Tin tức
Cầu răng sứ là gì? Gồm những loại nào và hiệu quả ra sao?
- 01/12/2023 | Dấu hiệu nhận biết cầu răng sứ bị hở là gì? Cách khắc phục
- 01/12/2023 | Cầu răng sứ: Những ưu điểm và hạn chế bạn cần biết
- 01/11/2023 | Đã làm răng sứ có niềng được không?
1. Cầu răng sứ là như thế nào?
1.1. Về khái niệm cầu răng sứ
Cầu răng sứ là kỹ thuật phục hình răng bị mất bằng cách tạo nên chiếc cầu bắc từ các răng thật nằm cạnh răng đã mất. Muốn thực hiện kỹ thuật này thành công cần phải mài cùi răng thật để chụp cầu răng sứ lên phía trên.
Do bắt buộc phải mài răng nên điều kiện yêu cầu là răng làm trụ phải thực sự khỏe mạnh, không gặp phải bệnh lý răng miệng nào. Cầu răng sứ có thể được làm từ kim loại hoặc sứ, trong đó loại làm bằng sứ được Nha sĩ khuyên dùng hơn.
Hình ảnh giúp hình dung về quá trình thực hiện phương pháp cầu răng sứ
1.2. Các thành phần cấu tạo nên cầu răng sứ
Cầu răng sứ có cấu tạo gồm các phần:
- Mặt sứ: Là phần bên ngoài của cầu răng, được làm từ sứ cao cấp hoặc kim loại, có màu sắc và độ trong suốt giống như răng thật.
- Cột nối: Đây là phần trung gian giữa các mặt sứ, giúp cầu răng được gắn chắc chắn vào răng thật.
- Chốt gắn: Gồm hệ thống chốt và keo dán chuyên dụng giúp liên kết giữa cầu răng sứ và cấu trúc răng tự nhiên nhằm đảm bảo sự ổn định và khả năng chịu lực của răng trong quá trình nhai.
2. Các loại cầu răng sứ thông dụng nhất hiện nay
2.1. Cầu răng sứ truyền thống
Đây là loại cầu răng sứ thông dụng nhất, sử dụng răng khỏe mạnh ở hai bên khoảng răng bị mất để làm trụ cầu. Phần răng trụ sẽ được mài nhỏ sao cho vừa đủ cho chụp răng gắn lên trên. Phần khoảng răng bị mất sẽ là dải răng sứ được gắn liền với các chụp úp lên răng trụ.
2.2. Cầu răng sứ đèo
Khi thực hiện kỹ thuật cầu răng sứ này, cầu răng được dùng chính là răng trụ ở sau hoặc trước răng bị mất. Phương pháp cầu răng sứ đèo ít được sử dụng vì không đảm bảo lực nhai.
2.3. Cầu răng sứ cánh dán
Do ít phải mài răng hơn phương pháp truyền thống nên cầu răng sứ cánh dán bảo tồn tốt răng trụ. Ở phương pháp này, phần răng giả nằm trong khoảng răng đã mất, hai cánh dán được gán chắc vào mặt trong của hai răng trụ kề cận răng đã mất.
Khả năng chịu lực nhai của cầu răng sứ cánh dán kém nên chỉ phù hợp để làm với răng cửa, sau khi đã được Nha sĩ cân nhắc kỹ càng.
2.4. Cầu răng sứ trên trụ Implant
Với phương pháp này, răng trụ chính là trụ Implant được cấy vào trong xương hàm, không dùng răng thật. Do không dùng điểm tựa là răng thật nên cầu răng sứ trên trụ Implant vừa bảo tồn được sức khỏe của răng thật vừa tạo ra khoảng cách phù hợp giữa các răng. Nhờ đó mà cầu răng đồng đều, khả năng tiêu xương hàm ở vùng răng bị mất được giảm thiểu.
Mô phỏng kỹ thuật cầu răng sứ trên trụ Implant
3. Đánh giá ưu - nhược điểm của phương pháp chỉnh nha cầu răng sứ
3.1. Ưu điểm
Cầu răng sứ giúp tái tạo vẻ đẹp tự nhiên cho răng. Công nghệ chế tác sứ hiện đại giúp cầu răng sứ có màu sắc, độ trong suốt và ánh sáng phản chiếu giống như răng thật.
Không những thế, vật liệu sứ cao cấp được sử dụng còn có khả năng chịu lực tốt, phù hợp với các răng nằm ở vùng chịu lực nhai mạnh như răng hàm. Nhờ vậy mà cấu trúc hàm răng được ổn định, giảm nguy cơ mất chức năng ăn nhai.
3.2. Nhược điểm
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng cầu răng sứ vẫn được đánh giá là phương pháp điều trị có chi phí tương đối cao. Tùy vào số lượng răng cần thay thế, loại sứ sử dụng và kỹ thuật điều trị của từng cơ sở nha khoa mà mức giá của quy trình này, áp dụng với mỗi bệnh nhân sẽ có sự chênh lệch.
Quá trình lắp đặt cầu răng sứ đòi hỏi sự chính xác cao và kinh nghiệm của bác sĩ nha khoa. Nếu quy trình không được thực hiện đúng cách, cầu răng sứ có thể gặp phải các vấn đề như lỏng, nứt hay không khít với răng tự nhiên,... gây nên tình trạng phải điều chỉnh hoặc thay thế sớm.
Mặt khác, cầu răng sứ cần phải mài răng 2 bên để thực hiện gắn cầu răng sứ, khiến các răng này không được bảo tồn toàn vẹn, sau một thời gian tình trạng tiêu xương có nguy cơ diễn ra.
4. So sánh cầu răng sứ với một số phương pháp chỉnh nha khác
4.1. So sánh với răng giả tháo lắp
Răng giả tháo lắp thường không mang lại cảm giác tự nhiên như cầu răng sứ. Cầu răng sứ được gắn cố định và có thiết kế tối ưu giúp tạo ra sự liên kết chặt chẽ với các răng xung quanh, tạo ra sự ổn định chức năng nhai và thẩm mỹ cho khung hàm. Ngược lại, răng giả tháo lắp có thể bị lung lay, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và sự tự tin của người sử dụng.
4.2. So sánh với cấy ghép răng Implant
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hồi răng bằng công nghệ hiện đại nên chi phí cao hơn so với cầu răng sứ. Ngoài ra, quá trình cấy ghép Implant cần thời gian hồi phục lâu hơn trong khi cầu răng sứ có quy trình ít xâm lấn hơn nên thời gian phục hồi ngắn hơn. Vì thế, cầu răng sứ lại là lựa chọn phù hợp cho những ai chưa đủ điều kiện thực hiện cấy ghép Implant.
Thực hiện cầu răng sứ tại cơ sở y tế uy tín giúp đảm bảo hiệu quả của quá trình phục hồi răng
Trung bình tuổi thọ của cầu răng sứ vào khoảng 10 - 15 năm (nếu chăm sóc răng miệng đúng cách). Khoảng thời gian đảm bảo độ bền này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tay nghề của bác sĩ thực hiện thủ thuật, vật liệu sứ được sử dụng,... Vì thế, nếu có nhu cầu phục hồi răng bằng phương pháp này, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, đánh giá và tư vấn cụ thể.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám bệnh lý về răng hoặc thực hiện các biện pháp chỉnh nha thẩm mỹ, hãy liên hệ đặt lịch cùng bác sĩ của Hệ thống Nha khoa MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
