Tin tức
Cây ngò ôm: gia vị cho món ăn và vị thuốc cho sức khỏe
- 07/07/2024 | Chữa bệnh từ cây nọc rắn: những điều nên biết
- 11/07/2024 | Cây nhức răng ngoài chữa bệnh răng miệng còn chữa được bệnh nào khác?
- 11/07/2024 | Cây nếp: vị thuốc chữa bệnh tại nhà ít người biết tới
1. Một số đặc điểm sinh học của cây ngò ôm
Cây ngò ôm được biết đến với tên gọi quen thuộc hơn là rau ngổ, ngổ thơm, ngổ hương, ngổ ba lá, thạch long vĩ,... Đây là loài cây thân thảo, có chiều dài 20 - 30cm.
Thân cây ngò ôm rỗng, giòn, mùi thơm đặc biệt. Bên ngoài thân cây có một lớp lông mịn. Ngò ôm lá nhỏ, màu xanh, mép lá dạng răng cưa, lá mọc đối xứng ôm sát thân, không có cuống.
Bông hoa ngò ôm dạng loa kèn với 5 cánh màu trắng phía dưới, màu tím nhạt bên trên, nhụy màu vàng. Đây là dạng hoa đơn mọc ra từ nách lá. Ngò ôm ra quả ngắn, dạng nang, có nếp nhăn, hạt hình trụ màu nhạt.
Cây ngò ôm được trồng ở nước ta hiện nay là cây gốc Bắc Mỹ. Điều kiện sinh trưởng tốt của loài cây này là môi trường nước, khí hậu nóng nhưng cây vẫn sống tốt ở trên cạn nếu được tưới nước thường xuyên.
Cây ngò ôm là loại rau gia vị được dùng để chế biến nhiều món ăn của người Việt
2. Thành phần và công dụng của cây ngò ôm dược liệu
2.1. Thành phần hóa học
Thành phần có trong cây ngò ôm gồm: 0.13% tinh dầu, Flavonoid, Protid, Cumarin, đường khử, Cellulose, Carotene, axit hữu cơ, Monoterpenoid cetone, Glucid, Nevadensin, Aldehyd perilla, Limonene, nước và vitamin B, C.
2.2. Công dụng sức khỏe của rau ngò ôm dược liệu
2.2.1. Theo y học hiện đại
Đã có những nghiên cứu ghi nhận rau ngò ôm có các công dụng:
- Kháng khuẩn, tiêu viêm
Hoạt chất nhóm flavonoid và coumarin của loài cây này có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, rất tốt để chữa nhiễm trùng ngoài da, viêm gan, viêm khớp.
- Ức chế tế bào ung thư
Cây ngò ôm có khả năng ức chế tế bào ung thư, nhất là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư dạ dày là nhờ hoạt chất nevadensin.
- Lợi tiểu
Khi sử dụng ngò ôm, mạch máu được giãn nở, lượng nước tiểu tăng lên, kích thích tiểu tiện. Cũng nhờ vậy mà khả năng lọc cầu thận, đẩy sỏi ra ngoài trở nên tốt hơn.
- Giải độc
Có thể sử dụng ngò ôm để kích thích tiêu hóa, giảm nổi mụn da.
2.2.2. Theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền quan niệm ngò ôm tính mát vị cay, thanh nhiệt; có thể chỉ dưỡng, tiêu thũng, giải độc. Vì thế, dược liệu ngò ôm được dân gian dùng để chữa rắn cắn, sỏi túi mật, sỏi thận, đầy hơi, bí tiểu,...
Cây ngò ôm được dân gian dùng để chữa bệnh sỏi thận
3. Bài thuốc chữa bệnh từ cây ngò ôm
3.1. Chữa tiểu ra máu, đầy hơi
Rửa sạch 30g cây ngò ôm sau đó ngâm cùng nước muối khoảng 30 phút. Đem giã nát phần rau này rồi đun sôi với 300ml nước, chờ nước nguội thì khuấy đều và chắt lấy phần nước cốt để uống. Nếu cảm thấy khó uống có thể cho thêm chút đường vào nước.
