Tin tức

Cây bụp giấm (Atiso đỏ): Đặc điểm nhận diện, công dụng và cách dùng

Ngày 24/07/2025
Tham vấn y khoa: BS. Phạm Thị Nhi
Cây bụp giấm có thể phát triển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Hoa bụp giấm chủ yếu được chế biến thành siro, trà giải khát hoặc dùng ngâm rượu. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, công dụng và cách sử dụng bụp giấm, bạn hãy theo dõi bài viết sau.

1. Nguồn gốc và đặc điểm của cây bụp giấm

Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của cây bụp giấm. 

1.1. Nguồn gốc

Cây bụp giấm thuộc họ thực vật Malvaceae, có danh pháp khoa học là Hibiscus sabdariffa. Loài cây này còn được biết đến với tên gọi atiso đỏ, theo màu sắc đặc trưng của hoa. 

Bụp giấm được cho là có nguồn gốc từ khu vực Tây Phi. Theo thời gian, nó đã theo dòng người di cư đến các châu lục. Tại Việt Nam hiện nay, bụp giấm là loài cây quen thuộc tại nhiều khu vực, trồng chủ yếu để lấy hoa. Mùa thu hoạch hoa bụp giấm thường vào khoảng tháng 9 đến tháng 11.

Cây bụp giấm là loài thực vật có nguồn gốc từ khu vực phía tây châu Phi

Cây bụp giấm là loài thực vật có nguồn gốc từ khu vực phía tây châu Phi

1.2. Đặc điểm 

Bụp giấm là loài thực vật ngắn ngày, được trồng hằng năm. Dưới đây là đặc điểm phân biệt:

  • Thân cây: Chiều cao trung bình của mỗi cây bụp giấm dao động từ 1.5 đến 2m, thân cây phân thành các nhánh nhỏ với màu sắc đặc trưng là màu tím hoặc đỏ nhạt. 
  • : Các phiến lá đều có mép răng cưa. 
  • Hoa: Là bộ phận giá trị nhất của cây bụp giấm. Mỗi bông hoa sẽ mọc ra từ nách lá. Màu sắc đặc trưng của hoa bụp giấm là màu đỏ tía hoặc màu hồng. Loài hoa này có vị chua, thường được dùng để làm siro, trà hoặc rượu. 

Cây bụp giấm là loài cây dễ trồng, ưa sáng. Đặc biệt, cây có khả năng chịu hạn cực tốt, sinh trưởng nhanh trong cả môi trường đất khô cằn. Thậm chí, bụp giấm có thể phát triển tốt ngoài khu vực đất hoang, không cần chăm sóc. Tại nhiều tỉnh thành như Hưng Yên, Hải Dương,... bụp giấm hiện được trồng chuyên canh, tạo nguồn dược liệu. 

Hoa của cây bụp giấm có màu đỏ đặc trưng

Hoa của cây bụp giấm có màu đỏ đặc trưng

2. Tác dụng của hoa bụp giấm 

Bộ phận giá trị nhất của mỗi cây bụp giấm là phần hoa. Trong hoa của loài cây này có nhiều dưỡng chất có lợi như vitamin A, vitamin C, acid malic, acid citric,... Theo y học cổ truyền, hoa bụp giấm vốn có tính mát, là thành phần hữu dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh. Cụ thể, các tác dụng nổi bật của hoa bụp giấm phải kể đến là: 

  • Hỗ trợ giải độc gan: Giúp hỗ trợ chức năng gan qua tác dụng chống oxy hóa, lợi tiểu. 
  • Hỗ trợ hoạt động của đường tiêu hóa: Thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột, hạn chế tình trạng táo bón. 
  • Cải thiện chức năng miễn dịch: Giúp cơ thể chống chọi lại yếu tố gây viêm họng, cảm cúm. 
  • Thúc đẩy giảm cân: Một số hợp chất tìm thấy trong hoa bụp giấm có khả năng ngăn chặn quá trình lên men amylase, kìm hãm tốc độ hấp thụ đường cũng như tinh bột, tăng hiệu quả giảm cân. 
  • Hạ sốt và giảm huyết áp: Sử dụng nước ép từ lá và hoa bụp giấm có thể giúp hạ sốt và giảm huyết áp. 
  • Hỗ trợ phòng ngừa ung thư: Thành phần methanol tìm thấy trong hoa bụp giấm có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trực tràng, ung thư gan, ung thư miệng. 
  • Giảm cholesterol toàn phần: Tình trạng mỡ máu cao có thể phần nào được cải thiện khi sử dụng hoa bụp giấm. 
  • Các tác dụng khác: Chẳng hạn như kiểm soát tình trạng rối loạn lipid máu, lợi tiểu, phòng chống sự tấn công của một số loại vi khuẩn, phòng ngừa cơn co thắt cơ trơn.

