Tin tức

Chỉ số PLT có ý nghĩa gì, khi nào cần làm xét nghiệm PLT?

Ngày 04/10/2022
Chỉ số PLT là một chỉ số quan trọng của tiểu cầu. Trong Y học hiện đại, xét nghiệm PLT là một phương pháp quan trọng hỗ trợ trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh, nhất là các bệnh hiểm nghèo như ung thư.

1. Chỉ số PLT là gì?

Trước hết cần phải hiểu tiểu cầu là gì. Tiểu cầu là một loại tế bào máu có bản chất là protein. Tế bào này hình thành từ tủy xương, được chuyển vào máu vào đi khắp cơ thể. Chức năng chính của tiểu cầu là cầm máu thông qua quá trình đông máu. Do vậy, tiểu cẩu có vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể.

PLT (Platelet Count) là một chỉ số có được trong xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu trong một đơn vị máu. Chỉ số PLT sẽ cho biết tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sau khi xét nghiệm. Chỉ số này tăng cao hoặc giảm thấp đều phản ánh nguy cơ bệnh lý nhất định.

Bệnh phẩm xét nghiệm là mẫu máu

Bệnh phẩm xét nghiệm là mẫu máu

2. Ai nên xét nghiệm và thực khi nào?

Xét nghiệm chỉ số PLT là một xét nghiệm phải chỉ định bắt buộc cho một số trường hợp nhằm xác định quá trình đông máu hay một vài bệnh lý có thể xuất hiện trong cơ thể người bệnh. Hay nói cách khác, xét nghiệm PLT dùng để phát hiện các rối loạn đông máu trong cơ thể:

Những đối tượng cần xét nghiệm PLT

Xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu được dùng trong khám, chẩn đoán bệnh và dùng trong việc đánh giá quá trình điều trị bệnh. Xét nghiệm này được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Người có dấu bị chảy máu bất thường mà không rõ nguyên nhân.

  • Trên người thường xuyên có những vết bầm tím trên cơ thể mà không biết nguyên nhân từ đâu.

  • Các vết thương nhỏ chảy máu không ngừng và rất khó cầm được máu.

  • Người bị xuất hiện dạ dày hoặc xuất huyết mạn tính.

  • Người mắc các bệnh như: u tủy xương, lupus, ung thư máu,… cần xét nghiệm PLT để đánh giá quá trình điều trị bệnh.

  • Các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết cần theo dõi tiểu cầu hàng ngày.

Cơ thể xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân có thể là biểu hiện giảm tiểu cầu

Cơ thể xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân có thể là biểu hiện giảm tiểu cầu

Quy trình thực hiện xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu PLT

Quy trình xét nghiệm PLT đếm số lượng tiểu cầu được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân được bác sĩ thăm khám sơ bộ, điều tra lịch sử sức khỏe và bệnh lý, sơ đoán ban đầu và chỉ định làm xét nghiệm PLT.

  • Bước 2: Bệnh nhân đến phòng xét nghiệm sinh hóa để lấy một số lượng máu nhất định ở tĩnh mạch cánh tay đưa vào ống nghiệm chuyển đến bộ phận xét nghiệm.

  • Bước 3: Tiến hành xét nghiệm bằng máy phân tích xét nghiệm chuyên dụng.

  • Bước 4: Bác sĩ đọc và trả kết quả cho bệnh nhân, đưa ra tư vấn hợp lý với những trường hợp phát hiện bệnh lý bất thường.

3. Mục đích và ý nghĩa của xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu

Chỉ số PLT có ý nghĩa rất lớn trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh về đông máu. Thông quá chỉ số có được sau khi xét nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác về bệnh lý:

Chỉ số PLT bình thường

Với một người trưởng thành có sức khỏe bình thường, số lượng tiểu cầu trong máu ở mức từ 150.000 - 400.000 tiểu cầu/μl máu (1 μl = 1 mm3). Số lượng trung bình của tiểu cầu trong máu là 200.000 tiểu cầu/μl máu. Có nghĩa là, trong điều kiện bình thường, sẽ có khoảng 150 - 400 tỷ tế bào tiểu cầu trong 1 lít máu.

Số lượng tiểu cầu sẽ có sự thay đổi nhất định trong những trường hợp khác nhau. Số lượng này đôi khi còn phụ thuộc và tâm lý, giới tính, độ tuổi, chủng tộc,.. Do vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến sự bất thường trong máu nên thực hiện xét nghiệm PLT để đánh giá tình hình sức khỏe tổng quát của cơ thể.

