Tin tức
Cây gáo là cây gì, có thể chữa bệnh nào?
- 12/08/2024 | Cây xương rồng và những bài thuốc chữa bệnh ít ai biết đến
- 14/08/2024 | Cây lược vàng: loài cây làm cảnh có thể chữa bệnh, ít người biết tới
- 27/08/2024 | Cây thầu dầu tía: Thảo dược quý từ tự nhiên
1. Phân loại cây gáo theo đặc điểm sinh học
Cây gáo cao khoảng 35m, thuộc họ cà phê. Mỗi loại gáo có những đặc điểm riêng, trong đó phổ biến nhất là:
1.1. Gáo trắng
Cây gáo trắng (gáo tàu, cà đam, cà tôm), thân nhiều nhánh đâm ngang. Lớp vỏ ngoài thân có màu xám, phần gỗ giác màu trắng, lõi gỗ màu cam hơi nhạt.
Lá gáo trắng thường dài khoảng 15 - 30cm, nhọn ở đầu, phiến hình bầu dục. Mặt dưới lá gáo trắng có lớp lông mịn.
Hoa cây gáo trắng được mọc từ đầu các cành nhánh. Quả gáo trắng hình cầu, dạng phức kép, đường kính trung bình 2 - 4.5cm.
Cây gáo trắng có mặt nhiều ở vùng rừng ngập nước hoặc bình nguyên cao của phía Nam Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, Nam Á,...
Cây gáo trắng với bông hoa màu trắng, hình cầu
1.2. Gáo vàng
Chiều cao của cây gáo vàng tương đương gáo trắng. Tán cây hình tháp như cây thông. Hoa gáo vàng có mùi thơm dịu, mọc cụm màu vàng. Phần gỗ ở thân cây gáo vàng có màu vàng, sợi gỗ dài và to.
Gáo vàng thường chỉ có mặt ở Australia, Đông Nam Á, Nam Á,...
1.3. Gáo đỏ
Cây gáo đỏ (gáo tròn) có thân thẳng đứng, lớp vỏ bên ngoài thân khi còn non thường nhẵn và có màu nâu tro. Khi cây trưởng thành, lớp vỏ sẽ hình thành sọc thẳng và có màu nâu. Cây có tán hình dù, cành phẳng và dài, hơi rủ ở ngọn.
Lá cây gáo tròn hình mắt chim, màu lục sẫm, rộng tối đa 20cm, dài tối đa 30cm. Gốc lá hình tim, đầu lá nhọn dài. Mặt dưới của lá có một lớp lông mềm, mặt dưới sẫm màu hơn mặt trên.
Hoa cây gáo tròn xếp 1 - 3 cái, màu vàng. Quả gáo tròn hình nên, dạng nang, phủ lớp lông mịn. Bên trong quả chứa 6 - 8 hạt có cánh ở đầu. Phần đỉnh hạt khiến hạt bị chia thành hai bên, phần gốc hạt nhọn.
Gáo đỏ có nhiều ở Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Philippin, Việt Nam,...
2. Cây gáo loại nào có thể dùng làm dược liệu?
Tuy cây gáo có nhiều loại nhưng chỉ có gáo tròn và gáo trắng là có thể dùng làm dược liệu vì dược tính cao. Trong đó:
- Gáo trắng chứa chất đắng có tính chất gần giống axit cinchotannic. Hoa cây gáo trắng nhiều tinh dầu. Vỏ từ thân của cây này giàu alkaloid, steroid, chất béo,... Phần lá và vỏ thường được dùng làm dược liệu với công dụng chống viêm, làm se, hạ nhiệt,...
- Gáo tròn giàu ancaloit, tanin,... ở lớp vỏ nên có thể sát trùng, hạ sốt, chữa tiêu chảy,...
Phần vỏ của cây gáo là bộ phận được khai thác để làm dược liệu, thu hoạch bất cứ thời điểm nào trong năm. Vỏ sau khi thu hoạch sẽ được chẻ nhỏ, phơi hoặc sấy khô rồi đem cất túi kín nơi cao ráo.
