Tin tức
Cây lược vàng: loài cây làm cảnh có thể chữa bệnh, ít người biết tới
- 01/01/2024 | Cây thuộc bài - cây tiểu cảnh dùng làm dược liệu cực tốt
- 11/08/2024 | Cây mâm xôi: thức quả thơm mát và vị thuốc lành cho sức khỏe
- 14/08/2024 | Dùng cây đại tướng quân để chữa bệnh, những điều bạn nên biết
1. Đặc điểm sinh học cây lược vàng
Cây lược vàng (địa lan vòi, lan vòi, lan rũ, rai lá phất dũ, cây bạch tuộc, giả khóm) thuộc họ Thài lài. Đây là loài cây thân thảo đứng, cao 15 - 40cm. Trên thân của lược vàng có nhiều nhánh và đốt, trung bình mỗi đốt khoảng 1 - 2cm, nhánh dài nhất có thể đến 10cm.
Lá cây lược vàng là dòng lá đơn, mọng nước, mọc so le, phiến hình ngọn giáo. Bề mặt lá lược vàng nhẵn, mặt dưới thường nhạt màu hơn mặt trên. Lá mọc dạng bẹ ôm khít thân.
Hoa lược vàng màu trắng, xếp thành chùm dạng trục dài. Trung bình mỗi cụm hoa chứa 6 - 12 hoa. Cuống hoa xanh ở trên, trắng ở dưới và có lông mịn.
Nguồn gốc cây lược vàng ở Mexico. Ở nước ta, lược vàng có ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Hà Nội.
Hình ảnh về lá và hoa cây lược vàng
2. Cây lược vàng dược liệu: thành phần và cách khai thác, chế biến
2.1. Thành phần hóa học
Trong thành phần của cây lược vàng chứa các chất chính như:
- Chất béo: triacylglycerol, digalactosyl diglycerides, sulfolipid.
- Axit béo: olefinic, paraffinic.
- Sắc tố: chlorophyll, caroten.
- Vitamin B2, PP.
- Khoáng chất: đồng, sắt,...
- Flavonoid: kaempferol isoorientin, quercetin,...
2.2. Khai thác và chế biến dược liệu cây lược vàng
Các bộ phận được sử dụng làm dược liệu từ cây lược vàng gồm: lá, thân và rễ. Có thể thu hoạch lược vàng quanh năm nhưng nếu hái lá nên hái khi mặt trời mọc để đảm bảo dược chất cao nhất.
Sau khi thu hoạch, dược liệu có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Phần thân và rễ thường dùng ngâm rượu.
3. Bài thuốc chữa bệnh từ cây lược vàng
3.1. Chữa bệnh gan
Đối với các trường hợp bị viêm gan B hay C, nóng trong có thể dùng cây lược vàng để chữa bệnh theo bài thuốc: rửa sạch lá mồng tơi và lá lược vàng, mỗi loại 2 lá, sau đó giã nhuyễn, vắt lấy phần nước uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
3.2. Chữa tiểu đường
Để kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường, người bệnh có thể nhai cả lá lược vàng hoặc ép lấy nước để uống. Nên làm như vậy hàng ngày để cải thiện triệu chứng của bệnh lý này.
3.3. Chữa viêm loét dạ dày
Nếu bị viêm loét dạ dày tá tràng có thể hỗ trợ điều trị tại nhà bằng cách:
- Lấy 2 - 3 lá cây lược vàng rửa sạch, giã nát, vắt lấy phần nước cốt.
- Trộn phần nước đã vắt với mật gấu và uống sau bữa ăn.
Bài thuốc này có thể dùng nước uống hoặc kết hợp vừa uống vừa ăn bã của lá cây lược vàng đã giã nhuyễn đều được.
