Tin tức
Cây thầu dầu tía: Thảo dược quý từ tự nhiên
- 11/08/2024 | Cây mâm xôi: thức quả thơm mát và vị thuốc lành cho sức khỏe
- 12/08/2024 | Cây xương rồng và những bài thuốc chữa bệnh ít ai biết đến
- 14/08/2024 | Cây bao báp và 5 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
1. Đặc điểm sinh học cây thầu dầu tía
Cây thầu dầu tía (đu đủ tía) thuộc họ thầu dầu, thân yếu nhưng cao, chiều cao tự nhiên trung bình 10 - 12m. Nếu được trồng xen giữa các vụ lúa thì khi thầu dầu tía cao 1 - 2m là đã được thu hoạch.
Lá thầu dầu tía có cuống dài, mọc so le dạng 2 lá kèm 2 bên tạo thành túi màng. Phiến lá có dạng hình chân vịt với nhiều thùy, có răng cưa ở mép lá.
Hoa thầu dầu tía mọc thành chùm xim trong đó toàn bộ xim dưới là hoa cái, toàn bộ xim trên là hoa đực.
Quả thầu dầu tía rộng khoảng 2cm, bề mặt có nhiều gai mềm. Phía đầu quả có 3 vết lõm để chia 3 ngăn bên trong quả. Mỗi ngăn có 1 rãnh nông trên lưng. Hạt thầu dầu tía hơi dẹt, hình trứng, màu nâu xám có vân, bề mặt nhẵn bóng.
Hạt thầu dầu tía có giá trị kinh tế cao, thường được thu hoạch vào tháng 4 - 5 để ép lấy dầu. Lá thầu dầu tía có thể dùng cho tằm ăn.
Cây thầu dầu tía mọc hoang nhiều ở Braxin, Ấn Độ, phía bắc châu Phi,... Ở nước ta, loài cây này mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc.
Hình ảnh giúp nhận diện cây thầu dầu tía
2. Thành phần hóa học và công dụng dược liệu của cây thầu dầu tía
2.1. Thành phần hoá học
Thành phần chính trong hạt thầu dầu tía gồm: anbummoi 25%, dầu 40 - 50%, đường muối, axit malic, axit unde xylen ic, rixinin, rixin, xenluloza,...
2.2. Tác dụng của thầu dầu tía
Dầu thầu dầu có tính tẩy nhẹ nên được khuyến nghị dùng khi đói, liều trung bình 10 - 30g. Sau khi uống dầu thầu dầu khoảng 3 giờ có thể đại tiện nhiều lần nhưng không bị đau bụng. Nếu dùng liều cao hơn thì thời gian kéo dài hiện tượng đại tiện nhiều lần sẽ tăng lên.
Quan sát trên phim X-quang khi dùng dầu thầu dầu thận thấy tăng co bóp ruột. Loại dầu này không tác động đến xương chậu nên rất tốt cho thai phụ bị táo bón. Tuy nhiên, dầu thầu dầu tía cũng có thể gây tác dụng phụ như trắng lưỡi, sốt hoặc chán ăn. Năm 1936, Salvanet và Valette cho biết, dầu thầu dầu tía có tác dụng tẩy là do sự giải phóng axit ricinoleic trong ruột.
Chất độc ricin trong quả thầu dầu dùng liều 0.002mg/kg gây chết thỏ. Chất này có thể gây miễn dịch cho súc vật bằng cách ban đầu cho ăn với liều nhỏ, ăn nhiều lần thì dần dần súc vật có thể ăn liều cao nhưng không chết.
Đối với người, độc tính của thầu dầu tía thể hiện khi tiêm liều 3mg dưới da hoặc liều 180mg đường uống. Dùng 1 hạt thầu dầu tía có thể gây nôn và dẫn đến tử vong nếu dùng 3 - 4 hạt cho trẻ nhỏ hoặc 14 - 15 hạt cho người lớn. Rixin có khả năng gây vón bạch cầu và hồng cầu.
