Tin tức
Cây chỉ thiên có tác dụng gì và sử dụng như thế nào để trị bệnh hiệu quả?
- 27/08/2024 | Cây ngân hạnh: Chi tiết công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ dân gian
- 31/12/2023 | Cây đơn đỏ có tác dụng gì, cách dùng như thế nào?
- 01/01/2024 | Cây mắt mèo và những công dụng chữa bệnh ít người biết đến
1.
Đặc điểm sinh học của cây chỉ thiên
Cây chỉ thiên vẫn được nhiều người gọi với cái tên khác như: cỏ lưỡi mèo, cỏ tai nát, cây thổi lửa,... Điều đặc biệt của thân cây chỉ thiên là hầu như không có lá, rất nhiều cành và thường có lông.
Lá cây chỉ thiên mọc hình hoa thị sát với đất, nằm ở gốc. Trung bình, mỗi phiến lá rộng 3 - 5cm, dài 6 - 12cm, mọc men theo cuống và ôm trọn thân. Hai mặt lá chỉ thiên đều phủ lông trắng, mép lá có khía răng nhỏ.
Hoa chỉ thiên mọc thành cụm màu tím hồng hoặc tím. Trung bình, mỗi cụm hoa gồm 4 hoa nhỏ. Tràng hoa gồm 5 thùy, hình ống, bao phấn có tai. Quả cây chỉ thiên hình thoi với 10 cạnh lồi, thường ra vào tháng 1 - 8.
Hình ảnh giúp hình dung về cây chỉ thiên
2. Cây chỉ thiên có tác dụng gì đối với sức khỏe?
2.1. Tác dụng của cây chỉ thiên trong y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, dược liệu chỉ thiên có vị đắng, tính mát, được quy vào tỳ, kinh phế. Vậy cây chỉ thiên có tác dụng gì trong y học cổ truyền? Dược liệu này thường được dùng để chữa ho ra máu, tiểu khó, mụn nhọt lở ngứa, viêm gan virus, viêm cầu thận cấp, viêm họng, chảy máu cam, cảm mạo, sốt cao, khí hư bạch đới, phù thũng,...
Y học cổ Ấn Độ lầy nước sắc từ rễ và lá chỉ thiên để chữa tiêu chảy, giảm đau, tiểu khó, kiết lỵ, viêm dạ dày. Tại đây, rễ cây chỉ thiên còn được dùng để tán bột sau đó trộn cùng bột hạt tiêu để chữa sâu răng.
Y học cổ truyền Nepal dùng rễ chỉ thiên trị ho, cảm lạnh. Lấy nước ép rễ chỉ thiên uống có thể chữa sốt cao, khó tiêu, đau dạ dày,...
Các nước Đông Nam Á dùng cây chỉ thiên trong bài thuốc làm dịu da, lợi tiểu, hạ sốt,...
2.2. Tác dụng của cây chỉ thiên trong y học hiện đại
Thành phần hóa học của cây chỉ thiên tương đối đa dạng và có lợi cho sức khỏe như: dotriacontan -1- ol, elephantine, elephantopi, lupeol acetat, iso deoxy elephantopi,...
Tìm hiểu cây chỉ thiên có tác dụng gì trong y học hiện đại bạn sẽ thấy đã có nghiên cứu chỉ ra rằng: ở liều 100mg/kg trên chuột cống, hoạt chất elephantin trong cây chỉ thiên có khả năng ức chế tế bào sarcom 256. Thử nghiệm với liều 2.5mg/kg trên chuột cống trắng nhận thấy hoạt chất deoxyelephantopin có thể ức chế tế bào u báng, hoạt chất dihydro elephantopus có thể ức chế tế bào ung thư bạch cầu.
Chiết xuất cao lỏng của các loài Elephantopus và chỉ thiên giúp gan được bảo vệ trước các tổn thương cấp tính do β - D - Galactosamin hoặc paracetamol đồng thời giảm nồng độ GOT, GPT. Ngoài ra, cũng đã có nghiên cứu chỉ ra tác dụng của cao chỉ thiên đối với thoái biến mỡ ở gan và sự hoại tử thùy trung tâm.
