Tin tức
Cha mẹ nào cũng cần nắm được bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé
- 30/11/2020 | 3 bài tập gym tăng chiều cao thần tốc cho trẻ cha mẹ cần biết
- 07/01/2021 | Cách tăng chiều cao nhanh - tận dụng tối đa giai đoạn dậy thì
- 08/01/2021 | Cách tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ - những điều cha mẹ cần biết
1. Chiều cao - cân nặng của bé như thế nào là bình thường
Bé trai và bé gái có sự phát triển khác nhau ở mỗi giai đoạn, vì thế chiều cao và cân nặng chuẩn cũng khác nhau.
Cụ thể như sau:
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai và bé gái
Dù là trẻ trai hay trẻ gái thì giai đoạn sơ sinh và lớn hơn đều có sự phát triển thể chất vô cùng nhanh chóng. Nếu cha mẹ theo dõi trẻ sát sao, cả về cân nặng lẫn chiều cao thì sẽ nhận thấy sự thay đổi này và đáp ứng được các yêu cầu dinh dưỡng, chăm sóc để tạo điều kiện phát triển tốt nhất.
2. Bác sĩ chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chiều cao và cân nặng ở trẻ
Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con của mình có chiều cao và cân nặng phù hợp theo lứa tuổi, luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho con phát triển. Cần hiểu rõ chiều cao - cân nặng của trẻ chịu ảnh hưởng của các yếu tố nào mới có thể chăm sóc cho trẻ tốt nhất.
2.1. Gen di truyền
Hợp tử là sự kết hợp giữa một nửa gen di truyền từ bố ghép với một nửa gen di truyền của mẹ, quy định nên nhiều đặc điểm hình thái, tính trạng. Các công trình nghiên cứu đều chỉ ra rằng, di truyền là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.
Ngoài gen di truyền, nhóm máu, cân nặng của bố mẹ và lượng mỡ thừa của bố mẹ cũng có tác động đến sự phát triển của trẻ. Dù không dễ dàng để đưa ra con số chính xác song công trình nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra, chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng khoảng 23% bởi yếu tố di truyền. Mặc dù yếu tố di truyền không thể thay đổi được song chiều cao của trẻ vẫn có thể cải thiện nếu chăm sóc tốt.
Gen di truyền ảnh hưởng khoảng 23% chiều cao của trẻ
2.2. Dinh dưỡng và điều kiện sống
Đây là điều mà không ít bậc phụ huynh không quan tâm, muốn trẻ có cân nặng và chiều cao tốt nhất theo độ tuổi thì vấn đề dinh dưỡng và môi trường sống rất quan trọng. Nếu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là thời kỳ dậy thì và phát triển hệ xương, trẻ hoàn toàn có thể cải thiện được chiều cao đáng kể.
Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt một hoặc một vài dưỡng chất đặc biệt thì quá trình phát triển thể chất đều có thể bị suy giảm. Trẻ còi cọc, sức khỏe yếu và dễ dàng mắc bệnh hơn, điều này khiến trẻ khi trưởng thành không có nền tảng thể chất và sức khỏe tốt nhất.
Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng là quan trọng hàng đầu là các yếu tố môi trường cũng có tác động bao gồm: ô nhiễm môi trường, khí hậu khắc nghiệt,… thường làm chậm sự phát triển của trẻ.
2.3. Sức khỏe của thai phụ
Thời kỳ phát triển trong bụng mẹ là giai đoạn quan trọng, tạo tiền đề sức khỏe vững chắc để trẻ sống và lớn lên sau này. Vì thế, cân nặng và chiều cao của trẻ khi sinh ra cũng như khi lớn lên chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện phát triển trong bụng mẹ.
Nếu thời kỳ mang thai, mẹ thường xuyên bị căng thẳng tinh thần thì sức khỏe và trí tuệ của trẻ cũng thường bị ảnh hưởng. Đặc biệt, quá trình phát triển kỹ năng vận động ở trẻ khi sinh ra là bị ảnh hưởng rõ ràng nhất.
Ngoài ra, nếu khi mang thai, mẹ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo từng thời kỳ như: sắt, canxi, các acid béo thiết yếu, acid folic,… thì hệ cơ xương của trẻ cũng phát triển tốt hơn. Điều này tạo tiền đề cho sức khỏe của trẻ sau này cũng như khả năng phát triển cơ xương, liên quan đến cân nặng và chiều cao.
Các môn thể thao đặc biệt giúp rèn luyện thể chất phù hợp với trẻ gồm: Bóng chuyền, bơi lội, đạp xe, bóng rổ, nhảy dây,…
2.4. Vận động và thể thao
Hiện tượng thường thấy hiện nay là trẻ em có xu hướng lười vận động hơn, hay thức khuya hơn, thay vì dành thời gian vui chơi, hoạt động thể chất cùng bạn bè thì trẻ thường thích ngồi xem ti vi, điện thoại, máy tính,… Đây là hậu quả của sự bùng nổ của công nghệ, điều này gây rất nhiều hệ lụy xấu cho sự phát triển, sức khỏe của trẻ cũng như chiều cao, cân nặng tuổi dậy thì và trưởng thành.
Vì thế, cha mẹ cần ở cạnh động viên, khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn, tham gia thường xuyên các môn thể thao vừa cải thiện chiều cao, vóc dáng vừa phát triển các kỹ năng sống cần thiết. Các môn thể thao đặc biệt giúp rèn luyện thể chất phù hợp với trẻ gồm: Bóng chuyền, bơi lội, đạp xe, bóng rổ, nhảy dây,…
Trẻ nếu đang bị thừa cân, béo phì thì cha mẹ nên hướng dẫn, đồng hành với trẻ trong chế độ ăn kiêng khem, tập thể dục đều đặn, đảm bảo giấc ngủ sâu dài 7 - 8 tiếng.
2.5. Các bệnh lý
Trẻ thời kỳ thơ ấu càng mắc phải nhiều bệnh lý, đặc biệt là bệnh lý mãn tính nghiêm trọng hoặc phẫu thuật thì sự phát triển thể chất của trẻ càng bị ảnh hưởng.
Trẻ phát triển thể chất tốt nếu cân nặng và chiều cao theo chuẩn
Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã chỉ ra, trẻ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm thường có cân nặng và chiều cao thấp hơn so với trẻ khỏe mạnh. Không những thế, sự phát triển tâm sinh lý, sức khỏe tuổi vị thành niên hoặc trưởng thành cũng bị ảnh hưởng. Vì thế ngoài điều trị bệnh mãn tính, trẻ nên được chăm sóc, theo dõi đặc biệt để đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất.
Cha mẹ có thể dựa trên bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé để kiểm tra trẻ có đang gặp vấn đề thừa - thiếu cân hay không để điều chỉnh dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Ngoài phát triển thể chất, cha mẹ cũng nên chú ý đế bồi dưỡng sức khỏe trí não và tinh thần cho con, nhất là giai đoạn dậy thì nhiều biến đổi.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!