Tin tức
Cây na rừng và những công dụng đối với sức khỏe
- 23/11/2022 | Quất hồng bì - loại quả nhỏ mà có nhiều công dụng
- 29/12/2022 | Quả bầu và những giá trị sức khỏe không nên bỏ qua
- 04/01/2023 | Quả sim - dược liệu quý cho sức khỏe con người
1. Đôi nét về cây na rừng
Na rừng (các tên gọi khác là nắm cơm, ngũ vị nam, xưn xe,…) thuộc họ Ngũ vị (Schisandraceae) với tên khoa học là Kadsura Coccinea (Lem.). Nó là loài cây thân leo, thường mọc trong rừng sâu. Tại nước ta, loài cây này phân bố ở các tỉnh như Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng,...
Lá cây mọc so le, có hình trứng hoặc hình bầu dục. Cây có mùa hoa từ tháng 5 đến tháng 6, còn mùa quả là từ tháng 8 đến tháng 9.
Quả của loài cây này to gấp đôi hoặc gấp ba lần so với na thường, có nhiều múi, hình cầu. Trong đó, quả có 2 loại là:
-
Na trắng: có màu vàng nhạt hay khe múi hơi đỏ khi chín.
-
Na đỏ: màu toàn thân là đỏ tươi, có mùi nhựa thơm rất đặc trưng.
Đây là quả có thể ăn được với phần thịt có màu hồng khi chín, múi to, mùi thơm nhẹ; nhưng chủ yếu được sử dụng để làm thuốc vì có thịt ít. Đồng thời, loại quả này còn có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cụ thể, chứa trong 100g quả tươi với các dưỡng chất có thể kể đến như các loại vitamin (B1, B2, B3, C), canxi, carbohydrate, chất xơ, caroten,...
Bên cạnh đó, phần rễ cây sẽ được thu hái quanh năm. Sau khi đem về sẽ được tiến hành rửa sạch, thái phiến, rồi phơi khô và để dùng dần.
Phần quả của cây na rừng được dùng trong chữa một số vấn đề bệnh lý
2. Những công dụng của cây na rừng với sức khỏe là gì?
Về công dụng của cây na rừng đối với sức khỏe con người, không thể bỏ qua những lợi ích sau đây được đem lại từ phần quả, thân và rễ cùng với hạt của loài cây này.
2.1. Đối với phần quả
Với thành phần giàu dinh dưỡng, phần quả của loài cây này sở hữu nhiều công dụng như:
- Điều trị viêm loét dạ dày:
Lấy quả này để sắc nước và uống có thể giúp người bị viêm loét dạ dày giảm đau và hỗ trợ vết loét được lành nhanh. Ngoài ra, còn có thể giúp bảo vệ lớp niêm mạc ở dạ dày, ngăn ngừa tình trạng viêm, loét ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Giúp an thần, giảm thiểu mệt mỏi:
Đây cũng là một công dụng khác của phần quả này. Cụ thể, nó giúp giảm tình trạng cơ thể mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng hay căng thẳng. Song song với đó, sở hữu tác dụng an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ giúp người bệnh ngủ ngon, ngủ sâu hơn và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Quả na rừng có tác dụng an thần, giúp người bệnh cải thiện tình trạng mất ngủ
- Tác dụng tốt cho mẹ sau sinh:
Mẹ sau sinh cũng có thể uống nước sắc từ phần quả của loại dược liệu này với các tác dụng tốt. Theo đó, nó hỗ trợ làm giảm cơn đau sau sinh do tử cung co bóp, phòng tránh được các bệnh viêm nhiễm sau sinh; đồng thời, cũng giúp mẹ ăn ngon hơn, phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
- Tăng cường sinh lý, tăng khả năng thụ thai:
Phái mạnh khi sử dụng loại quả này sẽ kích thích tiết nhiều hormone testosterone, tiết tinh dịch. Qua đó, tạo được sự hưng phấn và ham muốn khi giao hợp.
Không chỉ vậy, nó còn giúp cánh mày râu cải thiện chức năng sinh lý như yếu sinh lý, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,... Nhờ vậy, làm tăng khả năng thụ thai.
- Ngoài ra, phần quả này còn có thể dùng để trị tình trạng đau lưng, đau nhức chân tay, đau nhức vai gáy, trị phong thấp. Cùng với đó, là chữa tình trạng viêm họng, ho, viêm phế quản,...
2.2. Đối với phần thân và rễ cây
Không chỉ vậy, phần thân và rễ của na rừng cũng đem lại những lợi ích như:
- Vỏ thân, vỏ rễ giúp kích thích hoạt động tiêu hoá của cơ thể, giúp giảm đau. Ngoài ra, còn góp phần trong điều trị bệnh đau dạ dày.
- Thân và rễ được dùng để làm giảm các triệu chứng gây ra bởi bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp.
- Cùng với đó, phần rễ còn sử dụng trong chữa đau bụng kinh cho nữ giới; hạn chế tình trạng đau sưng vú; trị viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày và hành tá tràng.
Nữ giới có thể chữa đau bụng kinh với việc sử dụng phần rễ của cây na rừng
2.3. Đối với phần hạt
Đôi khi phần hạt của loài cây này được sử dụng thay thế ngũ vị tử bắc. Đây là một loại thuốc Đông y có tác dụng an thần, bồi bổ cơ thể suy nhược, chữa đau bụng, ra mồ hôi,...
3. Lưu ý gì khi sử dụng?
Quá trình sử dụng cây na rừng, bạn nên chú ý những điều sau:
- Nên chọn mua tại các địa chỉ đảm bảo uy tín để tránh việc mua nhầm sản phẩm kém chất lượng.
- Tìm hiểu cẩn thận và sử dụng đúng liều lượng, tránh việc lạm dụng loại dược liệu này.
- Không tự ý kết hợp loại dược liệu này cùng với các nguyên liệu khác khi chưa có hiểu biết rõ ràng về công dụng cũng như những tác hại có nguy cơ phải đối diện.
- Đối với việc dùng rượu ngâm từ na rừng, thì không nên uống quá nhiều mỗi ngày. Đồng thời, không uống khi bụng đang đói.
- Nếu muốn sử dụng loại dược liệu này trong điều trị bệnh lý, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ hơn về lợi ích, biết cách sử dụng hợp lý, đảm bảo sự an toàn cũng như tránh việc phải đối diện với những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng na rừng để điều trị bệnh
Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về cây na rừng cũng như biết được về những công dụng của loại dược liệu này đối với sức khỏe. Trong trường hợp cần được giải đáp thắc mắc và có nhu cầu đặt lịch thăm khám các vấn đề liên quan đến sức khỏe, quý khách hàng có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng: 1900 56 56 56. Các tổng đài viên của bệnh viện luôn sẵn sàng tiếp nhận cuộc gọi và nhiệt tình hỗ trợ quý khách.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!