Thực hiện nghiên cứu trên chuột trắng, với liều cao nước 0.3 - 0.6g/kg cho kết quả mất điều hòa, mệt lả, quằn quại, mất trương lực cơ, tử vong. Nếu dùng đường tiêm tĩnh mạch với liều 25 - 100mg/kg cho chuột cống trắng sẽ gây giảm huyết áp và nhịp tim.
Ngoài ra, để trả lời cho băn khoăn cây chỉ thiên có tác dụng gì thì cũng đã có nghiên cứu cho thấy đây là dược liệu có tính kháng khuẩn tụ cầu vàng, E.coli, streptococcus mutans,...
Dược liệu chỉ thiên có thể dùng toàn cây để chữa bệnh
3. Một số cách dùng dược liệu cây chỉ thiên để chữa bệnh
Có thể dùng mọi bộ phận của cây chỉ thiên để làm dược liệu, thu hái quanh năm, phơi hoặc sấy khô để dùng dần hoặc để dạng tươi dùng ngay. Các cách dùng dược liệu chỉ thiên thông dụng nhất là:
3.1. Dùng đơn lẻ
Chỉ cần dùng duy nhất dược liệu cây chỉ thiên khô với hàm lượng 9 - 16g đem rửa sạch, để ráo rồi đun sôi cùng 500ml nước đến khi còn 200ml thì lấy nước uống hàng ngày.
3.2. Dùng kết hợp với dược liệu khác
- Chữa viêm amidan, viêm họng, ho
+ Dược liệu: 10g lá và hoa chỉ thiên, 10g cây ô rô, 10g lá bướm bạc, 2g hạt núc nác.
+ Cách thực hiện: sắc toàn bộ dược liệu với 1 lít nước trong 15 phút sau đó tắt bếp, lấy nước nguội uống trong ngày.
- Chữa chảy máu cam
+ Dược liệu: 1 lá gan lợn, 30g cây chỉ thiên tươi.
+ Cách thực hiện: đem toàn bộ nguyên liệu cho vào nồi với lượng nước vừa xâm xấp và thêm chút gia vị vào, hầm trong 30 phút rồi lấy ăn cả nước lẫn cái. Làm như vậy 3 - 4 ngày liên tiếp.
- Chữa viêm loét, nhiệt miệng
+ Dược liệu: 30g cây dạ cầm, 60g chỉ thiên khô, 600ml nước.
+ Cách thực hiện: muốn biết cây chỉ thiên có tác dụng gì đối với bệnh viêm loét miệng, nhiệt miệng, bạn chỉ cần đem các dược liệu trên sắc với nhau để lấy nước uống hết trong ngày. Làm như vậy đều đặn, liên tục, bạn sẽ thấy các triệu chứng viêm nhiệt miệng dần dần biến mất.
- Chữa vàng da
+ Dược liệu: 20g lá mắc mật, 150g nguyên cây chỉ thiên tươi, 100g thịt lợn.
+ Cách thực hiện: toàn bộ nguyên liệu đem nấu chín để ăn hết trong ngày. Duy trì liên tiếp 4 - 5 ngày.
- Chữa cước khí
+ Dược liệu: 100g đậu phụ, 60g chỉ thiên tươi.
+ Cách làm: nấu toàn bộ nguyên liệu cùng nước trong 20 phút sau đó lấy ra ăn cả nước và cái.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết cây chỉ thiên có tác dụng gì và cách sử dụng hiệu quả
4. Lưu ý khi dùng dược liệu chỉ thiên điều trị bệnh
- Do hoạt chất có trong cây chỉ thiên thường được dùng ở dạng tự nhiên nên phải cần một thời gian dài mới thấy hiệu quả đạt được. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì thực hiện đúng và đủ liệu trình đã được bác sĩ hướng dẫn.
- Dược liệu cây chỉ thiên được bán nhiều trên thị trường, tương đối dễ mua nhưng nếu không biết cách sử dụng, theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh thì hiệu quả rất khó đạt được. Người bệnh không nên tự kê đơn thuốc cho mình mà nên thăm khám chuyên gia, thầy thuốc có chuyên môn để được hướng dẫn dùng dược liệu hiệu quả nhất.
Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch thăm khám sức khỏe cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn thao tác xác nhận lịch hẹn nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!