3.2. Chữa sỏi thận
Để sỏi thận từ cây ngò ôm có thể chọn một trong các cách sau:
- Cách thứ nhất
Rửa sạch 50g cây ngò ôm sau đó thái nhỏ và giã nhuyễn với chút muối sạch, vắt lấy nước uống. Duy trì như vậy liên tục 1 tuần. Có thể kết hợp cùng kim hoa thảo, râu ngô để tăng khả năng đào thải sỏi.
- Cách thứ hai
Xay 50g cây ngò ôm lấy nước uống trong khoảng 15 ngày đến 1 tháng.
3.3. Chữa ra nhiều huyết trắng
Nếu bị huyết trắng có mùi và ngứa âm đạo, nữ giới có thể áp dụng bài thuốc từ cây ngò ôm sau:
- Cách thứ nhất
Đem 500g ngò ôm xay nhuyễn cùng nước lọc rồi chắt lấy phần nước để uống 2 ngày/lần.
- Cách thứ hai
Thái nhỏ 500g ngò ôm nấu cùng 3 bát nước cho đến khi chỉ còn 1 bát nước thì gạn lấy nước uống.
3.4. Chữa sỏi túi mật
Rửa sạch 100g ngò ôm rồi cắt thành từng đoạn ngắn, đem giã nhuyễn sau đó vắt lấy nước cốt, pha cùng 2 thìa cà phê mật ong. Uống nước này trước bữa ăn sáng 30 phút.
3.5. Chữa tiểu không kiểm soát
Dùng 10g cỏ sữa lá nhỏ, 20g cỏ mần trầu, 20g mùi tàu, 20g ngò ôm đem rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô sau đó sắc cùng 500ml nước đến khi còn 100ml nước thì gạn lấy phần nước cốt để uống sau bữa ăn tối.
Dùng cây ngò ôm sắc nước uống có thể chữa bệnh tiểu mất tự chủ
3.6. Chữa nổi ban đỏ ngứa trên da
Nếu nổi ban mẩn đỏ, ngứa có thể lấy 20g ngò ôm, 20g dây vác tía sắc cùng 10g đọt tre mỡ, 10g măng sậy để sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
3.7. Chữa bệnh gout
Người bị bệnh gout có thể dùng cây ngò ôm để chữa bệnh theo một trong các cách:
- Cách thứ nhất
Ăn sống 50g rau ngò ôm tươi mỗi ngày.
- Cách thứ hai
Xay 100g rau ngò ôm cùng 2 cốc nước rồi chắt lấy nước chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Cách thứ ba
Lấy hoa mã đề, râu ngô và ngò ôm với một lượng bằng nhau sắc lấy nước uống.
3.8. Chữa ho lâu ngày do bệnh viêm phế quản mạn tính
Rửa sạch 50g cây ngò ôm sau đó giã nhuyễn hoặc xay lấy nước cốt, thêm vào một chút muối rồi uống vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
3.9. Chữa rắn cắn
Có thể chữa rắn cắn bằng cây ngò ôm theo một trong 2 cách:
- Cách thứ nhất
Giã nhuyễn 25g kiến cò, 20g rau ngò ôm trộn với 30ml rượu sau đó chắt phần nước uống còn phần bã đắp lên vùng bị rắn cắn.
- Cách thứ hai
Sao vàng 40g cây ngò ôm rồi sắc lấy nước uống.
4. Lưu ý khi dùng cây ngò ôm làm dược liệu chữa bệnh
- Cây ngò ôm thường dính rất nhiều bùn đất trong khi môi trường sống phổ biến là đầm lầy, bờ ruộng,... Vì thế, trước khi sử dụng cần rửa thật sạch.
- Môi trường sống của cây ngò ôm dễ nhiễm ký sinh trùng nên để loại trừ nguy cơ lây nhiễm hãy ngâm ngò ôm với nước muối pha loãng và thuốc tím trước khi dùng.
- Không dùng ngò ôm chữa bệnh cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
- Khi dùng cây ngò ôm có thể bị dị ứng sinh ra các biểu hiện: sưng môi, sưng lưỡi, nổi ban đỏ da, khó thở,...
Cây ngò ôm là rau gia vị quen thuộc, không thể thiếu với nhiều món ăn của người Việt. Nhiều người thích ăn ngò ôm như một loại rau sống trong bữa ăn của mình. Khi sử dụng ngò ôm để chữa bệnh, muốn đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh được những nguy cơ không tốt cho sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!