Chỉ số PLT đánh giá sức khỏe của người bệnh

Chỉ số PLT đánh giá sức khỏe của người bệnh

Nếu chỉ số PLT thấp

Nếu chỉ số PLT thấp dưới 150 G/L thì có nghĩa là bệnh nhân đang mắc phải một số rối loạn về đông máu. Người có chỉ số PLT thấp thường có nguy cơ mất máu cao hơn người bình thường. Thậm chí là chảy máu tự phát, máu khó đông và có thể tử vong do mất máu nếu bị thương nặng. Nguyên nhân chỉ số PLT thấp thường là do tủy xương có vấn đề, phì đại lách, miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh,…

Nếu chỉ số PLT cao

Khi chỉ số PLT cao hơn mức 450 G/L thì có nghĩa là các tiểu cầu đang có hiện tượng kết dính với nhau hình thành các cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu. Trường hợp này dễ dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân chỉ số PLT cao là do người bệnh bị xơ hóa tủy sống, lá lách bị cắt bỏ sau phẫu thuật, rối loạn tăng sinh tủy xương...

Chỉ số PLT giúp chẩn đoán tình trạng bệnh lý của người bệnh liên quan đến đông máu

Chỉ số PLT giúp chẩn đoán tình trạng bệnh lý của người bệnh liên quan đến đông máu

4. Những điều cần đặc biệt lưu ý đến chỉ số tiểu cầu giảm

Đa phần các xét nghiệm PLT đều có chỉ số tiểu cầu giảm là chủ yếu. Đây là biểu hiện rõ ràng có thể chẩn đoán người bệnh mắc các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến rối loạn đông máu. Những bệnh nhân này thường có dấu hiệu chung là: vết thương khó cầm máu, xuất hiện các vết bầm tím lớn trên cơ thể không rõ nguyên nhân, thường xuyên mệt mỏi,… Do vậy, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm cần thiết để có chẩn đoán chính xác.

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này không chỉ giúp đếm số lượng tiểu cầu mà còn giúp phát hiện được các loại protein kháng tiểu cầu có trong máu.

  • Xét nghiệm đông máu: Mẫu máu dược đựng trong ống hóa chất cần thiết nhằm làm xét nghiệm prothrombin và thromboplastin từng phần.

  • Siêu âm lá lách: Siêu âm nhằm kiểm tra những biến đổi hoặc bất thường về kích thước lá lách. Khi chỉ số PLT giảm thì nguyên nhân chủ yếu là do phì đại lá lách.

  • Chọc tủy và sinh thiết tủy xương: Áp dụng trong những trường hợp PLT giảm có nguy cơ là do xuất phát từ bệnh lý tủy xương. Sinh thiết tủy xương còn có thể phát hiện sớm về ung thư máu.

Có thể thấy, xét nghiệm chỉ số PLT là một xét nghiệm rất quan trọng giúp đánh giá tình trạng sức khỏe liên quan đến các chứng rối loạn đông máu. Trong nhiều trường hợp, chỉ số còn có ý nghĩa trong việc hỗ trợ chẩn đoán sớm về ung thư máu. Bởi vậy, việc xét nghiệm PLT khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trong cơ thể là điều vô cùng cần thiết.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chuyên thực hiện các dịch vụ xét nghiệm Y khoa với độ chính xác cao, chi phí hợp lý, trong đó có xét nghiệm PLT. Bên cạnh đó, với việc Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện được cấp 2 chứng chỉ quan trọng về năng lực phòng xét nghiệm là ISO 15189:2012 và CAP, qua đó có thể đáp ứng đến hơn 2000 danh mục xét nghiệm khác nhau, đáp ứng nhu cầu kiểm tra, điều trị sức khỏe của mọi khách hàng.

Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn của MEDLATEC

Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn của MEDLATEC

Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm PLT hoặc thăm khám, xét nghiệm các chỉ số khác có thể đặt lịch trước với bệnh viện để quá trình khám tiện lợi và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu tận nơi nhiều tiện ích, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, trong khi chi phí chỉ mất thêm 10.000 đồng so với việc thực hiện tại bệnh viện.

Để đặt lịch xét nghiệm tại Bệnh viện hoặc lấy mẫu tận nơi, quý khách xin liên hệ tổng đài hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