Tin tức

Cha mẹ cần biết triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý

Ngày 22/07/2021
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Ngày nay, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ có chiều hướng gia tăng về tỷ lệ mắc. Hội chứng này đã và đang trở thành nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến trí tuệ và cuộc sống của trẻ. Bài viết dưới đây xin mách cha mẹ cách nhận biết triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý.

1. Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý là gì, có những loại nào

1.1. Định nghĩa về rối loạn tăng động giảm chú ý 

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) một hội chứng rối loạn chức năng hoạt động có đặc trưng là sự vội vàng, hiếu động một cách thái quá và giảm chú ý. Hội chứng này thường gặp ở trẻ em, trẻ vị thành niên và thậm chí người trưởng thành vẫn có thể mắc. Trẻ mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát hành vi của mình.

1.2. Phân loại rối loạn tăng động giảm chú ý ra sao

Các dạng của rối loạn tăng động giảm chú ý là:

- Bốc đồng, hiếu động: người bị hội chứng này sẽ có tình trạng bốc đồng và hiếu động quá mức kiểm soát.

triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý

Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý rất khó kiểm soát hành vi của mình

- Không chú ý: nhóm người mắc hội chứng này gặp triệu chứng nổi bật nhất là khả năng tập trung chú ý có vấn đề.

- Kiểu kết hợp: đây là nhóm trẻ có những triệu chứng kết hợp của cả hai dạng trên, vừa gặp vấn đề về khả năng tập trung vừa bốc đồng và hiếu động quá mức.

2. Ghi nhớ các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý để nhận biết sớm 

Về cơ bản, mỗi trẻ mắc hội chứng này sẽ có những biểu hiện không giống nhau nhưng nhìn chung triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý gồm:

2.1. Hiếu động và nghịch ngợm quá mức

- Trẻ khó có khả năng ngồi yên một chỗ trong một khoảng thời gian dài, chân tay ngọ nguậy thường xuyên không thể dừng lại; chạy nhảy và leo trèo khắp mọi nơi, mọi lúc.

- Trẻ lúc nào cũng muốn di chuyển chứ không chịu ngồi yên.

- Trong những tình huống yêu cầu ngồi tại chỗ trẻ gần như không thể thực hiện được mà cứ phải tự ý đứng lên đi lại.

- Trước những trò chơi cần sự tập trung, kiên trì, nhẹ nhàng trẻ không thể đáp ứng được vì có biểu hiện bốc đồng cả về hành vi lẫn suy nghĩ.

- Nếu phải bắt buộc chờ đợi một điều gì, một người nào đó trẻ sẽ rất bực tức và khó chịu.

- Trẻ thường nói nhiều, xen ngang hay ngắt lời người khác, chưa nghe hết câu hỏi đã vội trả lời.

- Tính tình dễ cáu gắt, tức giận, nóng nảy, dễ có hành vi quá khích như tự làm đau mình, đánh bạn, la hét,...

2.2. Kém tập trung, kém chú ý

Kém tập trung sự chú ý về một vấn đề, một chi tiết nào đó cũng là triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý. Những trẻ bị như vậy thường:

- Trước một việc yêu cầu sự tập trung trong một thời gian dài trẻ rất khó thực hiện nên hay mắc lỗi và bỏ lỡ các chi tiết.

Hoạt động liên tục, không thể tập trung là những triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý

Hoạt động liên tục, không thể tập trung là những triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý

- Dù người khác nói chuyện trực tiếp với trẻ thì trẻ vẫn không chú tâm lắng nghe nên không nắm được nội dung người khác truyền đạt.

- Dễ quên các loại đồ dùng của mình, không nhớ đã để nó ở đâu.

- Nếu được yêu cầu thực hiện các công việc đòi hỏi sự tập trung, sự cố gắng lâu dài trẻ sẽ tìm cách lảng tránh hoặc không thích làm.

- Nếu đang làm gì đó mà có kích thích bên ngoài trẻ sẽ rất dễ phân tâm. Ví dụ như: chỉ cần một tiếng động nhỏ, một việc làm của ai đó hay một ai đó đi qua trẻ đều bị phân tán.

- Dễ bỏ sót các hoạt động thường ngày như: quên đánh răng, quên rửa mặt, quên đi học,...

Ngoài những biểu hiện trên đây thì hầu hết trẻ còn có triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý là:

- Dễ nhạy cảm với tiếng động, ánh sáng, âm thanh.

- Chậm nói, rối loạn ngôn ngữ, khả năng diễn đạt và khả năng hiểu kém, nói ngọng.

- Khó ngủ, mất ngủ, trằn trọc, rối loạn giấc ngủ, hay tỉnh giấc giữa đêm, mộng mị.

3. Cha mẹ nên làm

Khi thấy con mình có triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ đi khám ngay. Nếu được điều trị từ sớm thì tiên lượng với hội chứng này sẽ cao hơn khi điều trị muộn. Khi thăm khám cho các trường hợp này, trước tiên bác sĩ sẽ phải khám tổng thể để loại trừ nguyên nhân thực thể gây ra triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. 

Trẻ có triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cần được bác sĩ kiểm tra đánh giá chính xác

Trẻ có triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cần được bác sĩ kiểm tra đánh giá chính xác

Khi đã loại trừ được yếu tố này, nếu thấy cần thiết bác sĩ sẽ yêu cầu cho trẻ đến khám khoa tâm thần - tâm lý. Ở đây, các bác sĩ sẽ hỏi về các hành vi, hoạt động và sức khỏe của trẻ sau đó trò chuyện với trẻ để đánh giá về những gì cha mẹ miêu tả. Một bảng đánh giá hành vi của trẻ sẽ được bác sĩ đưa ra và yêu cầu cha mẹ thực hiện, thậm chí còn phải gửi bảng này cho giáo viên của trẻ.

Với những trường hợp trẻ có triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý và được chẩn đoán đúng là mắc hội chứng này, cha mẹ cần:

- Hợp tác với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị cho trẻ đồng thời tuân thủ nghiêm túc chỉ định điều trị cũng như lịch tái khám do bác sĩ đưa ra.

- Cho trẻ dùng thuốc đúng thời gian và liều lượng mà bác sĩ chỉ định.

- Phối hợp với giáo viên dạy trẻ để tìm hiểu về hoạt động thường ngày của con mình ở trường để có sự kết hợp đôi bên cùng giúp trẻ.

- Tìm hiểu kỹ, đúng nguồn thông tin về rối loạn tăng động giảm chú ý để biết cách tiếp cận và giúp cho hội chứng này ở trẻ không trở nên tồi tệ hơn.

- Tham gia với những tổ chức, những nhóm hoạt động về hội chứng này để được chia sẻ, lắng nghe, cập nhật các thông tin bổ ích.

Một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại rằng, triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý càng được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời thì trẻ càng có tiên lượng tốt, giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng xấu đến trí não và cuộc sống của trẻ.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong số ít địa chỉ uy tín trong lĩnh vực khám và điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý cho trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đến đây để được các bác sĩ kiểm tra và có những tư vấn hiệu quả. Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ bất cứ vấn đề gì về hội chứng này, cha mẹ cũng có thể hãy liên hệ ngay tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của bệnh viện sẽ nỗ lực hết sức để chia sẻ và có những giúp đỡ hữu ích cho cha mẹ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.