Nhiệt độ cao có thể phá hủy ricin nên nhiều người đã phơi hạt của cây thầu dầu tía hoặc đem hấp ở nhiệt độ 115 độ C sau đó cho lợn ăn. Có lẽ đây cũng là lý do khiến cho hạt thầu dầu tía có thể xào để ăn mà không bị ngộ độc.
Dùng dầu thầu dầu tía làm thuốc tẩy ở trẻ nhỏ với liều 10 - 15g, người lớn với liều 30 - 50g. Chỉ uống nước sau khi uống dầu thầu dầu 2 giờ.
Hạt thầu dầu tía được dùng làm dược liệu nhưng cần thận trọng bởi độc tính cao
3. Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ dược liệu thầu dầu tía
- Chữa sót nhau, khó đẻ
+ Nguyên liệu: 15 hạt thầu dầu.
+ Cách thực hiện: Giã nhỏ hạt thầu dầu tía rồi đắp trực tiếp lên gan bàn chân đến khi nhau ra thì rửa sạch.
- Chữa tê nhức chân tay, viêm khớp
+ Nguyên liệu: 20g lõi thông, 20g dây đau xương, 30g rễ cây thầu dầu tía.
+ Cách thực hiện: Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi cùng lượng nước vừa đủ để xâm xấp bề mặt dược liệu rồi sắc lấy nước uống 3 lần/ngày.
- Chữa bệnh trĩ
Có thể lựa chọn để dùng 1 trong số những bài thuốc sau:
+ Bài thuốc thứ nhất: Rửa sạch một nắm lá cây thầu dầu tía, đun sôi cho nước cô đặc lại rồi để nguội, lấy phần nước rửa hậu môn.
+ Bài thuốc thứ hai: Lấy lượng bằng nhau gồm lá vông và lá thầu dầu tía sau đó rửa sạch, giã nát và bọc trong tấm vải sạch, đắp lên hậu môn 5 phút. Cuối cùng, dùng khăn sạch thấm khô hậu môn. Làm như vậy 1 lần/ngày, liên tục 1 tuần.
+ Bài thuốc thứ ba: Giã nát 9 con học trò nước, 9 hạt thầu dầu tía rồi xào nóng cùng dấm thanh sau đó bọc vào trong tấm vải sạch, đắp lên huyệt bách hội ngay giữa đỉnh đầu. Ngay khi thấy búi trĩ đang co lên thì tháo bỏ tấm thuốc ra khỏi đầu.
+ Bài thuốc thứ tư: Rửa sạch 10 lá dừa cạn, 5 lá thầu dầu tía, ngâm nước muối loãng khoảng 30 phút rồi vớt ra, đợi ráo nước thì giã nát nguyên liệu và đặt vào trong một tấm vải để vắt lấy nước. Dùng phần nước cốt này bôi trực tiếp lên hậu môn, mỗi ngày 2 - 3 lần.
- Chữa hen suyễn
+ Nguyên liệu: 8g phèn phi, 12g lá cây thầu dầu tía, 1 chút thịt lợn băm nhỏ, lá sen non.
+ Cách thực hiện: Các nguyên liệu trộn cùng nhau rồi gói lại trong lá sen, cho vào nồi nấu với lửa nhỏ khoảng 30 phút sau đó dùng như thức ăn.
Có thể dùng cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
4. Lưu ý khi dùng dược liệu thầu dầu tía để chữa bệnh
Hạt và lá thầu dầu tía đều chứa độc tính nên dược liệu này không dùng đường uống mà chỉ nên dùng để đắp ngoài. Cả phần lá, rễ và hạt cây thầu dầu tía đều có thể dùng làm dược liệu nhưng do độc tính cao nên người bệnh không nên tùy ý sử dụng. Quá trình chữa bệnh bằng dược liệu này cần có sự thăm khám, hướng dẫn và theo dõi của thầy thuốc Đông y.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể liên hệ đặt trước lịch khám qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!