Tin tức

Chỉ số PARA là gì? Tìm hiểu ý nghĩa trong lĩnh vực sản khoa

Ngày 01/07/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trong lĩnh vực sản khoa, chỉ số PARA là một thuật ngữ chuyên môn quen thuộc với bác sĩ nhưng lại khá xa lạ với nhiều thai phụ. Vậy cụ thể PARA là gì, cách đọc như thế nào và ý nghĩa của từng chữ cái ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Chỉ số PARA là gì?

Chỉ số PARA là một thuật ngữ chuyên môn được sử dụng phổ biến trong sản khoa, nhằm mô tả tiền sử sinh sản của một người phụ nữ. PARA phản ánh tổng số lần mang thai, số lần sinh, số lần sảy thai và số con còn sống.

Cấu trúc của chỉ số PARA gồm:

  • P: Số lần mang thai, bao gồm cả trường hợp thai còn sống hoặc đã chết;
  • A: Thể hiện số lần mẹ bầu sinh con thiếu tháng, tính từ tuần thứ 22 đến tuần thứ 37, bao gồm cả trường hợp thai còn sống hoặc đã chết;
  • R: Thể hiện số lần mẹ bầu gặp tình trạng sảy thai, thai lưu hoặc phá thai, thai ngoài tử cung;
  • A: Thể hiện số con hiện tại còn sống của mẹ bầu. 

Chỉ số PARA là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực Sản khoa

Chỉ số PARA là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực Sản khoa 

Ví dụ cách đọc chỉ số PARA:

  • PARA: 3102 - nghĩa là, mẹ bầu đã mang thai tất cả 3 lần, có 1 con sinh sớm, chưa có lần nào sảy thai/ phá thai và hiện có 2 con đang sống;
  • PARA: 1001 - nghĩa là, mẹ bầu đã mang thai 1 lần, không có con nào sinh sớm, không có sảy, nạo phá thai và hiện có 1 con sống.

2. Tại sao chỉ số PARA quan trọng?

Chỉ số PARA không chỉ là một chuỗi số mang tính thống kê, mà là công cụ lâm sàng quan trọng giúp bác sĩ sản khoa đánh giá toàn diện tiền sử sinh sản của người phụ nữ, từ đó đưa ra các quyết định chăm sóc và điều trị phù hợp trong từng thai kỳ. Đây là thông tin bắt buộc trong hồ sơ khám thai, hồ sơ nhập viện sinh hoặc khi thăm khám liên quan đến hiếm muộn, sảy thai tái phát…

Dưới đây là những lý do vì sao chỉ số PARA đặc biệt quan trọng:

Đánh giá nguy cơ thai kỳ

  • Phụ nữ có tiền sử sảy thai liên tiếp (R), sinh non (A) sẽ được bác sĩ xếp vào nhóm thai kỳ nguy cơ cao;
  • Việc biết rõ số lần mang thai (P) giúp xác định khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn, hoặc các yếu tố nguy cơ như đa thai, thai ngoài tử cung.

Hướng dẫn theo dõi và quản lý thai kỳ

  • Người có tiền sử sảy thai nhiều lần có thể cần làm thêm xét nghiệm chuyên sâu để tìm nguyên nhân hoặc theo dõi chặt chẽ trong tam cá nguyệt đầu;
  • Phụ nữ mang thai nhiều lần, đặc biệt sinh mổ từ 2 lần trở lên cần được theo dõi thai chặt chẽ cũng như tư vấn biện pháp kế hoạch hoá để tránh mang thai những lần sau.

Chỉ số PARA được ứng dụng trong theo dõi và quản lý thai kỳ

Chỉ số PARA được ứng dụng trong theo dõi và quản lý thai kỳ 

Dự đoán khả năng chuyển dạ và lựa chọn phương pháp sinh

  • Phụ nữ chưa từng sinh con (P = 0) thường có chuyển dạ kéo dài hơn người đã sinh thường trước đó;
  • Chỉ số PARA hỗ trợ bác sĩ lên kế hoạch theo dõi chặt chẽ trong giai đoạn cuối thai kỳ, hoặc quyết định mổ lấy thai chủ động nếu có nguy cơ cao.

Phản ánh tình trạng con sống (L – Living)

Việc ghi nhận số con còn sống giúp phát hiện sớm các nguy cơ liên quan đến thai chết lưu, sinh khó hoặc các rối loạn di truyền ở thai nhi.

Tóm lại, chỉ số PARA là dữ liệu y khoa nền tảng để cá nhân hóa quá trình chăm sóc sản khoa. Nó giúp bác sĩ nắm được "bức tranh toàn cảnh" về sức khỏe sinh sản của người mẹ, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời và an toàn trong thai kỳ hiện tại.

3. Các câu hỏi phổ biến về chỉ số PARA

Dù là một chỉ số quan trọng trong sản khoa, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chỉ số PARA và cách áp dụng nó trong theo dõi thai kỳ. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp xoay quanh chỉ số này, giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc phổ biến và hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như vai trò của PARA trong thực hành lâm sàng.

Thai ngoài tử cung hoặc thai lưu có tính vào chỉ số PARA không?

Câu trả lời là có. Thai ngoài tử cung, thai lưu đều được tính vào P (số lần mang thai) và R (số lần sảy sảy thai, thai lưu, thai ngoài tử cung).

Chỉ số PARA có dùng để xác định tuổi thai không?

Như đã đề cập ở trên, chỉ số PARA là một hệ thống ký hiệu dùng để mô tả tiền sử sinh sản của người phụ nữ bao gồm tổng số lần mang thai, số lần sinh đủ tháng, số lần sảy/phá thai và số con còn sống. Do đó, chỉ số này không dùng để xác định tuổi thai của thai kỳ hiện tại. 

PARA có ảnh hưởng đến việc chọn phương pháp sinh không?

Chỉ số PARA phản ánh tiền sử sinh sản của người phụ nữ. PARA không ảnh hưởng đến việc chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ.

Chỉ số PARA phản ánh tiền sử sinh sản của người phụ nữ

Chỉ số PARA phản ánh tiền sử sinh sản của người phụ nữ  

Có cần nhớ chính xác chỉ số PARA của mình không?

Việc nhớ đúng số lần mang thai, sinh nở, sảy thai và số con còn sống giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng sản khoa của bạn. Do đó, hãy cố gắng cung cấp thông tin một cách chính xác tới đội ngũ y bác sĩ khi được yêu cầu.

Tóm lại, hiểu đúng về chỉ số PARA sẽ giúp bác sĩ chủ động hơn trong việc theo dõi sức khỏe sinh sản, đặc biệt trong thai kỳ. Đây là thông tin quan trọng để bác sĩ đánh giá nguy cơ, đưa ra phương pháp theo dõi thai kỳ phù hợp, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Nếu bạn còn băn khoăn về chỉ số PARA hay cần tư vấn các vấn đề sức khỏe sinh sản, chị em có thể liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực Sản phụ khoa hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời. 

Từ khoá: thai lưu

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