Tin tức

Chàm da mặt - làm sao để chữa trị hiệu quả?

Ngày 01/11/2023
Nguyễn Thị Hồng
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

Chàm da mặt - làm sao để chữa trị hiệu quả?

Chàm da là bệnh lý da liễu có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như tay, chân, mặt, môi hoặc mí mắt. Trong đó, chàm da mặt là vị trí đặc biệt khó chịu với những biểu hiện nghiêm trọng hơn đồng thời gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp. 

1.  Tổng quan về bệnh chàm da mặt 

Chàm hay eczema là một trong những dạng tổn thương da mạn tính, tiến triển theo từng đợt xảy ra ở bất kỳ vị trí nào, đặc biệt là khu vực có nhiều nếp gấp hoặc thường xuyên ẩm ướt.  Đặc biệt, chàm xuất hiện ở mặt không chỉ gây phiền toái, ảnh hưởng sức khỏe mà còn tác động đến ngoại hình, tâm lý và cuộc sống của người mặt.

Biểu hiện

Đặc trưng của chàm da là tình trạng da xuất hiện các mảng đỏ, hơi sưng, bong tróc và ngứa ngáy. Tình trạng kéo dài sẽ khiến da sừng hóa và trở nên tối hoặc sáng màu hơn vùng da lân cận. Da khó chịu, ngứa ngáy khiến người bệnh gãi nhiều hoặc thường xuyên đưa tay chạm lên mặt dẫn đến lở loét và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tùy vào từng trường hợp mà vết chàm trên mặt sẽ có màu sắc, tính chất và diện tích khác nhau. Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm tình trạng chàm da mặt có thể kể đến là:

       Da mặt nổi các đám màu đỏ, không ranh giới rõ ràng và có xu hướng rộng ra dần đi kèm là tình trạng ngứa ngáy hoặc bỏng rát dai dẳng. 

       Da quanh mí mắt xuất hiện tình trạng viêm, phù nề.

       Các mụn nước với kích thước khác nhau dao động từ 1 - 2mm nổi nhiều và thường tập trung, có màng bọc mỏng nên rất dễ vỡ.

       Da đóng vảy, bong tróc, da non hình thành bên dưới.

       Khu vực bị tổn thương có hiện tượng biến đổi sắc tố dẫn đến da không đều màu và dày lên, thô ráp.

       Da có thể bị nứt nẻ, lở loét dẫn đến chảy máu, mủ gây đau nhức, khó chịu.

 

Close-up of a person's lips and mouth

Description automatically generated

Da bị chàm ở mặt sẽ có hiện tượng nổi mảng đỏ, bong tróc

Nguyên nhân

Có nhiều yếu tố dẫn đến sự hình thành của vết chàm trên da mặt như:

       Di truyền: Thông thường, nếu trong gia đình có người thân bị chàm da hoặc mắc các bệnh lý về da thì các thành viên còn lại cũng có khả năng cao bị bệnh.

       Bệnh lý: Một số bệnh như hen suyễn, sốt cỏ khô,… có thể dẫn đến chàm da ở mặt.

       Dị ứng: Cơ thể dị ứng với thành phần có trong mỹ phẩm, nước hoa, sữa rửa mặt,… hoặc thực phẩm có thể dẫn đến hiện tượng da bị kích ứng và nổi các đám đỏ, tổn thương, ngứa ngáy. 

       Môi trường: Da mặt tiếp xúc với môi trường có nhiều khói, bụi bẩn, hóa chất độc hại, nấm mốc, lông thú cưng,… đều có thể làm bùng phát tình trạng chàm da ở mặt và nhiều vị trí khác.

       Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố thay đổi làm tăng độ nhạy của da tạo môi trường thuận lợi để các dị nguyên tấn công dẫn đến chàm da trên mặt.

       Rối loạn miễn dịch: Hệ miễn dịch suy giảm chức năng, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến bùng phát mạnh mẽ các bệnh lý da liễu bao gồm cả chàm da vùng mặt.

       Căng thẳng: Stress kéo dài, căng thẳng hoặc rối loạn lo âu cũng được xem là yếu tố dẫn đến chàm da.

