khám Nha sĩ ngay để ngăn chặn sâu răng nặng tiến triển nguy hiểm:

2.1. Đau răng

Đây là dấu hiệu thường gặp khi răng đã bị tổn thương do sâu. Tuy nhiên, khi đã sâu răng nặng thì người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói khi ăn, đau dữ dội và lan tỏa khắp hàm. Cơn đau của người bị sâu răng nặng thường rất dai dẳng, khiến họ mất ngủ, dù dùng thuốc giảm đau vẫn rất khó thuyên giảm.

2.2. Thay đổi màu sắc răng

Một dấu hiệu dễ nhận biết khác của sâu răng nặng là sự thay đổi về màu sắc bề mặt răng. Trên bề mặt răng của người bệnh sẽ xuất hiện nhiều vết ố. Răng thường chuyển sang màu đen do đã bị phá hủy nghiêm trọng.

2.3. Nứt, vỡ răng

Khi đã bị sâu răng nặng, cấu trúc răng sẽ tổn thương nghiêm trọng. Đây là lý do khiến cho răng bị nứt, vỡ mảnh vụn. Lúc này nếu không được điều trị ngay, người bệnh sẽ có nguy cơ mất răng.

2.4. Hơi thở có mùi hôi, răng tích tụ mảng bám dày

Khi không vệ sinh răng miệng đúng cách, mảng bám sẽ tích tụ và ngày càng dày lên, vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ. Đây chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, khiến hơi thở có mùi hôi và làm sâu răng nặng.

3. Chẩn đoán và điều trị sâu răng nặng như thế nào?

3.1. Chẩn đoán

Đối với các trường hợp có dấu hiệu sâu răng nặng, khi bệnh nhân đến thăm khám, Nha sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách:

- Hỏi người bệnh về các triệu chứng gặp phải ở vùng răng miệng bị sâu trong thời gian gần đây.

- Dùng dụng cụ Nha khoa chuyên dụng để kiểm tra tổn thương răng miệng của người bệnh.

- Chụp X-quang miệng để đánh giá mức độ sâu răng.

Khách hàng khám để điều trị sâu răng tại MEDLATEC

Khách hàng khám để điều trị sâu răng tại MEDLATEC

3.2. Điều trị

Tùy vào mức độ sâu răng nặng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân nhắc phương án điều trị phù hợp như:

3.2.1. Điều trị bảo tồn

Khi phát hiện sâu răng nặng ở giai đoạn ban đầu, bác sĩ có thể điều trị bảo tồn g nhằm cứu chữa răng bị tổn thương. Phương pháp trám răng thường được sử dụng trong trường hợp này. Phần răng bị sâu sẽ được bác sĩ loại bỏ sau đó trám lại bằng vật liệu chuyên dụng. Trám răng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa giúp khôi phục lại chức năng nhai cho người bệnh.

3.2.2. Điều trị nội nha

Nếu sâu răng nặng đã tiến triển ảnh hưởng đến dây thần kinh bên trong răng, phương pháp điều trị nội nha sẽ được chỉ định. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần tủy răng đã bị nhiễm trùng và làm sạch khoang tủy, sau đó trám kín bằng vật liệu Nha khoa để vi khuẩn không còn cơ hội tấn công sâu bên trong răng, tránh nguy cơ mất răng trong tương lai.

3.2.3. Phục hình răng

Nếu răng đã bị phá hủy nghiêm trọng, việc phục hình răng là giải pháp tối ưu. Bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp phục hình như chụp răng, bọc răng sứ hoặc cấy ghép Implant được sử dụng tùy theo mức độ tổn thương để người bệnh lựa chọn điều trị theo nhu cầu của mình.

3.2.4. Nhổ răng

Khi sâu răng nặng gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng lan rộng vào vùng nướu và xương hàm, việc thực hiện nhổ bỏ răng sâu là cần thiết. Sau khi nhổ răng, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn phương pháp phục hình răng phù hợp để khôi phục lại hàm răng đều đẹp và đảm bảo chức năng nhai.

Sâu răng là bệnh lý rất dễ tái phát. Vì thế, sau điều trị sâu răng nặng, người bệnh cần tuân thủ mọi hướng dẫn chăm sóc Nha khoa từ bác sĩ và hạn chế ăn thực phẩm giàu đường.

Nhổ răng là phương pháp cuối cùng được thực hiện khi sâu răng nặng không còn khả năng hồi phục

Nhổ răng là phương pháp cuối cùng được thực hiện khi sâu răng nặng không còn khả năng hồi phục

4. Phòng tránh sâu răng nặng bằng cách nào?

Để ngăn ngừa nguy cơ bị sâu răng nặng, bạn cần tuân thủ một số biện pháp sau:

- Duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối bằng kem đánh răng chứa fluoride và bàn chải mềm để bảo vệ men răng. 

- Quá trình vệ sinh răng nên được kết hợp thêm chỉ nha khoa hoặc tăm nước, nước muối sinh lý, nước súc miệng diệt khuẩn để tăng khả năng loại bỏ mảng bám ở kẽ răng.

- Giảm tiêu thụ các loại bánh kẹo, nước ngọt, thực phẩm chứa đường vì chúng dễ làm vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.

- Hạn chế dùng nước ngọt có gas, cà phê, rượu bia,... vì chúng là tác nhân làm mòn men răng và gây tổn thương răng.

- Bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa chua, phô mai, sữa, dưa leo, táo, cà rốt, rau xanh đậm,... để tăng cường men răng, làm sạch răng tự nhiên, kích thích tiết nước bọt và hạn chế vi khuẩn gây sâu răng.

- Đến nha khoa 6 tháng/lần để khám và làm sạch răng chuyên sâu.

- Nếu có dấu hiệu sâu răng nhẹ cần khám để điều trị ngay để tránh tiến triển thành sâu răng nặng.

Điều trị sâu răng nặng tương đối phức tạp và đòi hỏi sự kiên trì. Người bệnh không nên tự ý tìm cách chữa sâu răng tại nhà mà cần thăm khám Nha sĩ để được đánh giá và lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu, tránh nguy cơ mất răng. 

Trường hợp nghi ngờ dấu hiệu sâu răng, cần chẩn đoán và điều trị ngay, quý khách hàng có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn đặt lịch khám nhanh chóng cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Từ khoá: sâu răng vi khuẩn

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