Cây gáo tròn
3. Bài thuốc chữa bệnh sử dụng dược liệu cây gáo
3.1. Chữa xơ gan cổ trướng
+ Nguyên liệu: 10g cây cỏ sữa dạng lá lớn, 10g toàn cây cỏ xước, 10g vỏ gáo tròn.
+ Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, cho vào nấu trên lửa nhỏ với 1.5 lít nước, chờ đến khi lượng nước còn được khoảng 600ml thì chắt bỏ bã, lấy phần nước chia để thành 3 lần uống trong ngày, duy trì 15 ngày.
3.2. Chữa cảm sốt
+ Nguyên liệu: 10g vỏ gáo tròn.
+ Cách thực hiện: Rửa sạch vỏ của cây gáo tròn đã được chuẩn bị trước đó, sắc lấy nước đặc uống.
3.3. Chữa tiêu chảy
- Bài thuốc thứ nhất
+ Nguyên liệu: 10g khổ sâm, 15g vỏ gáo tròn.
+ Cách thực hiện: Đem dược liệu sắc lấy nước uống. Dân gian truyền tai nhau rằng chỉ cần uống 2 liều này là có thể thấy hiệu quả ngay.
- Bài thuốc thứ hai
+ Nguyên liệu: 1 bát to rễ gáo tròn.
+ Cách thực hiện: Rửa dược liệu thật sạch rồi sắc với nước trên lửa nhỏ khoảng 20 phút sau đó chắt lấy nước uống.
- Bài thuốc thứ ba
+ Nguyên liệu: Lấy các loại sau, mỗi loại 1 nắm nhỏ: vỏ cây van núi, vỏ cây chòi mòi, vỏ cây gáo tròn.
+ Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu rồi hãm nước sôi để chắt lấy nước 4 lần/ngày, uống 100ml/lần.
3.4. Chữa nhiễm khuẩn vết thương
- Nguyên liệu: 50g vỏ gáo.
- Cách thực hiện: Rửa sạch vỏ cây gáo rồi cho vào nồi với lượng nước vừa đủ xâm xấp bề mặt, sắc cho nước càng đặc càng tốt. Dùng nước thuốc đã sắc rửa vết thương mỗi ngày 2 lần.
Ngoài các bài thuốc dân gian ở nước ta được lưu truyền trong dân gian thì nhiều nơi trên thế giới, người dân còn dùng cây gáo để chữa các bệnh:
- Người dân Campuchia sử dụng vỏ cây gáo làm thuốc giảm đau.
- Người dân Philippin dùng bột từ vỏ gáo để chữa vết loét da, lấy nước sắc từ vỏ gáo chữa đau răng, tiêu chảy,...
- Người dân New Guinea ngâm vỏ gáo với nước để uống chữa đau dạ dày.
Cần nhận diện đúng cây gáo tròn mới được dùng làm dược liệu
4. Sử dụng cây gáo cần lưu ý
- Có nhiều loại cây gáo nhưng thường chỉ dùng cây gáo tròn hoặc gáo trắng để chữa bệnh.
- Không tự ý dùng cây gáo chữa bệnh vì mỗi bệnh lý cần có sự kết hợp vị thuốc và hàm lượng khác nhau, chưa kể đến tình trạng tác dụng phụ. Để đảm bảo không nguy hại cho sức khỏe, người bệnh cần có sự chỉ định và tư vấn sử dụng từ bác sĩ.
- Cần kết hợp giữa việc dùng cây gáo chữa bệnh với thay đổi lối sống, dinh dưỡng thì quá trình điều trị mới sớm đạt hiệu quả.
- Nếu phát hiện dấu hiệu khác thường nào khi dùng cây gáo, cần sớm đến cơ sở y tế hoặc liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử trí ngay.
Những thông tin đã chia sẻ ở trên chỉ có giá trị tham khảo. Người bệnh nên có sự tư vấn và chỉ định phù hợp từ bác sĩ chuyên khoa khi chữa bệnh với cây gáo dược liệu.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn đặt lịch nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!