       Một số yếu tố khác: Các vật dụng như chăn, ga, gối, mền, khẩu trang, khăn, mũ,… thường xuyên tiếp xúc với da mặt nhưng không được vệ sinh sạch sẽ hoặc gây bí bách, thời tiết thay đổi, người có cơ địa tiết nhiều mồ hôi,…

A person wiping their face with a white towel

Description automatically generated

Da mặt bị chàm có thể do mỹ phẩm không phù hợp

2. Cách chữa chàm da mặt tại nhà

Để khắc phục chàm da mặt an toàn và hiệu quả, tốt nhất là khi thấy xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế thăm khám, kiểm tra tình trạng. Với những trường hợp chàm nhẹ, bạn có thể làm dịu da, giảm ngứa và hạn chế tình trạng tổn thương lan rộng bằng cách chăm sóc da mặt đúng cách và tận dụng một số thảo dược thiên nhiên lành tính. 

Sử dụng thảo dược tự nhiên để chữa chàm da mặt

Một số nguyên liệu tự nhiên mà bạn có thể sử dụng để cải thiện các triệu chứng của chàm da mặt là:

       Nha đam và dầu ô liu: Có tác dụng làm giảm các kích ứng trên da, giảm ngứa, chống viêm đồng thời cấp ẩm, cải thiện tình trạng da khô ráp, nứt nẻ. Ngoài ra, việc đắp mặt nạ nha đam và dầu ô liu còn giúp ngăn ngừa tình trạng da thâm sạm sau tổn thương.

       Dâu tây và sữa chua: Có tác dụng giúp loại bỏ tế bào chết và sự tăng tiết của sắc tố melanin trên da nhờ đó làm mềm và giảm tình trạng thâm sạm, ngứa ngáy do chàm gây ra. Ngoài ra, thành phần Vitamin C trong dâu tây sẽ giúp da trở nên đều màu, hạn chế tình trạng khô, nứt nẻ. 

       Mật ong: Có tác dụng chống viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo và lành vết thương. Vì vậy, bạn có thể bôi trực tiếp mật ong nguyên chất lên vùng da bị chàm để hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả hơn. 

A person smiling with honey

Description automatically generated

Dùng mật ong để cải thiện tình trạng da tổn thương do chàm ở mặt

Chăm sóc da đúng cách

Da bị chàm sẽ trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương và nhiễm trùng. Vì vậy, để việc điều trị đạt hiệu quả đồng thời ngăn ngừa tình trạng lan rộng, bạn cần phải chú ý đến cách chăm sóc da. Cụ thể như sau:

       Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ cân bằng pH, phù hợp với tình trạng da và không chứa các thành phần gây kích ứng.

       Rửa mặt với nước ấm.

       Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày để bảo đảm tia UV không tác động đến vết chàm.

       Hạn chế việc trang điểm để che đi vết chàm da mặt mà tốt nhất ưu tiên dưỡng da từ bên trong.

       Dưỡng ẩm cho da ngày 2 lần để cải thiện tình trạng da bị khô, nứt nẻ, sừng hóa.

       Không cào gãi, chà xát, thay vào đó có thể chườm lạnh để giảm tình trạng ngứa.

       Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất từ rau xanh, củ, quả, trái cây tươi để hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch và sức khỏe của da.

       Thay đổi chế độ sinh hoạt, giảm áp lực stress để cân bằng lại nội tiết của cơ thể. 

Tuy nhiên, những biện pháp trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chàm da mặt. Do đó, bạn vẫn phải tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và đưa ra phương án điều trị thích hợp hơn nhằm nhanh chóng cải thiện tình trạng.

A person washing her face with water

Description automatically generated

Rửa mặt thường xuyên với nước ấm khi da bị chàm

Hiện nay, Chuyên khoa Da liễu - Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ uy tín mà bạn có thể lựa chọn để khám và chữa bệnh chàm da mặt. Để đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa của MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài của bệnh viện - 1900 565656 sẽ được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

 

Từ khoá: chàm da mặt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