Hoa bụp giấm chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe

Hoa bụp giấm chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe 

3. Hoa bụp giấm thường được sử dụng như thế nào?

Hoa là bộ phận được sử dụng nhiều nhất trên cây bụp giấm. Bạn có thể sử dụng loại hoa này để làm siro, pha trà hoặc ngâm rượu. 

3.1. Làm siro

Hoa bụp giấm vốn có vị chua, thích hợp để làm siro. Bên cạnh dùng như một loại nước giải khát, siro bụp giấm còn hỗ trợ phòng ngừa bệnh cảm cúm, kích thích tiêu hóa. 

Để làm siro, bạn cần chuẩn bị hoa bụp giấm và đường . Tỷ lệ giữa hoa bụp giấm và đường thường là 1:1 (cứ một lớp hoa lại phủ một lớp đường). Tiếp theo, bạn tiến hành đậy nắp, đặt vào nơi khô ráo. Sau khoảng 15 ngày, bạn có thể bắt đầu sử dụng.

3.2. Làm trà 

Nếu không muốn uống ngọt, kết hợp cùng nhiều đường, bạn nên thử làm trà bụp giấm. Một số tác dụng nổi bật của loại trà này phải kể đến là: 

  • Thanh lọc cơ thể. 
  • Hạ huyết áp. 
  • Kích thích hệ tiêu hóa. 
  • Giảm cholesterol. 
  • Hỗ trợ giảm cân,...

Hoa bụp giấm sau khi phơi hoặc sấy khô có thể sử dụng như một loại trà. Ngoài pha riêng hoa khô, bạn có thể thử kết hợp pha cùng cả hoa bụp giấm tươi. Nếu thích uống ngọt, bạn hãy cho thêm một chút đường. Trà bụp giấm thích hợp sử dụng thay thế cho các loại trà thông thường.

Hoa bụp giấm có thể được phơi khô và sử dụng như một loại trà

Hoa bụp giấm có thể được phơi khô và sử dụng như một loại trà 

3.3. Ngâm rượu 

Hoa bụp giấm ngâm rượu giúp hỗ trợ hoạt động của đường tiêu hóa khi sử dụng với liều lượng vừa phải. Bên cạnh rượu trắng, bạn nên chuẩn thêm chút mật ong. Hỗn hợp hoa bụp giấm, rượu trắng và mật ong có thể sẵn sàng sử dụng sau khoảng 10 ngày ngâm. Mỗi lần sử dụng, bạn chỉ nên uống khoảng 30ml.

4. Lưu ý cần biết khi sử dụng hoa bụp giấm 

Cho đến nay, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu chứng minh hiệu quả trị bệnh của các bộ phận trên cây bụp giấm. Do đó, bạn không nên kết hợp bất kỳ bộ phận nào của loài thực vật này với những loại thuốc hay thảo dược khác. Trước khi sử dụng, bạn hãy lưu ý những vấn đề sau: 

  • Liều lượng sử dụng không quá 2 gram/ngày. 
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng hoa bụp giấm. 
  • Nhiệt độ cao dễ làm mất đi các chất dinh dưỡng trong hoa bụp giấm. Vì vậy, bạn không nên chế biến hoa bụp giấm ở nhiệt độ cao. 
  • Nếu dùng siro hoặc rượu bụp giấm, bạn chỉ nên dùng 30ml/ngày. 

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng hoa bụp giấm

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng hoa bụp giấm 

Lưu ý, thông tin về công dụng của cây bụp giấm đề cập trên đây chỉ có tính chất tham khảo. Để hạn chế tác dụng phụ, rủi ro cho sức khỏe, bạn không tự ý kết hợp bụp giấm với những loại thuốc hay thảo dược khác khi chưa được thầy thuốc chuyên môn, bác sĩ hướng dẫn. 

Cây bụp giấm là loại cây trồng khá phổ biến tại Việt Nam. Bộ phận giá trị nhất của loại cây này là hoa với vị chua, thích hợp chế biến thành các loại thức uống giải nhiệt, trà, rượu. Hy vọng sau chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu hơn về công dụng và cách sử dụng bụp giấm. 

Nếu cần đặt lịch thăm khám sức khỏe hoặc tư vấn thêm về dinh dưỡng, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được hỗ trợ chi tiết. 

Từ khoá: vitamin A cảm cúm

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