Giã lá cây lược vàng vắt lấy nước trộn với mật gấu để uống có thể hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày
3.4. Giảm đau lưng
Người bị đau lưng do vấn đề về cột sống hoặc thay đổi thời tiết có thể chọn 1 trong 2 bài thuốc chữa bệnh từ cây lược vàng sau đây:
- Bài thuốc thứ nhất
Rửa sạch 200g lá và thân cây lược vàng sau đó thái nhỏ, ngâm cùng 1 lít rượu trắng 40 độ trong 60 ngày sau đó mỗi ngày dùng khoảng 50ml chia thành 3 lần uống, vừa uống vừa xoa bóp lên vùng bị đau.
- Bài thuốc thứ hai
Dùng 3 - 4 lá lược vàng tươi hơ trên lửa đến khi lá mềm thì đắp lên vùng bị đau. Khi lá đã nguội lại tiếp tục hơ và đắp tiếp. Nên đắp mỗi lần khoảng 15 phút, ngày 2 lần để giảm đau hiệu quả.
3.5. Chữa bệnh trĩ
Trong thành phần của cây lược vàng có chứa Kaempferol với khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, làm bền thành tĩnh mạch; Quercetin như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ thành mạch, ngăn chặn chảy máu và giảm đau búi trĩ. Vì thế, có thể dùng cây lược vàng để chữa bệnh trĩ bằng cách:
- Bài thuốc thứ nhất
Rửa sạch 3 lá lược vàng tươi, thái nhỏ giã nát cùng chút muối ăn sau đó rửa sạch hậu môn, đắp phần bã vừa giã lên, cố định trong 30 phút.
- Bài thuốc thứ hai
Rửa sạch 2 lá lược vàng tươi rồi xay nhuyễn với 1 cốc nước sôi để nguội, vài hạt muối ăn sau đó lọc lấy phần nước để uống, phần bã đắp vào hậu môn.
- Bài thuốc thứ ba
Rửa sạch 4 lá lược vàng, trước bữa ăn 30 phút hãy nhai lá lược vàng cùng chút muối ăn, nuốt lấy phần nước còn phần bã bỏ đi.
Chữa bệnh từ cây lược vàng nên có sự chỉ dẫn từ thầy thuốc Đông y
3.6. Chữa mụn nhọt
Thành phần triacyglyceride, B12, PP,... trong cây lược vàng có thể giảm viêm, giải độc, tiêu diệt vi khuẩn,... Do đó, muốn chữa mụn nhọt ngoài da do nóng trong có thể áp dụng theo cách:
- Bài thuốc thứ nhất
Rửa sạch 1 lá lược vàng rồi giã nhuyễn và đắp lên nốt mụn sau đó dùng băng gạc vô trùng để cố định cho dược liệu không bị rơi trong 20 - 30 phút. Kết thúc quá trình này hãy tháo băng gạc rồi rửa sạch vùng da vừa đắp.
- Bài thuốc thứ hai
Chuẩn bị 1kg gồm lá và thân cây lược vàng rồi rửa sạch, để ráo và thái khúc bằng nửa ngón tay sau đó ngâm với 2 lít rượu trong 2 tháng. Hàng ngày, dùng rượu đã ngâm với lược vàng để uống, mỗi lần 1 chén nhỏ, uống 2 lần/ngày.
3.7. Chữa bệnh nha chu
Nếu bị sưng lợi, đau răng thì hãy lấy 2 lá lược vàng tươi giã vắt lấy nước uống hoặc nhai tươi cùng chút muối. Tốt nhất nên ngậm nước lá lược vàng trong miệng 5 - 10 phút để các thành phần hoạt chất thẩm thấu vào vùng bị đau và phát huy công dụng.
Những thông tin về bài thuốc chữa bệnh từ cây lược vàng trên đây có tính chất tổng hợp để tham khảo. Nếu dùng cây lược vàng chữa bệnh thì bạn nên tham khảo thầy thuốc Đông y để có được những hướng dẫn sử dụng đúng cách.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể liên hệ đặt lịch trước qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!