Tin tức

Cây nhội và các bài thuốc Đông y ít người biết

Ngày 16/06/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Cây nhội là một trong những loại cây quen thuộc, được trồng nhiều trên các tuyến đường. Bên cạnh tác dụng tạo bóng mát ra, cây nhội còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Vậy cây nhội là cây gì và tác dụng ra sao trong điều trị bệnh?

1. Một số thông tin về cây nhội

Cây nhội hay còn được gọi là cây lội, cây quả cơm nguội, thu phong… thường được trồng nhiều để lấy bóng râm. Cây mọc nhiều ở đồi núi, thuộc dòng cây gỗ, cao, tán lá rộng. Mỗi cây có thể cao từ 15-20m.

Cây nhội sống nhiều ở Ấn Độ, Philipin, Nhật Bản, Úc và Trung Quốc. Ở nước ta, cây nhội có nhiều ở các tỉnh Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái…

Cây nhội mọc nhanh trong 3 năm, nhanh mọc vượt qua các cây khác do ưa nắng. Cây có thể chịu nóng và giông bão do rễ cây mọc khỏe.

cây nhội

Cây nhội mọc nhiều tại các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam

Lá cây nhội là lá kép, có hình dạng giống quả trứng, mép lá có răng cưa nhỏ, tù. Cây thường ra hoa vào thời điểm tháng 2 và kết quả vào tháng 6 đến tháng 8. Hoa cây nhội là hoa đơn tính, mọc xem giữa các lá, có màu lục và khá nhỏ. Quả thịt, có hình cầu, đường kính giao động trong khoảng 6-7mm, có màu hồng nhạt đến nâu, vỏ dai và chứa hạt.

Ngoài được trồng để tạo bóng mát, cây nhội thường được sử dụng để làm thuốc. Thậm chí ngon và lá còn có thể xào và nấu canh. Một số nơi còn trồng cây để làm gỏi cá.

2. Thành phần hóa học

Cây nhội chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau, tùy vào từng bộ phận của cây. Sau đây là một số thành phần hóa học của cây nhội:

  • Hạt chứa chất dầu khô.
  • Lá cây chứa glucid, chất xơ, vitamin C, protein.
  • Vỏ cây chứa nhiều tanin.

Trong 100g lá cây nhội non có 4,1g protein, 76,9g nước, 13g glucid, 3,9g chất xơ, 2,1g tro, 30mg vitamin và 2,6mg carotene.

Lá cây sẽ được thu hái về làm rau hoặc làm thuốc, có thể dùng tươi hoặc rửa sạch phơi khô, bảo quản nơi khô ráo và dùng dần.

cây nhội

Cây nhội có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như vitamin, protein và chất xơ

3. Công dụng của cây nhội

Cây nhội có một số tác dụng chính sau:

  • Cây nhội là một trong những vị thuốc chữa bệnh được sử dụng phổ biến. Mặc dù có vị cay, chát nhưng cây có tính mát, có tác dụng điều hòa khí huyết và giải độc hiệu quả.
  • Chính vì cây có những thành phần hóa học kể trên, mỗi bộ phận của cây có những tác dụng khác nhau. Chẳng hạn như vỏ và rễ cây được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan tới xương khớp như đau xương khớp, phong thấp.
  • Lá cây được sử dụng để chữa viêm gan do virus gây nên, viêm phổi, viêm họng và ung thư dạ dày. Do cây có tính mát nên lá cây còn được sử dụng để điều trị mụn, nhọt và ngứa ngáy.
  • Cây nhội còn sử dụng để điều trị viêm loét, nhiễm trùng. Lá cây có thể chữa được bệnh lý ra khí hư bất thường ở âm đạo do nhiễm trùng roi ở phụ nữ, hay điều trị bệnh tiêu chảy. Lá cây nhội khá lành tính, không gây cương tụ và ngứa rát, nên nhiều phụ nữ vùng sâu vùng xa đã sử dụng lá cây và khẳng định lá cây nhội có nhiều công dụng trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản.

cây nhội

Lá cây nhội có công dụng điều trị nhiều bệnh như viêm loét, mẩn ngứa, tiêu chảy

4. Các bài thuốc sử dụng cây nhội

Sau đây là một số bài thuốc có thành phần cây nhội:

  • Chữa bệnh tiêu chảy, lỵ: dùng khoảng 20-40g lá phơi khô hoặc 40-60g lá tươi sắc lấy nước uống.
  • Chữa dị ứng do tiếp xúc với hóa chất, lở loét, ngứa do sử dụng nước bẩn: lá cây nhội, nghể răm dùng tỉ lệ 2:1 nấu lên và tắm khi nước còn ấm nóng, dùng lá chà vùng bị dị ứng và ngứa ngáy.
  • Chữa khí hư có trùng roi, bạch đới và các vấn đề ở vùng kín: sau khi xét nghiệm thấy khi hư có trùng roi bệnh nhân cần sử dụng thang thuốc liên tiếp trong 10 ngày và xét nghiệm lại vào buổi sáng hàng ngày. Sắc khoảng 50-80g lá tươi lấy nước uống, nước phải được cô đặc, có thể thêm phèn chua để ngâm rửa hoặc chưng lấy cao để bôi. Bệnh nhân cần rửa sạch âm đạo và lau khô, sau đó bôi cao vào cổ tử cung và thành âm đạo.
  • Chữa dị ứng, mẩn ngứa và mụn nhọt: sử dụng lá cây dâu da và cây nhội giã nhỏ, sau đó trộn với dấm rồi thoa lên vùng cần điều trị.
  • Chữa viêm gan do virus: sắc 60g lá nhội tươi với 15g hợp hoàn bì, 30g rau má thêm đường phèn để lấy nước uống.

Bột cây nhội có công dụng trong việc loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trên bề mặt da, giảm thâm sẹo, giúp da khô thoáng và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bột cây nhội còn giúp bạn chăm sóc tóc, giúp tóc chắc khỏe và ngăn ngừa gãy rụng.

Tuy nhiên, trước khi áp dụng các bài thuốc trên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, bạn nên thăm khám thường xuyên để đánh giá mức độ hồi phục của bệnh. Nhiều bệnh nhân sử dụng liều lượng không phù hợp, không kiên trì và không uống thuốc đúng cách nên bệnh không thuyên giảm, mất thời gian và ảnh hưởng tới tiến trình điều trị.

cây nhội

Nhiều bệnh nhân sử dụng cao từ cây nhội để điều trị các bệnh phụ khoa

Như vậy, không chỉ mang lại bóng mát, cây nhội còn được ứng dụng rộng rãi trong y học như trị tiêu chảy, chữa viêm âm đạo, chữa lở ngứa và mụn nhọt, mẩn ngứa. Hi vọng những thông tin về cây nhội trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về công dụng của cây và sử dụng cây đúng cách, hiệu quả.

Nếu quý vị đang gặp các vấn đề sức khỏe thì có thể tới các cơ sở của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Hiện nay, MEDLATEC cung cấp nhiều dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của khách hàng. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ, nhân viên giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại, hứa hẹn sẽ giúp bạn tìm ra các vấn đề mà bạn đang gặp phải và tư vấn, điều trị phù hợp, hiệu quả.

Quý khách hãy liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch khám tại các cơ sở của Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc.


Từ khoá: cây nhội

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.